Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực - Bài 19: Đòn bẩy - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu

1. Năng lực KHTN

a. Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:

- Dùng dụng cụ đơn giản minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.

b. Năng lực tìm hiểu tự nhiên :

- Lấy được ví dụ về 1 số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.

c) Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

- Sử dụng kiến thức kỹ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.

2. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Nâng cao tinh thần trách nhiệm và thói quen hợp tác trong học tập.

- Trung thực: Nâng cao tính trung thực trong việc thu thập số liệu xử lý thông tin và báo cáo kết quả trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Thiết bị dạy học

+ Thiết bị công nghệ, phần mềm: máy tính, máy chiếu và màn chiếu/tivi, mạng Internet, thiết bị di động thông minh, phần mềm Google, Youtobe, phần mềm trò chơi qua ứng dụng plicker và thẻ plicker.

 

docx 19 trang Đức Bình 25/12/2023 2020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực - Bài 19: Đòn bẩy - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực - Bài 19: Đòn bẩy - Năm học 2022-2023

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực - Bài 19: Đòn bẩy - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 15/05/2023
Ngày dạy:................................... 
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ 4 : TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC.
BÀI 19 : ĐÒN BẨY
Môn KHTN ; lớp 8; Bộ sách Cánh diều
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. Mục tiêu
1. Năng lực KHTN 
a. Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: 
- Dùng dụng cụ đơn giản minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.
b. Năng lực tìm hiểu tự nhiên : 
- Lấy được ví dụ về 1 số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.
c) Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Sử dụng kiến thức kỹ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.
2. Phẩm chất: 
- Trách nhiệm: Nâng cao tinh thần trách nhiệm và thói quen hợp tác trong học tập.
- Trung thực: Nâng cao tính trung thực trong việc thu thập số liệu xử lý thông tin và báo cáo kết quả trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Thiết bị dạy học 
+ Thiết bị công nghệ, phần mềm: máy tính, máy chiếu và màn chiếu/tivi, mạng Internet, thiết bị di động thông minh, phần mềm Google, Youtobe, phần mềm trò chơi qua ứng dụng plicker và thẻ plicker.
 + Thiết bị dạy học khác: 
	Dụng cụ: thước kẻ, bút, tẩy, thanh gỗ, sách, vật bất kỳ 
– Học liệu
+ Học liệu số: 
 - Bài giảng điện tử “ BÀI 19 : ĐÒN BẨY.”
 -Video : thí nghiệm về đòn bẩy 
https://encryptedvtbn0.gstatic.com/video?q=tbn:ANd9GcSiBHwww8y0Cz0ligJavzvVob7kc7CkIYb43g
+ Học liệu khác: SGK, phiếu thực hành theo số lượng HS của từng lớp.
- Hình ảnh: mô hình đòn bẩy đơn giản, H19.1-19.11
- Phiếu học tập 1: tìm hiểu về : Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực (phụ lục): 6 phiếu.
- Phiếu học tập 2: tìm hiểu về :Các loại đòn bẩy (phụ lục): 6 phiếu.
- Phiếu học tập 3: tìm các loại đòn bẩy. ( phụ lục): 25 phiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Tiết
Nội dung
Phương pháp/kĩ thuật day học
Phương pháp/ công cụ kiểm tra đánh giá
Phương án ứng dụng CNTT
1
Hoạt động 1. Khởi động (10phút)
PPDH: Dạy học thông qua trò chơi.
KTDH: Động não.
PPĐG: Quan sát, hỏi đáp
CCĐG: Câu trả lời ngắn
Hình ảnh, Powerpoint, máy tính, máy chiếu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực (35 phút)
PPĐH: hợp tác
