Giáo án Lịch sử 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lương Thế Vinh

CHƯƠNG I. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ

Tiết1. Bài 1 LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

I. MỤC TIÊU.

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống.( Vì sao cần phải học lịch sử)

2.Về năng lực:HS được rèn luyện các năng lực môn học.

- Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát,sưu tầm. nêu được khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: lí giải được vì sao cần học lịch sử.Vai trò của khoa học lịch sử với cuộc sống.

- Vận dụng: Biết vận dụng cách học môn lịch sử trong từng bài học cụ thể.

3.Về phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Bỗi dưỡng phẩm chất yêu nước, trung thực, nhân ái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

 

docx 267 trang Đức Bình 25/12/2023 2620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo án Lịch sử 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lương Thế Vinh
Ngày giảng 6/9/2022 
CHƯƠNG I. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ
Tiết1. Bài 1 LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử
- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống.( Vì sao cần phải học lịch sử)
2.Về năng lực:HS được rèn luyện các năng lực môn học.
- Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát,sưu tầm... nêu được khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: lí giải được vì sao cần học lịch sử.Vai trò của khoa học lịch sử với cuộc sống.
- Vận dụng: Biết vận dụng cách học môn lịch sử trong từng bài học cụ thể.
3.Về phẩm chất:
- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Bỗi dưỡng phẩm chất yêu nước, trung thực, nhân ái.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG.
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung:
GV:Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.
HSquan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm:
- HS chỉ ra được sự thay đổi về thời gian của máy tính và tiền VN và sự thay đổi đó gọi là lịch sử.
d) Tổ chứcthực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chiếu hình ảnh về sự thay đổi của CNTT máy tính, của đồng tiền VN và đặt câu hỏi:
? Em hãy chỉ ra sự thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử, của đồng tiền VN.
 ? Theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Lịch sử là gì?
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niêm lịch sử và bộ môn lịch sử.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Từ hoạt động tìm hiểu vừa rồi em hãy cho biết:
?Lịch sử là gì? 
? Từ cách hiểu về lịch sử, theo em môn lịch sử là môn học tìm hiểu về những gì?
? Em hãy lấy 1 ví dụ minh hoạ về lịch sử mà em biết.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS trả lời
HS:
-Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Từ hoạt động tìm hiểu vừa rồi em hãy cho biết:
?Lịch sử là gì? 
Q. sát sự tiến triển của máy tính điện tử theo thời gian; +Máy tính ENIAC (1946) to như ngôi nhà
 +Máy tính thế hệ thứ 4( 1971-1980) máy cây vẫn khá cồng kềnh.
 +Máy tính xách tay( gọn nhẹ hơn)
->Ngày nay khi KHKT p.triển mạnh, đặc biệt công nghệ Nanô vật chất siêu nhỏ thì MTĐTử ngày càng được thu nhỏ về hình dáng nhưng lại chứa đựng được nguồn tri thức vô tận thì vạn vật đã được kết nối bởi Internet . Khoảng cách địa lý được thu hẹp. 
? Em hãy lấy 1 ví dụ minh hoạ về lịch sử mà em biết.
-Lịch sử g.đình, truuyền thống gđ....
-Nhờ có lịch sử người VN có thể hiểu rõ về tổ người Việt là vua Hùng , Khởi nghĩa 2 Bà Trưng.....
Quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha qua từng giai đoạn.
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
-Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay.
2. Vì sao phải học lịch sử
a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử?
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
? Em sinh ra trong một dòng họ, em có muốn biết về gia phả(cội nguồn) của dòng họ mình không? Em làm thế nào để biết điều đó ?
