Giáo án Lịch sử 8 (Cánh diều) - Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Tiết 9+10, Bài 4: Xung đột Nam – Bắc triều Trịnh – Nguyễn - Năm học 2023-2024

BÀI 4 XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU, TRỊNH -NGUYỄN

(2Tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

- Nêu được hệ quả của xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

2. Năng lực:

- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử:

+ Biết cách thu thập thông tin, đọc hiểu, giải mã tư liệu văn bản trong sgk để tìm hiểu về tình hình nước ta đầu thế kỉ XVI và hệ quả của các cuộc xung đột., những biện pháp ứng phó của họ Nguyễn trong cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

+ Giải mã được nguồn tư liệu hình ảnh về một đoạn tường thành nhà Mạc và tư liệu 4.3 để hình dung được dấu tích của nhà Mạc, về tổ chức chính quyền vua Lê – chúa Trịnh.

-. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử :

+ Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

+ Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

+ Nêu được hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Viết được đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu về di tích thành nhà Mạc ở Cao Bằng

 

docx 11 trang Đức Bình 25/12/2023 3340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 (Cánh diều) - Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Tiết 9+10, Bài 4: Xung đột Nam – Bắc triều Trịnh – Nguyễn - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 8 (Cánh diều) - Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Tiết 9+10, Bài 4: Xung đột Nam – Bắc triều Trịnh – Nguyễn - Năm học 2023-2024

