Giáo án Lịch sử & Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn ở châu Á.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khai thác số liệu.

- Biết cách sử dụng bản đồ đổ xác định sự phân bố dân cư, các đô thị lớn ở châu Á.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực Địa lí

+ Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí kinh tế - xã hội.

+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh,.)

+Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống.

 

docx 9 trang Đức Bình 23/12/2023 2740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á

Giáo án Lịch sử & Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
TÊN BÀI DẠY - BÀI 6: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU Á
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 2 Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn ở châu Á.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khai thác số liệu.
- Biết cách sử dụng bản đồ đổ xác định sự phân bố dân cư, các đô thị lớn ở châu Á.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực Địa lí
+ Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí kinh tế - xã hội.
+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh,..)
+Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Có những hiểu biết trung thực, khách quan về đặc điểm dân cư, tôn giáo, sự phần bố dân cư, các đô thị lớn ở châu Á và ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sản xuất và đời sống.
-Yêu khoa học, biết khám phá, tìm hiểu các vấn để xã hội.
- Có tinh thần chung sống hoà bình, hợp tác và sẻ chia, tôn trọng nét khác biệt trong văn hoá, xã hội giữa các khu vực của châu Á.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
-Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị lớn ở cháu Á, năm 2020.
-Các bảng số liệu, video, hình ảnh về dân cư của các đô thị lớn ở châu Á.
-Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b. Nội dung
- Trò chơi VÒNG QUAY MAY MẮN
c. Sản phẩm 
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Trò chơi VÒNG QUAY MAY MẮN
Bộ câu hỏi
Câu hỏi
Đáp án
1.Dãy núi này là ranh giới giữa Châu Á và châu Âu?
Dãy U-ran
 2. Khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất?
Nam Á
3. Da vàng, tóc đen và dài,mắt đen,mũi thấp là những đặc điểm cơ bản của người thuộc chủng tộc nào?
Môn-gô-lô-it
4. Quốc gia nào có dân số đông nhất thế giới?
Trung Quốc
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức và kết nối vào bài mới.
 Châu Á là nơi có con người cư tru từ rất sớm, cũng là nơi có nhũng nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ trong lịch sử. Với quá trình phát triển lầu đời, dân cư, xã hội châu Á ngày nay có những đặc điểm như thế nào?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
2.1. Tìm hiểu đặc điểm dân cư châu Á
a. Mục tiêu
-Trình bày được đặc điểm dân cư ở châu Á.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích, khai thác số liệu.
b. Nội dung
- Dựa vào thông tin và bảng 1 trong mục 1, hãy trình bày đặc điểm dân cư châu Á.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
*Nhiệm vụ 1: -Cặp đôi: Quan sát bảng 1, cho biết số dân và tỉ lệ số dân của châu Á so với thế giới năm 2020?
Bảng 1. Số dân, mật độ dân só của châu á và thế giới năm 2020
Châu lục
Số dân
(triệu người)
Mật độ dân số
(người/km2)
Châu Á
4 64.1
150
Thế giới
794.8
60
-Quan sát bảng 1, Nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á so với thế giới và các châu lục khác? 
Bảng 1. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các châu lục qua các năm
*Nhiệm vụ 2 – Thảo luận cặp đôi
- Dựa vào BSL, nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Châu Á giai đoạn 2005-2020?
 Năm
Nhóm tuổi
2005
2010
2015
2020
Từ 0 đến 14 tuổi
27,6
25,9
24,6
23,5
Từ 15 đến 64 tuổi
66,1
67,4
67,9
67,6
Từ 65 tuổi trở lên
6,3
6,7
7,5
8,9
Từ 0 đến 14 tuổi
27,6
25,9
24,6
23,5
- Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ ở Châu Á sẽ có những thuận lợi khó khăn như thế nào cho phát triển kinh tế, xã hội Châu Á?
*Nhiệm vụ 3: - Dựa vào lược đồ và thông tin SGK, trả lời các câu hỏi sau
-Dân cư châu Á thuộc chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở khu vực nào?
- Việt Nam thuộc chủng tộc nào?
-HS trả lời, xác định trên lược đồ
2.2. Tìm hiểu sự phân bố dân cư và các thành phố lớn ở châu Á (2b,c)
a. Mục tiêu
-Trình bày được sự phân bố dân cư và các đô thị lớn ở châu Á.
- Biết cách sử dụng bản đổ để xác định sự phân bố dân cư, các thành phổ lớn ở châu Á.
-Rèn luyện kĩ năng phần tích, khai thác số liệu.
b. Nội dung
- Dựa vào thông tin và hình 6.1 trong mục b, cho biết các khu vực đông dân và các khu vực thưa dân ở châu Á
- Dựa vào hình 6.1 hãy:	
+ Xác định 10 đô thị đông dân nhất ở châu Á (không tính Liên bang Nga).
+ Các đô thị lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào? Vì sao? 
c. Sản Phẩm
