Giáo án Lịch sử 8 (Cánh diều) - Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Mô tả được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

- Trình bày được sơ lược về cách mạng Tân Hợi, nhận biết được nguyên nhân thắng lợi và nêu được ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi.

- Nêu được những nội dung chính, ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị

- Trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

2. Về năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin để củng cố lại kiến thức lịch sử.

- Nhận thức và tư duy lịch sử đã học: Phân tích được các vấn đề lịch sử. Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử. Quan sát lược đồ, sơ đồ để xác định những địa điểm diễn ra một số cuộc cách mạng tư sản, nêu được một số sự kiện chính của cuộc cách mạng tư sản đó.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Tìm kiếm được những tài liệu liên quan đến bài học thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng và liên hệ thực tế.

 

doc 10 trang Đức Bình 25/12/2023 5020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 (Cánh diều) - Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 8 (Cánh diều) - Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

Giáo án Lịch sử 8 (Cánh diều) - Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
BÀI 13: TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN 
( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Mô tả được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.
Trình bày được sơ lược về cách mạng Tân Hợi, nhận biết được nguyên nhân thắng lợi và nêu được ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi.
Nêu được những nội dung chính, ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị
Trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
2. Về năng lực
Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
Năng lực chuyên biệt: 
Năng lực tìm hiểu lịch sử: Quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin để củng cố lại kiến thức lịch sử.
Nhận thức và tư duy lịch sử đã học: Phân tích được các vấn đề lịch sử. Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử. Quan sát lược đồ, sơ đồ để xác định những địa điểm diễn ra một số cuộc cách mạng tư sản, nêu được một số sự kiện chính của cuộc cách mạng tư sản đó.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Tìm kiếm được những tài liệu liên quan đến bài học thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng và liên hệ thực tế.
3. Về phẩm chất
Có thái độ phê phán triều đình Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc trở thành miếng mồi cho các nước đế quốc xâu xé.
Đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống thực dân Phong kiến, nhất là cách mạng Tân Hợi và vai trò của Tôn Trung Sơn.
Ủng hộ và đánh giá cao những cải cách của Minh Trị đã đưa Nhật Bản phát triển kinh tế xã hội nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị
Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu
Phiếu học tập.
Video
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b.Nội dung: HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho HS tham gia trò chơi “Đố em biết”, đoán tên quốc gia dựa vào các gợi ý.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và thảo luận với bạn trả lời theo hiểu biết có thể đúng hoặc sai.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
HS trả lời: Trung Quốc, Nhật Bản.
Bước 4: GV kết luận, nhận định
Vào nửa cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc và Nhật Bản đều bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó. Nếu như Trung Quốc bị các nước đế quốc can thiệp, sâu xé thì Nhật Bản lại thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa và phát triển thành nước đế quốc chủ nghĩa. Tại sao có sự khác biệt này? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. Trung Quốc 
a. Mục tiêu: HS nắm được quá trình Trung Quốc từng bước bị các nước đế quốc vào xâm chiếm trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến
HS nhận biết được những nét cơ bản nhất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 và ảnh hưởng của nó.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, cặp đôi.
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
a, Quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