KTDH: Chia nhóm, động não 
PPĐG: Viết, hỏi -đáp
CCĐG: Bài tập khai thác kênh chữ, kênh hình, rubrics.
Powerpoint, điện thoại thông minh, máy tính, máy chiếu / ti vi.
2
Hoạt động 2.2: Các loại đòn bẩy. (45 phút)
PPDH: hợp tác, giải quyết vấn đề
KTDH: Chia nhóm, động não
PPĐG: Viết, hỏi -đáp
CCĐG : Rubrics.
Video, Powerpoint, điện thoại thông minh, máy tính, máy chiếu.
3
Hoạt động 2.3: Sử dụng đòn bẩy trong thực tiễn. (20 phút)
PPDH: Dạy học hợp tác, trực quan
KTDH: động não, chia nhóm
PPĐG: Viết, hỏi -đáp CCĐG: Rubbics
Powerpoint, máy tính, máy chiếu.
Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
PPĐH: sơ đồ tư duy, hợp tác, giải quyết vấn đề
KTDH: động não
PPĐG: Viết, hỏi -đáp CCĐG: Rubbics 
PPĐG: Quan sát. 
CCĐG: Bảng kiểm.
Plicker,điện thoại thông minh, máy tính, máy chiếu. 
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khởi động ( 10 phút)
HÌNH THỨC DẠY HỌC : Dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT.
a) Mục tiêu: từ tình huống thực tế giúp học sinh nhận ra được tác dụng của đòn bẩy và khi nào cần sử dụng đòn bẩy
b) Nội dung: Trả lời câu hỏi trong trò chơi : “Ai thông minh hơn ? ”
Cho tình huống sau: Để đưa một vật lên cao, người công nhân có thể trực tiếp tác dụng lên vật một lực hướng thẳng đứng lên trên (hình 19.1). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do kích thước hay khối lượng của vật lớn sẽ khó nâng trực tiếp theo cách này. Có cách nào để nâng được vật lên mà không cần tác dụng lực theo phương thẳng đứng? Em hãy mô tả cách làm của nhóm mình ?
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời :
+ Dùng đòn bẩy
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: Yêu cầu hs hoạt động nhóm đôi trong thời gian 3 phút. 
GV chia nhóm hs.
- Thực hiện nhiệm vụ: Lớp trưởng tổ chức, HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi trong trò chơi: “Ai thông minh hơn ? ”, thời gian thảo luận 3 phút.
	- Báo cáo thảo luận: 
 + HS nhóm nào trả lời nhanh nhất và đúng nhất sẽ dược thưởng 
	- Kết quả, nhận định: GV chốt, khen thưởng HS
GV thông báo: Để nâng được vật lên mà không cần tác dụng lực theo phương thẳng đứng người ta sử dụng đòn bẩy.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực (35 phút)
HÌNH THỨC DẠY HỌC : Dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT.
a) Mục tiêu: 
- Dùng dụng cụ đơn giản minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.
b) Nội dung: Hoàn thành bài tập trong PHT số 1 theo nhóm 6-8 HS trong 10 phút.
- HS hoạt động theo nhóm, quan sát hình ảnh mô phỏng đòn bẩy và câu hỏi kèm theo được GV trình chiếu trên MS-PowerPoint.
 - HS làm việc với học liệu SGK, thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm ,thảo luận về đáp án của các câu hỏi để tìm hiểu đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực...
 c) Sản phẩm: 
- PHT số 1.
 d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: 
- GV thực hiện chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 6-8 HS. HS tự chọn 1 nhóm trưởng và 1 thư kí. 
- HS quan sát hình ảnh mô phỏng, câu hỏi của GV được trình chiếu trên MSPower Point. 
- HS đọc SGK trang 94,95, thảo luận nhóm để hoàn thành PHT số 1, mỗi nhóm 01 phiếu (dạy học hợp tác).
Nhóm: 
Tên thành viên: ..
	PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Yêu cầu: Nghiên cứu thông tin trang 94,95 SGK, thảo luận nhóm 6-8 HS trong 10 phút để trả lời các câu hỏi sau:
CH1. Nêu một số ví dụ về dùng đòn bẩy làm đổi hướng của lực tác dụng..
CH2. Dùng các dụng cụ học tập, thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm làm một đòn bẩy
CH3. Vẽ hình biểu diễn đòn bẩy, điểm tựa và lực trong thí nghiệm này.