Giáo án Lịch sử 8 (Cánh diều) - Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Tiết 9+10, Bài 4: Xung đột Nam – Bắc triều Trịnh – Nguyễn - Năm học 2023-2024
	Ngày soạn 22/10/2023
CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
Tiết 9,10 
 	BÀI 4 XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU, TRỊNH -NGUYỄN
(2Tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
Nêu được hệ quả của xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
2. Năng lực:
- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử:
+ Biết cách thu thập thông tin, đọc hiểu, giải mã tư liệu văn bản trong sgk để tìm hiểu về tình hình nước ta đầu thế kỉ XVI và hệ quả của các cuộc xung đột., những biện pháp ứng phó của họ Nguyễn trong cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn. 
+ Giải mã được nguồn tư liệu hình ảnh về một đoạn tường thành nhà Mạc và tư liệu 4.3 để hình dung được dấu tích của nhà Mạc, về tổ chức chính quyền vua Lê – chúa Trịnh. 
-. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử :
+ Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc. 
+ Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. 
+ Nêu được hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. 
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Viết được đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu về di tích thành nhà Mạc ở Cao Bằng 
3. Phẩm chất
Yêu nước: Hình thành ý thức về sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, Phiếu học tập dành cho HS.
- Lược đổ Nam- Bắc triều và chiến tranh Đàng Trong và Đàng Ngoài (treo tường hoặc file trình chiếu).
 giới thiệu ngắn gọn vể Mạc Đăng Dung và việc lên ngôi vua.
-
- Máy tính, máy chiếu 
2. Học sinh
- Sưu tầm một số tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến thành nhà Mạc
- SGK và SBT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu:  tạo tình huống sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nhớ lại Các vương triều Lịch sử Việt nam từ thời Ngô đến Lê Sơ sau đó tạo tình huống có vấn đề về sự thành lập vương triều Mạc
c. Sản phẩm: Hs có thể trả lời hoặc không
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Câu hỏi: Di tích thành nhà Mạc (Cao Bằng, Lạng Sơn), Luỹ Thầy (Quảng Bình),... gợi cho em nhớ đến những cuộc xung đột nào trong các thế kỉ XVI – XVIII? Những cuộc xung đột đó đã để lại hậu quả như thế nào đối với lịch sử dân tộc? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS có thể trả lời được một vài ý và GV kết nối vào bài. Nếu HS chưa đưa ra được câu trả lời đúng thi GV định hướng, chỉ dẫn để HS tìm hiểu trong bài học.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Di tích thành nhà Mạc (Cao Bằng, Lạng Sơn) ngợi cho ta nhớ đến cuộc xung đột Nam - Bắc triều.
- Di tích Lũy Thầy (Quảng Bình) ngợi cho ta nhớ đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.
- GV dẫn vào bài: Dấu vết còn lại của thành nhà Mạc ở Lạng Sơn gợi lại cho chúng ta một giai đoạn đầy biến động của lịch sử dân tộc – giai đoạn được bắt đầu với sự xuất hiện của Vương triều Mạc. Vậy, nhà Mạc đã ra đời như thế nào? Vì sao xung đột Nam – Bắc triều, sau đó là phân tranh giữa họ Trịnh và họ Nguyễn lại bùng nổ? Các cuộc chiến ấy đã để lại hệ quả như thế nào hôm nay.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. Sự ra đời vương triều Mạc
́*Mục tiêu: HS nêu được nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc 
* Nội dung: HS xem video đọc các thông tin, tư liệu GV đưa ra hoạt động cá nhân câu trả lời
* Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
 Tổ chức HS đọc thông tin cũng như những tư liệu hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
. Em hãy trình bày những nét chính về sự thành lập của vương triều Nhà Mạc
Em có nhận xét gì về Mạc Đăng Dung?
Xác định được những điểm giống nhau về quá trình thâu tóm quyền lực và phế truất ngôi vua của Hồ Quý Ly và của Mạc Đăng Dung.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân 
GV hướng dẫn HS khai thác thông tin, tư liệu sgk và hình ảnh trên máy chiếu để thực hiện nhiệm vụ
Sử dụng các câu hỏi gợi mở: GV gợi ý để HS suy nghĩ, tìm ra các từ khóa quan trọng có trong nội dung của mục và tư liệu như: nhà Lê, khủng hoảng tranh chấp, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền hành
Bước 3. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ
GV gọi đại diện 1 - 2 HS trả lời để HS rèn luyện được kĩ năng thuyết trình trước lớp. GV khuyến khích, động viên HS 
- GV có thể mở rộng kiến thức: Có hai quan điểm đánh giá về việc Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Triều Mạc. Quan điểm của các sử gia phong kiến coi việc cướp ngôi vua là “ngụy triều”, là việc làm “danh không chính, ngôn không thuận”, việc không nên làm. Song các quan điểm khoa học mới nhất chứng minh rằng: Do Triều Lề đã đến lúc suy yếu, khủng hoảng nền sự ra đời của Vương triều Mạc là điều tất yếu. Nếu như không có Mạc Đăng Dung thì cũng sẽ là nhân vật khác, dòng họ khác lên thay thế.
GV hỏi: Em ủng hộ quan điểm nào? Vi sao?
Bước 4. Nhận xét đánh giá