? Từ đó em hãy cho biết học lịch sử để làm gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HSsuy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GVhướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Em sinh ra trong một dòng họ, em muốn biết về(cội nguồn) của dòng họ mình em phải dựa vào gia phả dòng họ mình, hoặc ông bà cha mẹ sẽ là người giúp đỡ chúng ta hiểu điều đó.
? Từ đó em hãy cho biết học lịch sử để làm gì?
- Học lịch sử để đúc kết những bài học kinh nghiêm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai.
- Nhận xét về thái độ học tập& sản phẩm học tập của HS.
- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.
- Lịch sử giúp ta hiểu quá khứ, về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và mở rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
- Học lịch sử giúp ta có bài học kinh nghiêm về sự thành công và thất bại của quá khứ để xây dựng cuộc sống tốt đẹp.
C: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung:HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm:
Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.
d) Tổ chứcthực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
 (Hồ Chí Minh)
Bài tập 1: Bác Hồ từng nói : 
Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào?
Bài tập 2: H2 SGK là bìa 2 quyển sách, theo em theo em việc biên soạn lịch sử có tác dụng gì?
Bài tập 3: Qua phần kênh chữ mục kết nối ngày nay em cho biết qua lời dạy của Bác Hồ em hiểu điều gì “ Các vua Hùng..............giữ lấy nước”
->Lời dạy của Bác vừa giúp ta thấy được truyền thống dựng nước của ông cha vừa nói đến vai trò của lịch sử với c.sống.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
BT1.“ Dân ta phải.....Việt Nam” -> đây là 2 câu mở đầu trong tác phẩm Lịch sử nước ta của Bác Hồ sáng tác nhằm nhấn mạnh vai trò của lịch sử và yêu cầu cần phải hiểu rõ về truyền thống LS nước nhà( yêu nước , anh dũng, đoàn kết đấu tranh....)
BT 2:-> G.dục các thế hệ sau biết được LS nước nhà, và lịch sử TG đã diễn ra ntn từ đó làm thước đo để thấy được mình đang đứng ở vị trí nào của TG để có ý chí và hành động vươn lên.
BT3.->Lời dạy của Bác vừa giúp ta thấy được truyền thống dựng nước của ông cha vừa nói đến vai trò của lịch sử với c.sống.
 D: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung:GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm:Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ nơi mình sinh sống).
d) Tổ chứcthực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập:+ Em hãy lấy một vài ví dụ về lịch sử ở nơi em sinh sống.
 	+Làm các bài tập phần vận dụng.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
-Nghĩ trang liệt sĩ: biết liệt sĩ chống Pháp, chống Mĩ...
BT phần vận dụng.
1.Đúng vì L sử cho ta biết về c.sống trong qkhứ và hiện tại.
2. Các bạn hs chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ. thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
3.Tuỳ hs trả lời 
4. Để có tri thức toàn diệnhs cần học tốt tất cả các môn học.
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). GV đánh giá cho điểm.
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************
Ngày giảng 13/9/2022
 Tiết 2. Bài 2
DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản (hiện vật, chữ viết, truyền miệng, bản gốc).
- Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.
2. Về năng lực:
- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản.phân tích, khai thác được các nguồn tư liệu đơn giản.
3. Về phẩm chất:
- Trân trọng và gìn giữ các nguồn sử liệu cơ bản.
- Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ,trách nhiệm khi khai thác và ptích tư liệu lsử 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG.
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung:
GV:
- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.
- Quan sát nhữnghình ảnh sau và trả lời câu hỏi.
HSquan sát, trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm:Sản phẩm nhóm của HS