HS theo dõi video, đọc thông tin SGK, quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi: 
Video
Thực chất của chiến tranh thuốc phiện (1840-1842) là gì? kết cục của cuộc chiến tranh này ra sao?
Hãy mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc?
Tại sao người ta lại ví Trung Quốc như cái bánh ngọt để xâu xé? (GV chiếu hình ảnh cái bánh ngọt Trung Quốc)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi thực hiện nhiệm vụ được giao, GV hỗ trợ nếu cần
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
HS báo cáo sản phẩm của nhóm mình, HS khác nhận xét bổ xung
GV giải đáp thắc mắc nếu có
Nhiệm vụ chỉ lược đồ mô tả quá trình Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm chiếu Bước 4: GV kết luận, nhận định
GV đưa ra nhận xét chung và kết luận về vấn đề một cách cô đọng nhất.
b, Cách mạng Tân Hợi 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)
1. Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa hãy hoàn thành phiếu học tập về cách mạng Tân Hợi năm 1911. 
Thời gian diễn ra
Giai cấp lãnh đạo, đại diện
Mục đích của cuộc CM
Kết quả
Ý nghĩa
2. Hãy chỉ ra nguyên nhân thắng lợi và những hạn chế của cách mạng?
GV giới thiệu thêm về Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân.
3. Vì sao cách mạng chấm dứt khi Tôn Trung Sơn nhường ngôi cho Viên Thế Khải?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi thực hiện nhiệm vụ được giao, GV hỗ trợ nếu cần
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
HS báo cáo sản phẩm của nhóm mình, HS khác nhận xét bổ sung
GV giải đáp thắc mắc nếu có
Bước 4: GV kết luận, nhận định
GV đưa ra nhận xét chung và kết luận
GV có thể cho điểm phiếu học tập nếu nhóm nào làm tốt
Trung Quốc
 a, Quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc
1. - Giữa thế kỉ XIX Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, sâu xé
Thực chất Chiến tranh thuốc phiện (1840 - 1842) là cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Anh đối với Trung Quốc.
- Lấy cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và tiêu hủy toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh, thực dân Anh đã gây chiến với Trung Quốc.
- Kết cục, chính quyền Mãn Thanh phải kí hiệp ước Nam Kinh đầu hàng và chấp nhận với những điều khoản có lợi cho Thực dân Anh.
2. - Vào nửa sau thế kỉ XIX các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc
- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.
+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang
+ Đức chiếm Sơn Đông
+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,
+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.
- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.
3. HS nhận định giải thích có thể theo hướng sau:
 	Đây là bức tranh biếm họa với dòng chú thích “chiếc bánh ga-to Trung Hoa” vì vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX Trung Quốc như một miếng mồi béo bở khiến các nước đế quốc phải chanh chấp, giành giật lẫn nhau nhưng đó là một chiếc bánh khổng lồ mà không một đế quốc nào có thể nuốt trọn 1 mình, buộc phải chia sẻ với nhau. Qúa trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc được miêu tả qua hình ảnh cái bánh ngọt lớn đang bị các nước dùng dao bị cắt từng phần, các nước tay cầm dao nhưng vẫn không quên ánh mắt ngườm lẫn nhau căn cơ chia từng phần đất Trung Quốc.
b, Cách mạng Tân Hợi
1. 
Thời gian diễn ra
Tháng 5-1911
Giai cấp lãnh đạo, đại diện
Giai cấp tư sản lãnh đạo, đại diện: Tôn Trung 
ơn
Mục đích của cuộc CM
đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình đẳng ruộng đất
Kết quả
CM kết thúc khi Viên Thế Khải làm Tổng thống
Ý nghĩa
+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
2. - Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi:
+ Sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, thông qua tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội do Tôn Trung Sơn đứng đầu.
+ Sự ủng hộ và tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Hạn chế:
+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.
3. Viên Thế Khải Ɩàm Tổng thống => thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm quyền,
đàn áp nhân dân,câu kết với bọn thực dân Châu Âu=>cách mạng chấm dứt.
2.2. Nhật Bản
a. Mục tiêu
- HS biết được nội dung của cuộc duy tân Minh Trị năm 1868 và ý nghĩa của cuộc duy tân.
