Giáo án Lịch sử 8 (Cánh diều) - Tiết 8: Ôn tập giữa kì I - Năm học 2023-2024

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

HS sẽ hệ thống lại được các kiến thức đã học trong chương 1

- - Các cuộc cách mạng tư sản ở châu âu

- Tầm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp

-Qúa trình xâm nhập ĐNA của thực dân phương tây

2. Năng lực

- Năng lực chung:

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc sử dụng tư liệu, hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực riêng:

Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua phân tích tranh ảnh để nắm vững các kiến thức đã học.

Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc khai thác tư liệu, hình ảnh.

3. Phẩm chất

- Góp phần bồi dưỡng tinh thần nhân ái, nhân văn, sự sáng tạo

- Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm trong học tập và lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 8 – phần Lịch sử.

- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan.

- Máy tính, máy chiếu ( Ti vi).

2. Đối với học sinh

 

docx 12 trang Đức Bình 25/12/2023 2320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 (Cánh diều) - Tiết 8: Ôn tập giữa kì I - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 8 (Cánh diều) - Tiết 8: Ôn tập giữa kì I - Năm học 2023-2024

Giáo án Lịch sử 8 (Cánh diều) - Tiết 8: Ôn tập giữa kì I - Năm học 2023-2024
Ngày soạn: 18 /10/2023
Tiết 8: ÔN TẬP GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu
HS sẽ hệ thống lại được các kiến thức đã học trong chương 1
- - Các cuộc cách mạng tư sản ở châu âu 
- Tầm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp
-Qúa trình xâm nhập ĐNA của thực dân phương tây
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc sử dụng tư liệu, hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực riêng:
Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua phân tích tranh ảnh để nắm vững các kiến thức đã học.
Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc khai thác tư liệu, hình ảnh.
3. Phẩm chất
- Góp phần bồi dưỡng tinh thần nhân ái, nhân văn, sự sáng tạo
- Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm trong học tập và lao động. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 8 – phần Lịch sử. 
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan.
- Máy tính, máy chiếu ( Ti vi). 
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử Địa lí – phần Lịch sử. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. 
b. Nội dung: Hệ thống lại các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi qua việc tham gia trò chơi “Hộp quà bí mật”
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chọn câu hỏi, trả lời các câu hỏi, chọn hộp quà.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học
 Câu 1: Tiếng chuông báo động khẩn cấp đánh thức cả Pari diễn ra vào khoảng thời gian nào?
A. 14/7/1789 B. 14/6/1789 C. 12/5/1789 D. 13/7/1789 
Câu 2: Vào đầu thế kỉ XVII ở Anh, sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế đã dẫn tới:
A. Cuộc chiến với người Scotland và nhiều dân tộc xung quanh nước Anh khác.
B. Cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
C. Cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
D. Cuộc chiến tranh giành ngôi vua giữa tầng lớp quý tộc mới.
Câu 3: Đâu không phải kết quả, ý nghĩa, tính chất/đặc điểm của cuộc chiến giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Cuộc chiến kết thúc, nhân dân 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ giành được độc lập.
B. Những đạo luật cản trở sự phát triển của nền kinh tế do chính quyền Anh áp đặt được xoá bỏ đã mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Bắc Mỹ.
C. Thắng lợi đem đến cho nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới niềm hi vọng được giải phóng, độc lập.
D. Cuộc chiến do giai cấp tư sản, chủ nô lãnh đạo nhưng thực chất là cuộc cách mạng vô sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 4: Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để?
A. Quyền lợi của nhân dân không được áp ứng
B. Do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 5: Về kinh tế, cuối thế kỉ XVIII, Pháp là:
A. Nước nông nghiệp tiên tiến
B. Nước nông nghiệp lạc hậu
C. Nước công nghiệp hiện đại
D. Nước có tiềm lực lớn mạnh nhất
Hoạt động 2: Nội dung ôn tập
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và làm bài tập. Mỗi nhóm 1 phiếu học tập
NHÓM 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Trình bày nguyên nhân , kết quả tính chất ý nghĩa của các cuộc CMTS?
Nguyên nhân
Kết quả
Tính chất
Dặc điểm và ý nghĩa
Anh
13 Thuộc đia
Pháp
.
NHÓM 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.
