Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII - Bài 1, 2

CHƯƠNG I.

CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII

Tiết 1-2 Bài 1. Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập

của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Năng lực: – Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cách mạng tư sản Anh, cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

- Trình bày được tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh, cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

– Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra cuộc cách mạng tư sản Anh, cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

- Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Anh, cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

2. Phẩm chất:

- Nhận thức về vai trò của quần chúng trong các cuộc cách mạng, bản chất của CNTB, tinh thần đấu tranh vì sự tự do, bác ái

 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Hình ảnh 2 nhân vật Ô. Crôm-oen và G. Oa-sinh-tơn.

- Lược đồ nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

- Sơ đồ diễn biến chính của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

 

doc 18 trang Đức Bình 25/12/2023 4040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII - Bài 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII - Bài 1, 2

Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII - Bài 1, 2
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG THCS
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8
NĂM HỌC 2023-2024
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
CHƯƠNG I. 
CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII
Tiết 1-2 Bài 1. Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập
của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực: – Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cách mạng tư sản Anh, cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ 
- Trình bày được tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh, cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ 
– Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra cuộc cách mạng tư sản Anh, cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ 
- Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Anh, cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ 
2. Phẩm chất:
- Nhận thức về vai trò của quần chúng trong các cuộc cách mạng, bản chất của CNTB, tinh thần đấu tranh vì sự tự do, bác ái
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình ảnh 2 nhân vật Ô. Crôm-oen và G. Oa-sinh-tơn.
- Lược đồ nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
- Sơ đồ diễn biến chính của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về các cuộc cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Tổ chức thực hiện: 
GV chiếu hình ảnh về Ô. Crôm-oen và G. Oa-sinh-tơn và hỏi: Các em biết gì về 2 nhân vật này?
Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: Cuối thời trung đại, trong xã hội Tây Âu có những chuyển biến về kinh tế xã hội, nền sản xuất TBCN hình thành và phát triển trong lòng chế độ phong kiến đang suy tàn. Giai cấp tư sản xuất hiện và ngày càng mâu thuẫn với quý tộc phong kiến, sự phát triển của các mâu thuẫn đó làm bùng nổ các cuộc CMTS, trong đó cách mạng tư sản Anh(dưới sự lãnh đạo của Crôm-oen) và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ(dưới sự lãnh đạo của G. Oa-sinh-tơn) là những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. Vậy nguyên nhân, Kết quả, tính chất, đặc điểm chính của các cuộc CM tư sản này ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trên.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Tìm hiểu về cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
b. Tổ chức thực hiện
1. Cách mạng tư sản Anh
a. Nguyên nhân:
* Mục tiêu: Trình bày được những nét chung về nguyên nhân của cách mạng tư sản Anh 
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv chia nhóm
Nhóm 1: Trình bày nét nổi bật về kinh tế nước Anh trước cách mạng.
Nhóm 2: Trình bày nét nổi bật về xã hội nước Anh trước cách mạng.
Nhóm 3: Yêu cầu của nước Anh lúc bấy giờ là gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
Sản phẩm:
Về kinh tế:
+ Nhiều quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng đất thành đồng cỏ để chăn nuôi cừu,... từ đó, hình thành nên tầng lớp quý tộc mới.
+ Nông dân bị mất ruộng đất, cuộc sống vô cùng khổ cực.
Về xã hội:
+ Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn, như: mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, quý tộc; mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế,
+ Xã hội Anh dần có sự phân chia thành hai phe đối lập: một bên là vua và các thế lực phong kiến; một bên là giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân và bình dân thành thị.
=> Như vậy, những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
b. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh. 
* Mục tiêu: Trình bày được kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh. 
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv chia nhóm
Nhóm 1: Trình bày kết quả của cách mạng tư sản Anh. 
Nhóm 2: Trình bày ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh. 
Nhóm 3: Trình bày tính chất của cách mạng tư sản Anh.
Nhóm 4: Trình bày đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh. 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
Sản phẩm:
- Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.
+ Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh.
- Ý nghĩa: mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.
- Tính chất:
+ Cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để, do: không xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến (vẫn duy trì ngôi vua và thế lực của quý tộc mới,); chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới.
+ Hình thức: nội chiến
+ Thể chế chính trị sau cách mạng: quân chủ lập hiến
2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
a. Nguyên nhân:
* Mục tiêu: Trình bày được những nét chung về nguyên nhân chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc phần 1 thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ:
 Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
Sản phẩm:
- Nguyên nhân sâu xa: thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng. => Các tầng lớp nhân dân thuộc địa (bao gồm tư sản, chủ nô, công nhân, nô lệ) đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh, đòi giải phóng, tự do phát triển kinh tế và văn hoá.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Tháng 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. Chính phủ Anh lập tức ra lệnh phong tỏa cảng Bô-xtơn và ban hành thêm các đạo luật ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
+ Đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đã họp, đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không được vua Anh chấp thuận.
=> Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh với 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
b. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
* Mục tiêu: Trình bày được kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv chia nhóm
Nhóm 1: Trình bày kết quả của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Nhóm 2: Trình bày ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Nhóm 3: Trình bày tính chất của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Nhóm 4: Trình bày đặc điểm chính của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
Sản phẩm:
- Kết quả:
+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.
+ Đưa đến sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ.
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.
+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
- Tính chất:
+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: không thủ tiêu được chế độ nô lệ; thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.
Đặc điểm: Do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ Cộng hòa tổng thống.
C. Hoạt động luyện tập và vận dụng
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
b. Nội dung: 
1. Lập bảng hệ thống về nguyên nhân, giai cấp lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa, tính chất của Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
2. Tìm hiểu thêm và cho biết câu nào trong bản tuyên ngôn độc lập của hợp chủng quốc Mỹ được chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn cho bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/ 1945).
3. Tìm hiểu thông tin từ sách báo internet và cho biết một mặt sau của đồng 2 đô la Mỹ in hình ảnh của sự kiện nào trong chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mỹ ý nghĩa của điều này là gì?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Bảng hệ thống:
2. Tìm hiểu thêm và cho biết: Câu nào trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Mỹ được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn cho bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2 - 9 - 1945)?
Trả lời:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn đoạn văn sau trong bản Tuyên ngôn Độc Lập của Hợp chúng quốc Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
3. Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet và cho biết: Mặt sau của đồng 2 đô-la Mỹ (USD) in hình ảnh của sự kiện nào trong Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? Ý nghĩa của điều này là gì?
Tr ... uối thế kỉ XVIII?
6. Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 trình bày những nét chính về cách mạng tư sản Pháp?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
- HS khác nhận xét, đánh giá kết quả của bạn. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
Sản phẩm:
1. Trình bày tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở nước Pháp trước cách mạng?
- Về kinh tế:
+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.
+ Nền công, thương nghiệp của Pháp có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng bị kìm hãm nặng nề bởi những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội.
- Về chính trị:
+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.
+ Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI và sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.
- Về xã hội: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đảng cấp thứ ba. Trong đó:
+ Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội và giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.
+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chịu nhiều áp bức, bóc lột.
- Về tư tưởng: Thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII), các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng bùng nổ.
2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nước Pháp có điểm gì giống và khác nước Anh trước cách mạng?
+ Giống: đều tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế, xảy ra mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế TBCN với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, mâu thuẫn gay gắt giữa các tầng lớp trong xã hội.
+ Khác: trước cách mạng Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, còn Anh là nước có nền công nghiệp khá phát triển. Ở Pháp xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
3. Quan sát hình 2.1, bức tranh cho em biết điều gì về tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng?
- HS: hình ảnh người nông dân già, ốm yếu phải cõng trên lưng 2 người đàn ông to béo tượng trưng cho 2 đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc nên lưng của họ phải còng xuống. Từ đó có thể hiểu nông dân phải nộp đủ loại tô thuế cho Tăng lữ và Quý tộc. Tay người nông dân cầm chiếc quốc mòn vẹt là biểu hiện cho công cụ canh tác thô sơ, lạc hậu của người nông dân nên năng xuất lao động thấp, cũng như nền kinh tế nông nghiệp Pháp. Dưới chân người nông dân là những con chim, chuột phá hoại mùa màng. Nên đời sống của người nông dân vô cùng cực khổ
4. Hãy nêu nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
- Nguyên nhân sâu xa: do mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế TBCN với những cản trở, kìm hãm của chế độ phong kiến; mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 đứng đầu là giai cấp tư sản, được sự ủng hộ của nông dân, bình dân thành thị với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc.
- Nguyên nhân trực tiếp: do nhà nước vay của tư sản không thể trả được nên nhà vua tăng thuế, đời sống của nhân dân càng cơ cực thôi thúc học nổi dậy đấu tranh chống chế độ phong kiến
5. Xác định trên lược đồ thế giới địa điểm diễn ra cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
- HS: chỉ trên lược đồ
- HS khác nhận xét
6. Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 trình bày những nét chính về cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