- GV chú ý kiểm tra việc HS đã hiểu được nhiệm vụ cần thực hiện chưa.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh ,nghiên cứu thông tin, thiết kế thí nghiệm ,thảo luận nhóm 6-8 HS hoàn thành PHT số 1 trong thời gian 10 phút
- HS nhận PHT1 theo nhóm, trao đổi thảo luận, tiến hành thiết kế TN trong 10 phút.
- Cả nhóm kết hợp xem hình ảnh mô phỏng trên MS-PowerPoint và đọc SGK để thảo luận thống nhất ý kiến để trả lời câu hỏi và ghi vào PHT1. 
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm đồng thời ghi nhận sự hợp tác, trách nhiệm của HS thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ những nhóm cần giúp đỡ.
- Báo cáo thảo luận: 
- GV chụp PHT của các nhóm, chiếu kết quả lên tivi.
– GV yêu cầu HS đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm, mỗi nhóm trình bày 2-3 phút. 
– HS các nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung nội dung trình bày của các nhóm.
- Kết quả, nhận định : 
– GV trình chiếu đáp án đúng của các câu hỏi trên MS-PowerPoint. 
BẢNG ĐÁP ÁN CÂU HỎI GV TRÌNH CHIẾU TRÊN MS-POWERPOINT
 ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
CH1. Nêu một số ví dụ về dùng đòn bẩy làm đổi hướng của lực tác dụng.
+ Đưa vật lên khỏi hố	 + Nhổ đinh
CH2. Dùng các dụng cụ học tập, thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm làm một đòn bẩy. 
Bút chì làm thanh đòn
Bút bi làm điểm tựa
Vở làm vật 
Lực từ tay tác dụng vào bút chì nâng quyển vở lên. 
CH3. Vẽ hình biểu diễn đòn bẩy, điểm tựa và lực trong thí nghiệm này.
GV tổng kết, làm rõ: 
Khi một vật quay do chịu lực tác dụng nó có thể tác dụng lực lên một vật khác. Từ đặc điểm này người ta đã tạo ra đòn bẩy. Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng của lực tác dụng
Hướng dẫn kỹ học sinh làm mô hình mô phỏng đòn bẩy.
Chỉ rõ các yếu tố của đòn bẩy
 – GV trình chiếu nội dung trọng tâm để HS ghi nhận lại đáp án đúng vào vở cá nhân. – GV và HS đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm dựa trên công cụ là câu hỏi mà GV đã công bố.
 – GV kết luận về mục tiêu thực hiện các nhiệm vụ học tập: 
+ Số nhóm trả lời đúng các câu hỏi, về thái độ làm việc các nhóm. 
+ Mức độ đạt được yêu cầu cần đạt :trả lời đúng và nhanh 3 câu hỏi:
- Nêu được đòn bẩy có thể làm đổi hướng tác dụng của lực.
- Dùng các dụng cụ học tập, thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm làm một đòn bẩy. 
- Vẽ hình biểu diễn đòn bẩy, điểm tựa và lực trong thí nghiệm này.
* Phương án đánh giá:
- GV đưa ra phương án đánh giá HS bằng Rubrics:
Tiêu chí
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Trả lời 3 câu hỏi: 
(mối câu 3 điểm)
Đúng 3 câu
Đúng 2 câu
Đúng 1 câu
2. Thời gian trả lời nhanh nhất
cho 1 điểm.
- HS lắng nghe và dựa vào sản phẩm của nhóm mình đã làm và tự đánh giá theo thang tiêu chí của Rubrics trên.
- HS :Vận dụng trả lời 1 số câu hỏi,bài tập áp dụng 1,2,3.
– GV định hướng nhiệm vụ mà học sinh cần phải thực hiện ở hoạt động tiếp theo: 
Tiết 2 
Hoạt động 2.2a: Các loại đòn bẩy. (45 phút)
Hoạt động 2.2a:
HÌNH THỨC DẠY HỌC : Dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT.
a) Mục tiêu: 
- Lấy được ví dụ về 1 số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.
b) Nội dung: 
- HS làm việc nhóm ( như hđ 2.1 ) trong 10 phút, nghiên cứu nội dung trong Hình 19.4,5,6 SGK trang 95 để hoàn thành PHT số 2.
Nhóm: 
Tên thành viên: ..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Yêu cầu: Nghiên cứu thông tin H19.4,5,6 trang 95 SGK, trả lời các câu hỏi sau:
1.Em hãy nêu các đặc điểm dùng để phân loại đòn bẩy ?
.
2.hoàn thành bảng sau :
Loại đòn bẩy
Đặc điểm
Ví dụ
Loại 1
Loại 2