- HS nêu được nội dung của mỗi bức tranh.
- Mỗi bức tranh nói lên nguồn tư liệu lịch sử nào.
d) Tổ chứcthực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ
- Quan sát các hình ảnh SGK và cho biết các nguồn tư liệu lịch sử này?
Hiện vật
Kênh chữ
Kể chuyện
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát hình ảnh, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
1. Ngói bằng đất nung, 2 chữ viết trên bia đá, 3.Lê lợi trả gươm báu cho thần lim quy.-> Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các nguồn tư liệu để hiểu và phục dựng lại lịch sử.
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Nêu được các nguồn tư liệu lịch sử.
- Lấy ví dụ về các nguồn tư li ...  đề lịch sử..... 
II. Đề bài - Điểm số:
MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÍ 6 
SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Nước trên Trái Đất
-Tên đại dương lớn nhất TG
-Các dạng vận động của nước biển và đại dương
-Vai trò của nước ngầm
3 câu
0,75đ
= 7,5%
Số câu 
Số điểm 
2 câu
0,5đ = 5%
1 câu
0,25đ = 2,5%
Đất và sinh vật trên Trái Đất
-Xác định môi trường sống của 1 số loài thực, động vật
-Đặc điểm không đúng với lớp đất.
-Việc làm giúp tăng độ phì tầng đất
3 câu
0,75đ
= 7,5%
 Số câu 
Số điểm 
1 câu
0,25đ = 2,5%
1 câu
0,25đ = 2,5%
1 câu
0,25đ = 2,5%
Con người và thiên nhiên
-Biết được số dân của TG năm 2018
-Biết về sự phát triển bền vững
-Biết được tác động xấu của thiên nhiên đối với con người.
-Biết về số dân ở các siêu đô thị
-Hiểu được sự phân bố dân cư trên Thế giới
-Hiểu về sự khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên của con người.
-Tìm các biện pháp hạn chế sự nóng lên của Trái đất.
-Hoạt động nổi bật trong sự kiện giờ Trái đất.
-XĐ hậu quả từ sự gia tăng dân số quá nhanh.
- XĐ châu lục có nhiều siêu đô thị nhất TG dựa vào bản đồ.
10 câu
2,5đ = 25%
Số câu 
Số điểm
5 câu
1,25 đ = 12,5%
2 câu
0,5đ = 5%
3 câu
0,75đ = 7,5%
B14. Nhà nước Văn Lang
2c âu
0.5 đ
1c âu
0,25 đ
Phần lịch sử
B14. Nhà nước Văn Lang
Biết thời gian h/thà nh và kinh đô V/Lang.
Hiểu đúng về thành tựu văm minh của V/Lang
24 câu
60%)
Số câu 
Số điểm 
2c âu
0.5 đ
1c âu
0,25 đ
3 câu
0,75
B15. Nươc Âu Lạc
Biết hoàn cảnh ra đời
-Hiểu tổ chức nhà nước
Đánh giá được c/sách cai trị của Phương Bắc
 Số câu 
Số điểm 
3 câu
0,75đ
3câu
0,75
1câu
0,25
7 câu
2,75đ
Bài 16,17,18: Các cuộc k/nghĩa, đấu tranh bảo tồn văn hoá,Bước ngoặt lịch sử.
Số câu 
Số điểm
Tổng
Biết quá trình phương bắc xâm lược và cai trị tàn bạo
6 câu
1,5đ
11 câu( 2,75đ)
Hiểu quá trình nhân dân ta đấuu tranh bảo vệ đát nước và bảo tồn văn hoá
6 câu
1,5đ
10 câu( 2,5đ)
Đánh giá được công lao to lớn của cha ông ta
2 câu
0,5đ
3 câu ( 0,75đ)
14 câu
3,5đ
24 câu
6đ
Phần Lịch sử
B ài 14
Câu 1:Ý nào dưới đây không phản ánh đúng thành tựu của nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ?
A. Nghề nông trồng lúa nước là chính.
B. Kĩ thuật luyện kim (đặc biệt đúc đồng) phát triển.
C. Đã có chữ viết của riêng mình.
D. Nhiều sinh hoạt cộng đồng gắn với nghề nông trồng lúa.
c
Câu 2: Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở?
A. Phong Châu ( Phú Thọ ngày nay).
B. Luy Lâu ( Bắc Ninh ngày nay).
C. Mê Linh ( Hà Nội ngày nay).
D. Cổ Loa ( Hà Nội ngày nay).
 d
Câu 3: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN. B. Thế kỉ VII.
C. Thế kỉ III TCN. D. Thế kỉ III.
A
B ài 15.
Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc là:
A. chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.
B. chính sách đồng hoá của chính quyến đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.
 C. chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
D. do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc.
c
Câu 5: Điểm nổi bật của tình hình văn hoá nước ta thời Bắc thuộc là:
A. Văn hoá Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hoá nước ta.
B. Nhân dân ta tiếp thụ vẫn hoá Trung Quốc một cách triệt đề.
C. Tiếp thu văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc.
D. Bảo tồn phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc.