- HS: đọc sơ đồ tiến trình cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- GV mở rộng: ngày 14/7 mở đầu cách mạng tư sản Pháp được chọn là ngày Quốc khánh của nước Pháp. Quốc kỳ của nước Pháp xuất hiện lần đầu tiên trong Cuộc cách mạng nước Pháp năm 1789 ở cuộc bạo động phá ngục Bastille (nơi thể hiện sức mạnh quyền lực của chế độ phong kiến, nơi giam giữ nhiều người thuộc đẳng cấp thứ 3) tại thủ đô Paris. Vào thời điểm này, quân lính đã dùng trang phục quân đội với chiếc mũ 3 màu lam – trắng – đỏ vô cùng nổi bật, lá cờ được thiết kế từ 3 màu chủ đạo này. Lá cờ với 3 màu: màu xanh là ý nghĩa của hòa bình, tự do và niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, màu trắng là biểu thị cho sự trong sáng, công lý và công bằng, màu đỏ là máu của những người dân đã anh dũng đứng lên dành lấy độc lập, tự do và bình đẳng cho đất nước. (Có ý nghĩa là Tự do- bình đẳng-bác ái).
 Quốc kỳ của nước Pháp
Hoạt động 2
2.Kết quả, ý nghĩa và tính chất của Cách mạng tư sản Pháp. Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Pháp.
* Mục tiêu: HS trình bày được kết quả, ý nghĩa và tính chất của Cách mạng tư sản Pháp. Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Pháp.
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1. chuyển giao nhiệm vụ
- HS tìm hiểu phần 2 SGK làm việc theo 4 nhóm và trả lời các câu hỏi sau
1. Hãy nêu kết quả của cách mạng tư sản Pháp?
2. Hãy cho biết ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của cách mạng tư sản Pháp?
3. Trình bày những hiểu biết của em về Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp?
- HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi sau
4. Vì sao nói: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
- HS khác nhận xét, đánh giá kết quả của bạn. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
Sản phẩm:
1.Kết quả của cách mạng tư sản Pháp
+ Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế; thiết lập nền cộng hòa ở Pháp, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
+ Khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân
2. Ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của cách mạng tư sản Pháp
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.
+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.
+ Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.
- Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:
+ Thiết lập chế độ cộng hoà cùng các quyền tự do, dân chủ.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân.
+ Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
- Đặc điểm chính:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản
+ Hình thức: nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
3. Trình bày những hiểu biết của em về Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp
 - Phần “Em có biết?”
4. Vì sao nói: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là “Đai cách mạng”
cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc đại cách mạng. Vì:
- Cách mạng tư sản Pháp đã giải quyết triệt để những nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đặt ra cho nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, cụ thể là:
+ Nhiệm vụ dân tộc: Thống nhất lãnh thổ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, qua đó để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.
+ Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.
- Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ đưa đến những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu (nói riêng) và nhân loại (nói chung). Ví dụ như:
+ Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi “thế kỉ Ánh sáng”.
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh chống phong kiến ở các nước châu Âu; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng ở các nước,
3. Luyện tập và vận dụng
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở để vận dụng kiến thức đã học hoàn thành các bài tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân hoặc theo nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập. 
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh và sản phẩm làm việc nhóm thuyết trình trên giấy A1 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trả lời các câu trắc nghiệm sau:
1. Cách mạng tư sản Pháp diễn ra vào thời gian nào?
A. thế kỉ XVII B. đầu thế kỉ XVIII
C. cuối thế kỉ XVIII D. thế kỉ XIX
2. Đặc điểm chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là
A. do nhà vua lãnh đạo. B. do giai cấp tư sản lãnh đạo.
C. do chủ nô và tư sản lãnh đạo. D. do quý tộc mới và tư sản lãnh đạo.
3. Điểm khác về kết quả của Cách mạng tư sản Pháp với Cách mạng tư sản Anh là
A. thành lập chế độ cộng hòa. B. thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
C. thiết lập chế độ quân chủ. D. thiết lập chế độ dân chủ, chủ nô.
4. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản điển hình vì
A. đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, xóa bỏ trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
B. lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hòa, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.
C. do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và bảo vệ Tổ quốc.
D. thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm làm bài tập 1 và 2 - SGK trên giấy A1
1. Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII về: nguyên nhân, kết quả, tính chất, ý nghĩa, đặc điểm chính.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm hoàn thành nhiệm vụ. 
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc, khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Gv gọi đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận trên giấy A1 
- 2 nhóm khác nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn theo kĩ thuật 3 – 2 – 1(3 lời khen, 2 góp ý và 1 câu hỏi). 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV bổ sung, phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII về: nguyên nhân, kết quả, tính chất, ý nghĩa, đặc điểm chính.
Trả lời:
* Điểm giống nhau:
- Nguyên nhân sâu xa: những chuyển biến trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội
- Ý nghĩa: xóa bỏ những rào cản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Tính chất: cách mạng tư sản
* Điểm khác biệt:

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuong_i_ch.doc