Loại 3
c) Sản phẩm: PHT số 2
Nhóm: 
Tên thành viên: ..
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Các đặc điểm dùng để phân loại đòn bẩy ?
- Vị trí của vật
- Vị trí tác dụng lực
- Điểm tựa
2.Hoàn thành bảng :
Loại đòn bẩy
Đặc điểm
Ví dụ
Loại 1
Đòn bảy có điểm tựa ở giữa 
Mái chèo thuyền, kéo.
Loại 2
Đòn bảy có điểm tựa ở một điểm đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia
kẹp làm vỡ hạt, xe rùa...
Loại 3
Đòn bảy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu(ở trường hợp này điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy).
cần câu, đũa
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: 
- GV thực hiện chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 6-8 HS. HS tự chọn 1 nhóm trưởng và 1 thư kí. 
- HS quan sát hình ảnh mô phỏng, câu hỏi của GV được trình chiếu trên MSPower Point. 
-GV yêu cầu HS Hoạt động theo nhóm để hoàn thành PHT số 2.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động vào PHT số 2.
- Báo cáo thảo luận: 
- GV chụp PHT của các nhóm, chiếu kết quả lên tivi.
– GV yêu cầu HS đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm, mỗi nhóm trình bày 2-3 phút. 
– HS các nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung nội dung trình bày của các nhóm.
- Kết quả, nhận định : 
+ GV trình chiếu đáp án đúng của các câu hỏi trên MS-PowerPoint. 
+ GV nhận xét và chốt nội dung về các loại đòn bẩy.
* Phương án đánh giá:
- GV cho từng nhóm tự đánh giá về sản phẩm học tập của nhóm mình qua Rubrics sau:
Mực độ/
Tiêu chí
3
2
1
0
CH1: Các đặc điểm dùng để phân loại đòn bẩy ? 
Nêu đủ 3 ý và trình bày rõ ràng
Nêu đủ 2 ý
Nêu 1 ý
Chưa nêu được
CH2: Loại đòn bẩy.
Nêu được đặc điểm 3 loại đòn bẩy,lấy đủ ví dụ, trình bày rõ ràng
Nêu được đặc điểm 2 loại đòn bẩy, lấy 2 ví dụ
Nêu được đặc điểm 1 loại đòn bẩy, lấy 1-2 ví dụ.
Chưa nêu được
- HS dựa vào sản phẩm của nhóm mình làm và tự đánh giá theo thang tiêu chí – Rubrics trên.
Hoạt động 2.2b: Luyện tập về các loại đòn bẩy
a) Mục tiêu: Liệt kê được một số loại đòn bẩy qua quan sát video.
b) Nội dung: 
- GV chiếu video cho HS quan sát, theo dõi.
- HS làm việc cặp đôi trong 5 phút, nghiên cứu nội dung trong video để hoàn thành PHT 3.
LOẠI ĐÒN BẨY
TÊN DỤNG CỤ
LOẠI 1
LOẠI 2
LOẠI 3
c) Sản phẩm: PHT 3.
LOẠI ĐÒN BẨY
TÊN DỤNG CỤ
LOẠI 1
Bập bênh, thăng bằng, kìm bấm, cần cẩu, máy bắn đá
LOẠI 2
Xe đẩy
LOẠI 3
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS Hoạt động theo cặp đôi để hoàn thành PHT 3.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động vào PHT 3.
- Báo cáo thảo luận: 
- GV chụp PHT của các nhóm, chiếu kết quả lên tivi.
– GV yêu cầu HS đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm, mỗi nhóm trình bày 2-3 phút. 
– HS các nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung nội dung trình bày của các nhóm.
- Kết quả, nhận định : 
+ GV trình chiếu đáp án đúng của các câu hỏi trên MS-PowerPoint. 
+ GV nhận xét và chốt nội dung PHT 3.
* Phương án đánh giá:
- GV cho từng cặp đôi tự đánh giá về sản phẩm học tập của nhóm mình qua Rubrics sau:
Tiêu chí
Mức 4
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Trả lời : 
(mỗi ý 1,5 điểm)
Đúng 6 dụng cụ, phân loại đúng
Đúng 5 dụng cụ, phân loại đúng
Đúng 4 dụng cụ, phân loại đúng.
Đúng 1- 2 dụng cụ, phân loại đúng
2. Thời gian trả lời nhanh nhất
cho 1 điểm.
- HS lắng nghe và dựa vào sản phẩm của nhóm mình đã làm và tự đánh giá theo thang tiêu chí của Rubrics trên.
	TIẾT 3
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về cách sử dụng đòn bẩy trong thực tiễn( 20 phút) :
HÌNH THỨC DẠY HỌC : Dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT.