- HS biết được tình hình nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là giai đoạn Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
b. Nội dung
a, Cuộc duy tân Minh Trị 1968
GV tổ chức cho HS sử dụng kĩ thuật 3-2-1 và làm việc nhóm để tìm hiểu về Thiên Hoàng và các biện pháp trong cải cách của ông từ đó rút ra ý nghĩa bằng hoạt động cặp đôi.
b, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
HS khai thác lược đồ, tư liệu trong sgk để biết được về sự bành chướng lãnh thổ của Nhật Bản đó là biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc.
c. Sản phẩm
- Nội dung, ý nghĩa cuộc duy tân Minh Trị 1968
- Những biểu hiện của sự chuyển sang giai đoạn đế quốc của Nhật Bản.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
a, Cuộc duy tân Minh Trị 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1:
GV chiếu đoạn tư liệu phần Em có biết và hình ảnh thiên hoàng Minh Trị sau đó yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo kĩ thuật 3-2-1.
Thông qua tư liệu em hãy:
-Chỉ ra 3 điểm nổi bật về nhân vật Minh Trị được đề cập trong tư liệu
-Đưa ra 2 nhận xét của em về nhân vật lịch sử này
-Chỉ ra 1 việc làm nổi bật của nhân vật lịch sử này vào năm 1968
Nhiệm vụ 2:
Hoạt động 4 nhóm hoàn thành phiếu học tập
Nhóm 1: tìm hiểu về chính trị và rút ra ý nghĩa
Nhóm 2: tìm hiểu về kinh tế và rút ra ý nghĩa
Nhóm 3: Tìm hiểu về Khoa học, giáo dục và rút ra ý nghĩa
Nhóm 4: Tìm hiểu về Quân sự và rút ra ý nghĩa
Phiếu học tập 1
Lĩnh vực cải cách
Nội dung
 Ý nghĩa
Ý nghĩa
Chính trị
Kinh tế
Khoa học, giáo dục
Quân sự
Nhiệm vụ 3:
Hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi
1. Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
2. Cuộc duy tân Minh Trị có ý nghĩa gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi thực hiện nhiệm vụ được giao, GV hỗ trợ nếu cần
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
HS báo cáo sản phẩm của nhóm mình, HS khác nhận xét bổ sung
GV giải đáp thắc mắc nếu có
Bước 4: GV kết luận, nhận định
GV đưa ra nhận xét chung và kết luận về vấn đề một cách cô đọng nhất.
b, Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1:
Quan sát lược đồ 13.5 (trang 59 - SGK Lịch sử địa lí 8-Cánh diều) và thông tin trong bài, GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi trả lời câu hỏi: 
1.Nêu những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
2. Dựa vào lược đồ và bảng chú giải để xác định các vùng lãnh thổ mà đế quốc Nhật Bản xâm chiếm vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
Nhiệm vụ 2: 
GV cho HS xem video tóm tắt về tập đoàn MITSUBISHI Electric, https://www.youtube.com/watch?v=Xv7L3sXit7M
GV cho HS liên hệ thực tế:
? Kể tên một số sản phẩm đồ dùng, thiết bịnhà em dùng hoặc em biết của các công ti của Nhật Bản?
HS: Tủ lạnh, tivi, lò vi sóng, ô tô của các hãng Mitsubishi, Toyota, siziki
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi thực hiện nhiệm vụ được giao, GV hỗ trợ nếu cần
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
HS thực hiện nhiệm vụ báo cáo trả lời, HS khác nhận xét, bổ xung 
HS Nhận xét phần chỉ lược đồ của bạn 
Bước 4: GV kết luận, nhận định
2. Nhật Bản 
a, Cuộc duy tân Minh Trị 
Nhiệm vụ 1:
HS đọc tư liệu và rút ra câu trả lời thông qua kĩ thuật 3-2-1:
3 điểm nổi bật về nhân vật Minh Trị được đề cập trong tư liệu:
-Con của thiên hoàng Kô-mây, kế vị lúc 15 tuổi
-Có tư tưởng duy tân
-Nắm quyền lực và tiến hành cải cách
2 nhận xét về nhân vật lịch sử:
- Là vị vua trẻ tuổi, có tài
- Là người dám thực hiện cải cách để đưa đất nước phát triển
1 việc làm nổi bật của nhân vật lịch sử này vào năm 1968:
- Tháng 1-1868 thực hiện cuộc Duy tân Minh Trị (Ghi bảng)
Nhiệm vụ 2: (sản phẩm nhóm-HS tự thu hoạch vào vở) (phụ lục 1 phiếu học tập số 1)
GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV đi đến các nhóm hỗ trợ nếu cần
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả hoạt động và nhóm khác lắng nghe, nhận xét.
Nhiệm vụ 3:
1. Căn cứ để khẳng định cuộc duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản:
- Đầu năm 1868 chính quyền phong kiến của Su-gun đã chuyển sang quý tộc tư sản hóa, đứng đầu là Thiên hoàng Minh Trị.
- Những cải cách Âu hóa về hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục mang tính chất tư sản rõ rệt: thống nhất tiền tệ, xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, lập quân đội thường trực theo chế độ nghĩa vụ quân sự