Câu 1 : Em hiểu thế nào là cách mạng công nghiệp?
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học kết hợp với đoạn tư liệu sau đây, em hãy cho biết vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước Anh?
NHÓM 3: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.
Câu 1: Các nước phương tây xâm nhâp ĐNA bằng những con đường naof? Con đường nào quan trọng nhất?
Câu 2: Nhân dân ĐNA đã đấu tranh như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm hoàn thành Phiếu học tập của nhóm mình.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trong Phiếu học tập. 
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận. 1. Cách mạng tư sản An
*DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NHÓM 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nguyên nhân
Kết quả
Tính chất
Dặc điểm và ý nghĩa
Anh
- Đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế của Anh phát triển nhất châu Âu. Nhiều quý tộc p.k Anh chuyển hướng kinh doanh theo phương thức TBCN và trở thành quý tộc mới.
- Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới có thế lực về kinh tế nhưng không có thực quyền về chính trị, bị phong kiến chèn ép, nền thống trị của vua Sác-lơ I và Giáo hội đã cản trở kinh tế tư bản ở Anh.
- 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội để tăng thuế nhưng không thành, mâu thuẫn giữa tư sản và quý tộc mới với chế độ phong kiến ngày càng sâu sắc.
- Đầu 1642, nhà vua tập hợp lực lượng để chống lại Quốc hội.
- Tháng 8/1642, cách mạng bùng nổ.
: CMTS Anh thắng lợi
+ CMTS Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
+ CMTS Anh là thắng lợi của chế độ XH mới 
: CMTS Anh mở đường cho CNTB ở Anh phát triển mạnh mẽ, đồng thời cổ vũ cho nhận dân các nước Âu –Mỹ đứng lên làm cách mạng.
13 Thuộc đia
- Từ 1603 – 1732, thực dân Anh xâm lược và lập lên 13 thuôc địa Bắc Mỹ.
- Giữa thế kỉ XVIII, kinh tế TBCN của 13 thuộc địa phát triển mạnh, cạnh tranh với chính quốc. Thực dân Anh tìm cách ngăn cản sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa bằng cách đặt ra nhiều loại thế nặng nề
- Tháng 12/1773, nhân dân địa phương tấn công 3 tàu chở chè của Anh ở Bô-xtơn. Thực dân Anh ra lệnh phong tỏa cảng.
- 1774, các thuộc địa Bắc Mỹ đòi vua Anh xóa bỏ luật cấm vô lí. Vua Anh không chấp thuận, chuẩn bị lực lượng để đàn áp.
Tháng 4/1775, cuộc chiến tranh bùng nổ.
Cuộc chiến tranh giành thắng lợi, chính phủ Anh buộc phải công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, Hợp chủng quốc Mỹ ra đời (1776).
+ Cuộc chiến tranh này mang tính chất là cuộc CMTS
+ Cách mạng Mỹ diễn ra duoiws hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc, do giai cấp tư sản và chủ nô lãnh đạo, có sự tham gia của nô nệ và phụ nữ.
- Ý nghĩa: 
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ tạo điều kiện cho kính tế tư bản Mỹ phát triển mạnh mẽ.
+ Cuộc cách mạng Mỹ ảnh hưởng lớn đến châu ÂU, châu Mỹ và cả thế giới, thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu, cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La-tinh.
Pháp
- Về kinh tế: Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu nhưng kinh tế công thương nghiệp đã phát triển khá mạnh, xuất hiện nhiều thành thị lớn, nhiều công ty thương mại của Pháp hoạt động buôn bán với các nước châu Âu và phương Đông nhưng gặp phải rào cản của chế độ phong kiến. Đời sống nhân dân Pháp gặp nhiều khó khăn.
+ CMTS Pháp đã lật đổ chế độ phong kiến và đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
+ Cuộc CMTS Pháp còn 1 số hạn chế như chưa đáp ứng được những quyền lợi của nhân dân lao động, chưa giải phóng được con người thoát khỏi chế độ áp bức, bóc lột.
+ CM Pháp là môt cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình, có tính triệt để nhất.
+ CMTS Pháp do giai cấp tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức nội chiến và chống xâm lược, được sự ủng hộ rộng rãi của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
- Ý nghĩa: CMTS Pháp là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa lớn đối với nước Pháp và thế giới.
+ Với nước Pháp: cuộc CM đã tấn công, xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại trong nhiều thế kỉ, hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc CMTS.
+ Với thế giới: CMTS Pháp đã truyền bá tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” rộng rãi và được nhiều nước đón nhận. CMTS Pháp mở ra thười đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố quyền lực, địa vị của CNTB, đặt cơ sỏa cho việc tiến hành CM công nghiệp.
CMTS ANH 
Cuộc đấu tranh giành độc lập của !3 thuộc địa Anh
Cách mạng TS Pháp
NHÓM 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.