a) Mục tiêu: 
- Sử dụng kiến thức kỹ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.
b) Nội dung: 
- Trả lời câu hỏi:
CH 1: Mỗi hình trong hình 19.7a, b, c tương ứng với loại đòn bẩy nào?
CH 2: Quan sát hình 19.8 và cho biết đâu là đòn bẩy, đâu là điểm tựa và chỉ ra sự thay đổi hướng của lực trong hình.
CH 3: Trong hình 19.9, bộ phận nào có vai trò như một đòn bẩy?
CH 4 : Chỉ ra bộ phận đóng vai trò đòn bẩy ở hình 19.10.
c) Sản phẩm: Câu trả lời:
+ CH 1: 
H19.7a) Loại 3: Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu.
H19.7b) Loại 1 : Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.
H19.7c) Loại 2: Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.
+ CH 2 :
- Cái kéo là đòn bẩy.
- Điểm tựa và sự thay đổi hướng của lực thể hiện như trong hình vẽ.
 →F1,→F1 là lực tác dụng của tay vào kéo.
→F2,→F2 là lực tác dụng bị thay đổi hướng.
+ CH 3: 
Thân chày cùng đầu chày có vai trò như một đòn bẩy.
+ CH 4:
Cần gạt, trục bơm, piston là bộ phận đóng vai trò đòn bẩy trong máy bơm nước bằng tay.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: 
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trang 94,95 để trả lời câu hỏi 1,2,3,4. 
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động cá nhân trả lời CH1, CH2, CH3, CH4.
- Báo cáo và thảo luận: 
+ GV yêu cầu 4-8 HS trả lời. 
+ HS khác lắng nghe, nhận xét bổ sung.
- Kết quả, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Đòn bẩy được ứng dụng nhiều trong đời sống và kỹ thuật,việc sử dụng đòn bẩy sẽ giúp thực hiện nhiều công việc thuận tiện và hiệu quả hơn. 
- Trong thực tiễn vị trí tác dụng của lực và vị trí điểm tựa có thể thay đổi để phù hợp với khả năng tác dụng lực.
Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút )
Luyện tập 1: Lập sơ đồ tư duy 
HÌNH THỨC DẠY HỌC : Dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT.
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về đòn bẩy.
b) Nội dung: HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy về đòn bẩy.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào giấy A4.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS vẽ sơ đồ tư duy.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 2 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết quả, nhận định: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
*Phương án đánh giá: Bảng kiểm đánh giá sơ đồ tư duy của HS
Các tiêu chí
Có
Không
1. Thiết kế sơ đồ tư duy đúng và đủ nội dung.
2. Sơ đồ tư duy thiết kế sáng tạo, độc đáo.
3. Sơ đồ tư duy thiết kế đẹp, bắt mắt.
4. Thuyết trình cho sơ đồ tư duy rõ ràng, hấp dẫn.
5. Trả lời câu hỏi của GV hoặc HS đúng, thuyết phục.
Luyện tập 2: 
HÌNH THỨC DẠY HỌC : Dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT.
a) Mục tiêu: Áp dụng kiến thức trong bài tập cụ thể
b) Nội dung: 
Bài tập 1 : Để nhổ một chiếc đinh ra khỏi tấm gỗ, người ta sử dụng một chiếc búa nhổ đinh hoặc một chiếc kìm (hình 19.11). Em hãy:
a. Mô tả cách dùng hai dụng cụ này để nhổ đinh.
b. Vận dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải thích cách làm.
BT 2. Nêu một số công việc trong thực tiễn có sử dụng đòn bẩy. Dùng hình vẽ để mô tả rõ tác dụng của đòn bẩy trong công việc đó.
c) Sản phẩm: câu trả lời
a.Mô tả cách dùng búa nhổ đinh: Đặt đầu búa sao cho đinh nằm chặt ở khe búa và đầu búa tì vào tấm gỗ làm điểm tựa, tay cầm vào cán búa, càng cách xa đầu búa thì càng nhổ dễ, dùng lực từ cánh tay hướng theo chiều lực →F→ như hình vẽ khi cán búa quay thì đinh cũng được nhổ dần lên.
- Mô tả cách dùng kìm nhổ đinh: kẹp mũi kìm vào đinh, ấn mũi kìm xuống tấm gỗ để lấy điểm tựa, tác dụng lực vào cán kìm theo chiều lực →F→ như hình vẽ khi cán kìm quay thì đinh cũng được nhổ dần lên.
b. Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng của lực tác dụng và khi một vật quay do chịu lực tác dụng thì nó có thể tác dụng lực lên một vật khác.
-Dùng búa nhổ đinh là áp dụng đòn bẩy loại 1 cho ta lợi về lực
-Dùng kìm nhổ đinh là áp dụng đòn bẩy loại 2 cũng cho ta lợi về lực.
BT 2 :
- Sử dụng đòn bẩy loại 2 như đôi đũa để lấy thức ăn được dễ dàng. Vẽ hình..
- Sử dụng đòn bẩy loại 1 như cái mở nắp chai, cái kéo. Vẽ hình
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: 
+ Hoạt động cá nhân trong 3 phút thực hiện nhiệm vụ được giao vào vở bài tập.
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS suy nghĩ hoàn thành bài tập 1 vào vở
- Báo cáo thảo luận: 
+ GV gọi 2-3 HS đại diện hoàn thành nhanh nhất trình bày, các HS khác bổ sung (nếu có).
- Kết quả, nhận định: GV nhận xét, chữa cho đúng.
Hoạt động 4: Vận dụng ( 10 phút )
HÌNH THỨC DẠY HỌC : Dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT.
a) Mục tiêu: 
- HS vận dụng kiến thức về đòn bẩy trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong trò chơi.
b) Nội dung: 
Trò chơi “AI NHANH HƠN ” qua ứng dụng plickers.
- Phần vận dụng có 05 câu hỏi.
Câu 1: Trong hình sau, điểm tựa đặt ở điểm nào thì lực có tác dụng lớn nhất ?
X 	B. Y	
C. Z	D. GIỮA X VÀ Y
Câu 2 : Trường hợp nào sau đây đòn bẩy làm đổi hướng của lực tác dụng ?
A. Bập bênh 	B. Dao thái	
C. Cái dập ghim	D. Cái xe rùa	
Câu 3 : Cái xe rùa là đòn bẩy loại nào ?
A. Loại 1	 B. Loại 2	
C. Loại 3	 D. Không thuộc loại nào.
Câu 4 : Trong hình sau, lực tác dụng đặt ở điểm nào ?
O	 B . O1
C .O2	 D. O3
Câu 5 : Để nhổ một cái đinh bị cắm quá chặt vào gỗ thì ta nên dùng dụng cụ nào sau đây ?
A . Búa nhổ đinh 	B . Kìm
C . Tua vít	C . Dao
- Mỗi học sinh có 1 bảng thẻ có mã tương ứng, 4 cạnh là 4 đáp án A, B, C, D. Học sinh đọc câu hỏi trên màn hình và chọn đáp án nào thì giơ cạnh có chữ cái đó lên trên. Lưu ý không cho tay vào phần hình (mã) trong thẻ. Giáo viên sử dụng camera của điện thoại để máy nạp câu trả lời vào hệ thống. 
c) Sản phẩm:
- Đáp án của HS qua ứng dụng plickers.
1- A
2- A
3- B
4- C
5- A
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu cá nhân HS sử dụng thẻ plickers trả lời câu hỏi khi tham gia trò chơi.
 - Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi.
- Báo cáo, thảo luận: + HS đưa ra đáp án bằng cách giơ thẻ plickers.
- Kết quả, nhận định: GV tổng kết điểm của cá nhân HS 
* Phương án đánh giá: theo thang điểm 10, mỗi câu trả lời đúng 2 điểm.
IV. NHẬN XÉT
............
V. PHỤ LỤC
Nhóm: 
Tên thành viên: ..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Yêu cầu: Nghiên cứu thông tin trang 94,95 SGK, thảo luận nhóm 6-8HS trong 10 phút để trả lời các câu hỏi sau:
CH1. Nêu một số ví dụ về dùng đòn bẩy làm đổi hướng của lực tác dụng.
...
CH2. Dùng các dụng cụ học tập, thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm làm một đòn bẩy.
.
CH3. Vẽ hình biểu diễn đòn bẩy, điểm tựa và lực trong thí nghiệm này.
Nhóm: 
Tên thành viên: ..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Yêu cầu: Nghiên cứu thông tin H19.4,5,6 trang 95 SGK, trả lời các câu hỏi sau:
1.Em hãy nêu các đặc điểm dùng để phân loại đòn bẩy ?
.
2.Hoàn thành bảng sau :
Loại đòn bẩy
Đặc điểm
Ví dụ
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Nhóm: 
Tên thành viên: ..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Xem video, hoàn thành bảng sau :
LOẠI ĐÒN BẨY
TÊN DỤNG CỤ
LOẠI 1
LOẠI 2
LOẠI 3

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_8_canh_dieu_chu_de_4_tac_dung_lam.docx