GV tổng kết và nhấn mạnh: Mỗi quan điểm đưa ra đều có cơ sở riêng, chúng ta cần nhìn nhận sự kiện lịch sử một cách khách quan, ghi nhận sự đóng góp (công) và cả những hạn chế (tội) của mỗi triều đại trong lịch sử dân tộc
Đến đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào thời kì khủng hoảng, suy thoái.
Các phe phái phong kiến xung đột và tranh chấp quyết liệt với nhau.
Nông dân nổi dậy làm cho triều đình càng thêm suy yếu.
Mạc Đăng Dung, một võ quan trong triều đã dần thâu tóm quyền hành. Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Triều Mạc. Sau khi lên ngôi, ông đã thực hiện một số chính sách vẽ chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.
2.2. Xung đột Nam – Bắc triều 
a. Nguyên nhân bùng nổ:
* Mục tiêu: HS giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều 
* Nội dung: GV tổ chức học sinh đọc thông tin và khai thác sơ đồ mục 2, hoàn thành nhiệm vụ
* Sản phẩm: nguyên nhân xung đột Nam – Bắc triều
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục kết hợp quan sát lược đồ để thực hiện yêu cầu:
 - Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam - Bắc triều.
- Chiến tranh Nam – Bắc triều đã diễn ra như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân 2 phút
GV hướng dẫn HS khai thác thông tin bằng các câu hỏi gợi mở:
+ Tại sao các cựu thần nhà Lê không chấp nhận vị trí chính thống của nhà Mạc? 
+ Khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc” giúp ích gì cho Nguyễn Kim?
Bước 3. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ
GV gọi đại diện 1 - 2 HS trả lời để HS rèn luyện được kỹ năng thuyết trình trước lớp. GV khuyến khích, động viên HS 
Chỉ vị trí Nam Triều và Bắc Triều trên bản đồ
Bước 4. Nhận xét đánh giá
GV nhận xét kết quả làm việc của HS và chốt lại ý chính. 
a. Nguyên nhân bùng nổ:
+ Năm 1533, Nguyễn Kim (một võ quan trong Triều Lê) với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” lập ra Nam triều, còn nhà Mạc được gọi là Bắc triều. 
+ Xung đột giữa hai dòng họ diễn ra trong gần 60 năm của thế kỉ XVI, cuối cùng họ Mạc thất bại phải chạy lên Cao Bằng
b. Hệ quả
* Mục tiêu: HS giải thích được hệ quả xung đột Nam - Bắc triều 
* Nội dung: GV tổ chức học sinh đọc thông tin và khai thác mục kết nối văn học ở mục 2, hoàn thành nhiệm vụ
* Sản phẩm: hệ quả xung đột Nam – Bắc triều
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục kết nối văn học để thực hiện yêu cầu:
Hãy tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều.
Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc xung đột này?
 Xung đột Nam- Bắc triều ở thế kỉ XVI, điều em mong muốn là gì và điều em không muốn là gì? 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân 2 phút
GV hướng dẫn HS khai thác thông tin, tư liệu sgk và hình ảnh trên máy chiếu để thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ
GV gọi đại diện 1 - 2 HS trả lời để HS rèn luyện được kỹ năng thuyết trình trước lớp. GV khuyến khích, động viên HS 
Bước 4. Nhận xét đánh giá
GV nhận xét kết quả làm việc của HS và chốt lại ý chính. Đây là cuộc nội chiến phong kiến để giành quyền lực và địa vị => cuộc chiến tranh phi nghĩa, kìm hãm sự phát triển của xã hội 
a. Hệ quả:
- Đất nước bị chia cắt lâu dài
- Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn
- Đời sống nhân dân khốn cùng vì: nạn đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình li tán.
2.3. Xung đột Trịnh – Nguyễn
a. Nguyên nhân bùng nổ:
* Mục tiêu: HS giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh - Nguyễn
* Nội dung: GV tổ chức học sinh đọc thông tin và khai thác sơ đồ mục 3, hoàn thành nhiệm vụ
* Sản phẩm: nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh - Nguyễn
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động 1. GV tổ chức cho HS hiểu được sự hình thành thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn
GV tổ chức HS quan sát sơ đồ và cho biết:
Qua sơ đồ em hãy cho biết dòng họ Trịnh và Nguyễn được hình thành như thế nào??
Hoạt động 2 GV tổ chức cho HS hiểu Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Trịnh Nguyễn
GV tổ chức cho HS Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục trả lời câu hỏi
Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân 2 phút
GV hướng dẫn HS khai thác thông tin bằng các câu hỏi gợi mở:
+ Tranh vẽ phủ chúa Trịnh thế kỉ XVII phản ánh thêm điều gì về tình hình vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài? (chúa Trịnh nắm thực quyền còn vua Lê chỉ còn là danh nghĩa, vai trò ngày càng lu mờ)
+ Thế lực của họ Trịnh được hình thành và mạnh lên như thế nào? 
+ Họ Nguyễn do ai xây dựng sự nghiệp đầu tiên ở Đàng Trong? + Vì sao họ Nguyễn tuyên bố chống ỉại họ Trinh? (Không muốn lệ thuộc muốn xây dựng cơ đồ riêng)
Bước 3. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ
GV gọi đại diện 1 - 2 HS trả lời để HS rèn luyện được kỹ năng thuyết trình trước lớp. GV khuyến khích, động viên HS 
Bước 4. Nhận xét đánh giá
GV nhận xét kết quả làm việc của HS và chốt lại ý chính.: Mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến họ Trịnh và họ Nguyễn, dẫn đến chiến tranh để tranh giành quyền lợi của nhau.
Giới thiệu qua diễn biến cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn
a. Nguyên nhân bùng nổ:
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, hai con trai còn nhỏ tuổi, vì vậy con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyển. 
Từ đầy, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh, Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt. 
Cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh, Nguyễn bùng nổ và kéo dài trong gần nửa thế kỷ (1627 - 1672).
b. Hệ quả
* Mục tiêu: HS giải thích được hệ quả của xung đột Trịnh Nguyễn 
* Nội dung: GV tổ chức học sinh đọc thông tin và khai thác mục kết nối văn học ở mục 3, hoàn thành nhiệm vụ
* Sản phẩm: hệ quả của xung đột Trịnh Nguyễn
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Nêu hệ quả của xung đột Trịnh – Nguyễn
- Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh này?
- Qua cuộc xung đột Nam- Bắc triều, chiến tranh Trịnh Nguyễn ở thế kỉ XVI, điều em mong muốn là gì và điều em không muốn là gì? 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân 2 phút
GV hướng dẫn HS khai thác thông tin, tư liệu sgk và hình ảnh trên máy chiếu để thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ
GV gọi đại diện 1 - 2 HS trả lời để HS rèn luyện được kĩ năng thuyết trình trước lớp. GV khuyến khích, động viên HS 
Bước 4. Nhận xét đánh giá
GV nhận xét kết quả làm việc của HS và chốt lại ý chính. Đây là cuộc nội chiến phong kiến để giành quyền lực và địa vị => cuộc xung đột phi nghĩa, kìm hãm sự phát triển của xã hội 
GV mở rộng tại sao gọi là thời kỳ Vua Lê chúa Trịnh
Qua tiết học, em có nhận xét gì về tình hình Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII? 
Không ổn định: do chính quyền thay đổi liên miên và chiến tranh liên tiếp xảy ra => Đời sống nhân dân đói khổ. 
a. Hệ quả:
Tiêu cực:
- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến
- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa”
- Đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội
- Chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc
Thời kì vua Lê chúa Trịnh
Ở Đàng Ngoài: Họ Trịnh xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê. Họ Trịnh nắm toàn bộ quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là “vua Lê – chúa Trịnh” 
Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn”
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình nước ta trong các thế XVI-XVIII
 * Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ. 
* Sản phẩm: trả lời đúng các câu hỏi
* Tổ chức hoạt động:
Bước 1 chuyển giao nhiệm vụ: Tổ chức trả lời các bài tập và câu hỏi trắc nghiệm
Câu Xung đột Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào? 
A. Nhà Mạc với nhà Lê. B. Nhà Mạc với nhà Nguyễn
C. Nhà Lê với nhà Nguyễn. D. Nhà Trịnh với nhà Mạc. 
Câu 2.Xung đột Trịnh – Nguyễn diễn ra vào thời gian nào? 
A. Từ năm 1545 đến năm 1592 B. Từ năm 1545 đến năm 1627. 
C. Từ năm 1627 đến năm 1672. D. Từ năm 1627 đến năm 1692.
Câu 3. Con sông nào là ranh giới chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài thế kỉ XVI-XVIII ? 
A. Sông La (Hà Tĩnh). B. Sông Bến Hải (Quảng Trị). 
C. Sông Nhật Lệ (Quảng Bình). D. Sông Gianh (Quảng Bình). 
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học Viết được đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu về di tích thành nhà Mạc ở Cao Bằng hoặc cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn
* Nội dung: HS tìm hiểu tìm hiểu các thông tin sách báo internet và thực tế để trả lời
* Sản phẩm: hoàn thành bài giới thiệu
* Tổ chức hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS: 
Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet về di tích Luỹ Thầy và sông Gianh (Quảng Bình), hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 dòng) về xung đột Trịnh – Nguyễn
Hoàn thành bài viết ở nhà
5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ
1. Bài cũ: 
Hãy lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.
Nội dung
Xung đột Nam - Bắc Triều
Xung đột Trịnh - Nguyễn
Nguyên nhân
Thời gian
Hệ quả
Gợi ý
Nội dung
Xung đột Nam - Bắc Triều
Xung đột Trịnh - Nguyễn
Nguyên nhân
 Không chấp nhận nhà Mạc, một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê đã tìm cách khôi phục lại vương triều.
- Sự lớn mạnh của dòng họ Nguyễn ở vùng đất phía Nam.
- Mâu thuẫn, tranh chấp quyền lực giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn.
Thời gian
 Từ năm 1533 đến năm 1592
- Từ năm 1627 đến năm 1672
Hệ quả
- Từ 1533 - 1592, đất nước bị chia cắt thành hai khu vực, đặt dưới sự kiểm soát của nhà mạc và nhà Lê trung hưng.
- Kinh tế bị tàn phá.
- Đời sống nhân dân cực khổ.
- Tiêu cực:
+ Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Quốc gia Đại Việt bị suy yếu.
+ Kinh tế bị tàn phá.
+ Đời sống nhân dân cực khổ.
- Tích cực:
+ Mở rộng lãnh thổ về phía Nam
+ Giao thương phát triển mạnh mẽ.
2. Bài mới: Chuẩn bị tìm hiểu bài 5
Trình bày được khái quát công cuộc khai phá ràng đất phía Nam trong các thếkỉ XVI - XVIII.
Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyển đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_7_canh_dieu_chuong_3_viet_nam_tu_dau_the_ki.docx