Cách mạng công nghiệp: là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay thế lao động thủ công (còn gọi là lao động tay chân) của con người bằng lao động máy móc, chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và khoa học kĩ thuật của loài người, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. 
* Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước Anh vì: - Cách mạng tư sản thành công sớm, tạo ra yếu tố chính trị thuận lợi: Giai cấp tư sản nắm chính quyền trong tay, lại đòi hỏi phải có một nền kĩ thuật mới tương ứng với nền kinh tế TBCN, họ có đủ sức mạnh và nhu cầu để thực hiện một cuộc cách mạng công nghiệp thắng lợi.
- Có nguồn tích lũy tư bản, điều kiện tự nhiên thuận lợi (nhiều mỏ than, sắt, các hải cảng)
- Những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào.
- Hiện tượng “rào đất cướp ruộng” (“cừu ăn thịt người”) đã bổ sung lực lượng lao động cho các nhà máy xí nghiệp.
- Sự phát triển ngành dệt ở Anh đã đặt ra nhu cầu cải tiến kĩ thuật và cơ khí hóa ngành này.
Ž Đây là những điều kiện thích hợp nhất để ra đời những phát minh đầu tiên về kĩ thuật giữa thế kỉ XVIII.
* Các thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp:
NHÓM 3: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.
1. Thực dân phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á bằng những con đường nào?
- Thực dân phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á bằng những con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự, 
2. Các con đường xâm nhập
Thương mại
các nước phương Tây cử đội thuyền buôn, thành lập công ty thương mại, lập thương điếm để buôn bán với các nước Đông Nam Á. 
Tôn giáo
theo chân những đoàn thuyền buôn, các giáo sĩ đến truyền bá Thiên Chúa giáo kết hợp với tìm hiểu địa lí, lịch sử, văn hoá của các nước Đông Nam Á. 
Ngoại giao
chính phủ các nước phương Tây cử đại diện đến Đông Nam Á đề nghị kí kết hiệp ước thương mại hoặc xin phép cho giáo sĩ được hoạt động. 
Quân sự
- Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau đó là Hà Lan, Anh lần lượt đưa quân đến xâm lược, trước tiên là khu vực Đông Nam Á hải đảo. Vào thập niên 70 của thế kỉ XVI, Tây Ban Nha hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị lên phần lớn các đảo của Phi-lip-pin. Sau chiến tranh Tây Ban Nha Mỹ (1898), Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của Mỹ. Hà Lan từng bước xâm chiếm phần lớn lãnh thổ In-đô-nê-xi-a từ đầu thế kỉ XVII. Đầu thế kỉ XIX, thực dân Anh cũng loại bỏ các đối thủ khác để chiếm Mã Lai (Ma-lai-xi-a) làm thuộc địa. 
- Ở khu vực Đông Nam Á lục địa, vào cuối thế kỉ XIX. Anh chiếm Miến Điện (Mi-an-ma), Pháp tấn công và hoàn thành xâm lược Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào
3. Con đường xâm nhập nào là quan trọng nhất? 
- Con đường xâm nhập quan trọng nhất là quân sự
NHÓM 
Câu 2 - Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây ngay từ đầu gặp phải sự kháng cự quyết liệt của người dân bản xứ. Các vương triều cùng nhân dân tổ chức kháng chiến nhưng sau đó đều bị đánh bại 
- Dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, nhân dân các nước Đông Nam Á đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tiểu biểu là ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin 
- Tại In-đô-nê-xi-a vào thế kỉ XVII, Tơ-ru-nô Giô-giô kêu gọi nhân dân chống triều đình A-mang-ku-rát và thực dân Hà Lan. Từ năm 1825 đến năm 1830, Hoàng tử Đi-pô Nơ-gô-rô lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang chống thực dân Hà Lan tại đảo Gia-va
- Tại Phi-lip-pin, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX diễn ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống thực dân Tây Ban Nha, điển hình là khởi nghĩa ở đảo Bô-hô, Lai-ơ-ta, Pan-ga-si-nan, I-lô-kô, .... (thế kỉ XVII), ở đảo Bô-hô (thế kỉ XVIII)
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á (trong đó có ba nước Đông Dương) chống ách đô hộ của thực dân phương Tây đều bị đàn áp, dập tắt bằng vũ lực. Nguyên nhân thất bại chủ yếu là do thiếu tổ chức, không có đường lối lãnh đạo đúng đắn và do chênh lệch về lực lượng với quân đội của thực dân phương Tây
sản.
Hoạt động 3: Vận dụng
? Hãy cho biết tình hình kinh tế chinh trị văn hóa xã hội các nước ĐNA thế kỉXVI đến TKXIX? 
- HS xác định yêu cầu, vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi
- Gv yêu cầu học sinh về nhà làm, nộp bài vào tiết sau
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập nội dung bài học để kiểm tra GHK I
- Chuẩn bị: Giấy kiểm tra, bút, thước.
___________________________&&&__________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_7_tiet_8_on_tap_giua_ki_i_nam_hoc_2023_2024.docx