- Cải cách do liên minh quý tộc- tư sản tiến hành từ trên xuống, động lực cách mạng đông đảo quần chúng nhân dân.
2. Cuộc duy tân Minh Trị có ý nghĩa: 
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- Đưa Nhật Bản trở thành một nước có nền kinh tế công, thương nghiệp phát triển nhất Châu Á, giữ vững được độc lập chủ quyền trước làn sóng xâm lược của đế quốc phương tây.
b, Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản
1.- Nhiều công ti độc quyền xuất hiện giữa vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật: Mit-xưi, Mit-su-bi-si
- Nhật Bản thi hành nhiều chính sách xâm lược và bành trướng: chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905). Thuộc địa của đế quốc Nhật Bản được mở rộng ra bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Sa-kha-lin, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông
2.HS xác định các vùng lãnh thổ mà đế quốc Nhật Bản xâm chiếm vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
-Một số sản phẩm đồ dùng, thiết bịnhà em dùng hoặc em biết của các công ti của Nhật Bản: Tủ lạnh, tivi, lò vi sóng, ô tô, xe máy của các hãng Mitsubishi, Toyota, siziki
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Trung Quốc và Nhật Bản nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
b. Nội dung: HS lắng nghe, sử dụng kiến thức đã học và vận dụng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy về Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) và cuộc Duy tân Minh Trị (Nhật Bản)
c. Sản phẩm:  Sơ đồ tư duy về Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) và cuộc Duy tân Minh Trị (Nhật Bản)
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
	GV chia lớp làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy về Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc)
Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy về cuộc Duy tân Minh Trị (Nhật Bản)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và thảo luận theo nhóm.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS trình bày sơ đồ tư duy trên bảng nhóm.
Bước 4. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Liên hệ để khắc sâu, mở rộng kiến thức đã học
b. Nội dung:
HS tìm hiểu và cho biết cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay?
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
Gợi ý:
Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị (1868) đối với công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam hiện nay là vận dụng phù hợp các thành tựu văn hóa tiến bộ của thế giới vào điều kiện cụ thể của đất nước, chú trọng giáo dục, khoa học kĩ thuật.
d.  Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
Cho HS thảo luận nhóm đôi trong vòng 3 phút sau đó gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày. Những nhóm còn lại bổ sung
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu và xác định yêu cầu của đề.
- HS nhận nhiệm vụ, quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- Nhận xét, nhắc nhở, động viên tinh thần, thái độ của các em trong quá trình học bài.
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
Phụ lục 1: Phiếu học tập số 1
Lĩnh vực
cải cách
Nội dung
Ý nghĩa
Chính trị
- Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ.
- Ban hành Hiến pháp năm 1889.
- Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền.
- Xóa bỏ tình trạng cát cứ, thống nhất về lãnh thổ.
- Xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
Kinh tế
- Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.
- Xây dựng đường xá, cầu cống...
- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Khoa học,
giáo dục
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
- Cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
- Nâng cao dân trí; đào tạo nhân lực; bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
- Là cơ sở, động lực quan trọng để để phát triển kinh tế - xã hội
Quân sự
- Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
- Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí....
- Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân.
- Hiện đại hóa quân đội.
- Giúp Nhật Bản xây dựng được lực lượng quân sự hùng hậu.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_canh_dieu_bai_13_trung_quoc_va_nhat_ban.doc