- Các khu vực đông dân ở châu Á: Đông Á, Nam Á và một phần khu vực Đông Nam Á. 
-Các khu vực thưa dân ở châu Á: Bắc Á, khu vực núi cao ở trung tâm châu Á, khu vực bán đảo A-ráp.
-HS dựa vào hình 6.1, xác định được trên bản đồ vị trí cúa các đô thị từ 20 triệu người trở lên ở châu Á.
-Các nước ở châu Á có nhiểu đô thị trên 10 triệu dần: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Pa-ki-xtan.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
*Nhiệm vụ 1:
 Dựa vào hình 6.1và thông tin SGK, em hãy cho biết:
- Các khu vực đông dân và các khu vực thưa dân ở châu Á? 
- Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở châu Á?
*Nhiệm vụ 2:
Dựa vào hình 6.1và thông tin SGK, em hãy cho biết:
+ Xác định 10 đô thị đông dân nhất ở châu Á (không tính Liên bang Nga).
+ Các đô thị lớn ở châu Á phân bố chủ yếu ở khu vực nào? Giải thích nguyên nhân?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi và trả lời câu hỏi
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
*GV mở rộng: Siêu đô chị ở châu Á: Theo một báo cáo mới của Liên hợp quốc, hầu hết các thành phố lớn nhất thế giới sẽ ở châu Phi và châu Á vào năm 2030. Trong số 34 siêu đô thị trên hành tinh (năm 2020), 27 trong số đò là ở các nước đang phát triển. Số lượng lớn nhất tập trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có 21 trong số 34 siêu đô thị. Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu, với lẩn lượt 6 và 5 siêu đô thị. Làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị rất mạnh ở châu Á sẽ làm nảy sinh ra những vấn đề lớn như nhà ở, nạn tắc đường, ô nhiễm môi trường hay tình trạng tội phạm,... 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thân học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
*Chuẩn kiến thức:
2. Sự phân bố dân cư, các đô thị lớn.
- Dân cư châu Á phân bố không đều
+ Các khu vực đông dân ở châu Á: Đông Á, Nam Á và một phần khu vực Đông Nam Á. 
+Các khu vực thưa dân ở châu Á: Bắc Á, khu vực núi cao ở trung tâm châu Á, khu vực bán đảo A-ráp.
- Các đô thị lớn của châu Á thường tập trung ở khu vực ven biển do có điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất, trao đổi, buôn bán với các nước.
2.1. Tìm hiểu đặc điểm tôn giáo châu Á
a. Mục tiêu
-Trình bày được đặc điểm tôn giáo ở châu Á.
b. Nội dung
- Dựa vào thông tin trong mục d , hãy trình bày đặc điểm tôn giáo châu Á.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Dựa vào lược đồ và thông tin SGK, hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Điền tên và nơi ra đời các tôn giáo ở châu Á vào chỗ trống
Thời gian ra đời: thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ I TCN
Nguồn gốc:.
Thờ thần Bra-ma, Si-va, thần Vệ Nữ
Nơi thờ cúng: thánh địa, đền thờ
Thời gian ra đời: thế kỉ Vi TCN
Nguồn gốc:.
Thờ Phật Thích ca
Nơi thờ cúng: chùa
Thời gian ra đời: Thế kỉ IV TCN
Nguồn gốc:..
Thờ Chúa Giê-su
Nơi thờ cúng: nhà thờ
Thời gian ra đời: Thế kỉ VII sau CN
Nguồn gốc:..
Thờ thánh A-la
Nơi thờ cúng: nhà thờ, thánh địa
Tôn giáo ở Việt Nam
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân/nhóm. 
- Các nhóm thảo luận, thống nhất nội dung báo cáo.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh.
- Chuẩn kiến thức:
2. Tôn giáo ở châu Á
- Nơi ra đời của 4 tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, phật giáo,Ki tô giáo, hồi giáo.
- Tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, kiến trúc, du lịch và lễ hội của các quốc gia châu Á.
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức để chơi trò chơi.
b. Nội dung
- Hệ thống câu hỏi ôn tập trắc nghiệm. Bộ ảnh 5 thành phố trực thuộc Trung ương
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh:
Đoán tên thành phố lớn của Việt Nam qua ảnh.
1. Hà Nội: Hồ Gươm
2. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà thờ Đức Bà
3. Đà Nẵng: Cây cầu có tượng bàn tay
4. Hải Phòng: Hoa phượng đỏ
5. Huế: Cầu Trường Tiền
6. Hội An: chùa Cầu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc 
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch.
c. Sản Phẩm
- Bài hùng biện của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu cho bạn bè về những điểm nổi bật của thành phố thuộc tỉnh (thành phố) em đang sinh sống.
Gợi ý: 
+ 1 bài báo/ đoạn văn ngắn ; Infographic; Video ngắn.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đế cần tham khảo.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà, báo cáo kết quả làm việc vào tuần học tiếp theo.
Bước 4. Kết luận, nhận định
V. RÚT KINH NGHIỆM
TƯ LIỆU:
1/https://vov.vn/du-lich/top-20-thanh-pho-dong-dan-nhat-the-gioi-689630.vov
2/
3/
4/Link dân số châu Á: https://danso.org/chau-a/
5/Link bài báo về các tôn giáo: https://www.gotquestions.org/Viet/cac-ton-giao-tren-the-gioi.html
6/Clip tôn giáo: https://www.youtube.com/watch?v=eXn4DWLpORA

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai.docx