d
Câu 6: Mâu thuẫn bao trùm xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa
A. Nhân dân ta với chính quyền phương Bắc.
B. Nô tì với địa chủ, hào trưởng.
C. Nông dân lệ thuộc với hào trưởng.
D. Nô tì với quan lại đô hộ phương Bắc.
a
Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?
A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc.
B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực.
C. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước ta.
D. Nhằm thôn tính lãnh thổ và đồng hóa nhân dân ta.
c
Câu 8: Mâu thuẫn bao trùm xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa
A. Nhân dân ta với chính quyền phương Bắc.
B. Nô tì với địa chủ, hào trưởng.
C. Nông dân lệ thuộc với hào trưởng.
D. Nô tì với quan lại đô hộ phương Bắc.
a
Câu 9: Theo em, trong các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc, chính sách nào là thâm hiểm nhất?
A.Chính sách đồng hóa.
B.Chính sách bóc lột với nhiều loại thuế nặng nề và cống nộp.
C.Chính sách đàn áp dã man các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
D.Chính sách cấm nhân dân ta sử dụng đồ sắt.
a
Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?
A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc.
B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực.
C. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước ta.
D. Nhằm thôn tính lãnh thổ và đồng hóa nhân dân ta.
Câu 11: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ thời Bắc thuộc do ai lãnh đạo?
A. Bà Triệu.
B. Trưng Trắc, Trưng Nhị.
b
C. Lý Bí.
D. Mai Thúc Loan.
Câu 12: Đánh đuổi chính quyền đô hộ của nhà Ngô, làm cho “ toàn thể Giao Châu chấn động” là nhắc đến khởi nghĩa ?
A. Hai Bà Trưng B. Mai Thúc Loan C. Bà Triệu D. Ngô Quyền
Câu 13. Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là giành.
quyền dân sinh.
B. độc lập, tự chủ.
C. quyền dân chủ.
D. chức Tiết độ sứ.
Câu 14: Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa vào năm nào?
A. Năm 247. B. Năm 248. C. Năm 249. D. Năm 250.
Câu 15: Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gần với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bà Triệu.
B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.
D. Khởi nghĩa của Lý Bí.
Câu 16. Anh hùng dân tộc nào dưới đây được nhân dân suy tôn là “Bố cái đại vương”?
Khúc Thừa Dụ.
B. Triệu Quang Phục.
C. Phùng Hưng.
D. Lý Bí.
Câu 17. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng đã:
mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ bền bỉ của người Việt.
B. lật đổ ách cai trị của nhà Lương, giành lại nền độc lập, tự chủ của dân tộc.
C. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
D. tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt
Câu 18. Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ?
Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang (Hải Dương).
B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã nổi dậy giành quyền tự chủ.
C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
D. Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên nắm chính quyền.
Câu 19: Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là:
A. Động Khuất Lão. B. Cửa sông Tô Lịch.
C. Thành Long Biên. D. Đầm Dạ Trạch
Câu 20: Nước Vạn Xuân sụp đổ là do sự xâm lược của:
A. Nhà Đường. B.Nhà Lương. C. Nhà Tùy. D. Nhà Triệu.
Câu 21. Những tôn giáo nào dưới đây được các triều đại phong kiến Trung Quốc truyền bá vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
Nho giáo, Phật giáo và Hồi giáo.
B. Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
C. Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.
D. Đạo giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
C âu 22. T ên một câu truyện dân gian n ói về ý nghĩa tục ăn trầu của người việt
Cây tre trăm đốt
Tấm Cám.
Sự tích trầu cau.
Sự tích quả dưa h ấu.
Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Khúc Hạo?
Chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.
B. Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch.
C. Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quán.
D. Chia cả nước là 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.
Câu 24: Trận địa cọc ngầm là một nét độc đáo, sáng tạo của nghệ thuật thủy chiến Việt Nam mà Ngô Quyền là người khởi xướng đầu tiên vì:
A. Ngô Quyền thực hiện kế Vườn không nhà trống.
B. Ngô Quyền lợi dụng địa hình núi non hiểm trở.
C. Ngô Quyền lợi dụng chế độ thủy triều.
D. Ngô Quyền không những lợi dụng địa hình thế "thiên hiểm" của sông Bạch Đằng , mà còn lợi dụng cả chế độ thủy triều.
Phần địa lý.
Câu 1 :Đại dương lớn nhất Thế giới là?
A.Đại Tây Dương B.Bắc Băng Dương 
 C.Thái Bình Dương D.Bắc Băng Dương
Câu 2 :Nước ngầm có vai trò như thế nào?
A.Cung cấp nước cho sinh hoạt và tưới tiêu.
B.Góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi.
C.Ngăn chặn sụt lún.
D.Tất cả ý trên
Câu 3 : Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?
A.4 B. 3 C. 2 D.5
Câu 4 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với lớp đất trên Trái đất?
A.Đá mẹ sinh ra thành phần hữu cơ.
B.Sinh vật tạo ra thành phần hữu cơ.
C.Đá mẹ sinh ra thành phần khoáng.
D.Thành phần khoáng chiếm tỉ lệ cao nhất có trong đất.
Câu 5: Để tăng độ phì cho đất, chúng ta không nên làm gì?
A.Tưới nước B.Bón phân C.Đốt cỏ D.Xới đất.
Câu 6:Gấu trắng, chim cánh cụt, cá voi xanh, cây rêulà những sinh vật sống ở môi trường đới thiên nhiên nào?
A.Đới ôn hòa B.Đới lạnh C.Đới nóng D.Ở Bắc Cực
Câu 7 : Năm 2018, dân số Thế giới là bao nhiêu?
A.5 tỉ người B. 6 tỉ người C.7,6 tỉ người D.8 tỉ người
Câu 8 :Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự phân bố dân cư trên Thế giới?
A.Nơi tập trung đông dân là những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B.Hoang mạc, vùng núi cao là những nơi ít người sinh sống.
C.Vùng có khí hậu khắc nghiệt là nơi đông dân.
D.Nơi có nền kinh tế phát triển sẽ có mật độ dân số cao hơn nơi kinh tế chậm phát triển.
Câu 9 : Sự gia tăng dân số quá nhanh sẽ dẫn tới hậu quả gì ( hãy viết tiếp 1 hậu quả vào dấu .?
A.Thiếu lương thực -thực phẩm.
B.Thất nghiệp
C.Chế độ giáo dục, y tế không đảm bảo.
D.Kinh tế xã hội chậm phát triển, ô nhiễm mỗi trường.. ( HS ghi được ý nào chị cho điểm giúp e nhé miễn là không trùng với các ý A, B, C ở trên )
Câu 10 :Đâu không phải là biện pháp giúp giảm thiểu sự nóng lên của Trái đất?
A.Chọn các sản phẩm có thể tái sử dụng thay vì các sản phẩm chỉ sử dụng 1 lần
B.Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh.
C.Sử dụng các nguồn năng lượng sạch thân thiện với môi trường.
D.Tăng cường mở rộng quy mô các nhà máy, xí nghiệp.
Câu 11: Sự kiện “Giờ Trái Đất” diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm thường được diễn ra trên khắp Thế giới với sự kiện nổi bật nào?
A.Tắt hết các đèn điện trong vòng 1 giờ.
B.Đi xe đạp diễu hành hưởng ứng bảo vệ Trái đất.
C.Tổ chức bắn pháo hoa khắp nơi.
D.Tổ chức lễ hội Hoa đăng trên sông.
Câu 12 :Sự phát triển bền vững là?
A.Là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai.
B.Là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại.
C.Là sự phát triển nhằm tác động vào nền kinh tế để cho con người đạt được nhiều thành tựu.
D.Là sự phát triển hướng tới xây dựng cho thế hệ tương lai.
Câu 13 :Để khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên, con người đã không làm gì?
A.Vừa sử dụng và khôi phục, cải tạo đất trồng.
B.Tiết kiệm khoáng sản và tìm các vật liệu thay thế.
C.Hạn chế làm ô nhiễm nước, không khí.
D.Vùng đất đã khô cằn thì không cần cải tạo nữa.
Câu 14 :Thiên nhiên có những tác động xấu nào tới con người?
A.Thiên tai B.Đồng bằng C.Cảnh đẹp C.Khoáng sản phong phú
Câu 15 :Thành phố có từ bao nhiêu triệu dân mới được gọi là siêu đô thị?
A.9 triệu dân B.10 triệu dân C.11 triệu dân D.12 triệu dân
Câu 16: Dựa vào lược đồ sau em hãy cho biết Châu lục có nhiều siêu đô thị nhất Thế giới là? 
A.Châu Phi B.Châu Âu C.Châu Á D.Châu Mĩ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_nam_hoc_202.docx