Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 2: Acid–base–pH–oxide – muối - Tuần 7+8, Bài 8: Acid - Năm học 2023-2024

I.Mục tiêu

1. Năng lực KHTN

* Nhận thức KHTN:

- Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).

- Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng ( HCl, H2SO4, CH3COOH)

* Tìm hiểu tự nhiên

- Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid ( làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hóa học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Trung thực: Cẩn thận trong ghi chép kết quả thí nghiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

 

docx 9 trang Đức Bình 25/12/2023 1840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 2: Acid–base–pH–oxide – muối - Tuần 7+8, Bài 8: Acid - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 2: Acid–base–pH–oxide – muối - Tuần 7+8, Bài 8: Acid - Năm học 2023-2024

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 2: Acid–base–pH–oxide – muối - Tuần 7+8, Bài 8: Acid - Năm học 2023-2024
Tuần 7;8
Ngày soạn: 10/10/2023
Ngày dạy: /10/2023
CHỦ ĐỀ 2: ACID – BASE – pH – OXIDE – MUỐI
BÀI 8: ACID
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I.Mục tiêu
1. Năng lực KHTN
* Nhận thức KHTN:
- Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).
- Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng ( HCl, H2SO4, CH3COOH)
* Tìm hiểu tự nhiên
- Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid ( làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hóa học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Trung thực: Cẩn thận trong ghi chép kết quả thí nghiệm. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học
- Máy tính, tivi.
- Dụng cụ, hóa chất Thí nghiệm acid làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại :
+ Dụng cụ: mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt, ống nghiệm.
+ Hóa chất: dd HCl loãng, giấy quỳ tím, Zn viên.
2. Học liệu
- Video :
+ Acetic acid làm đổi màu quỳ tím: https://www.youtube.com/watch?v=lc3YKxKJ6GQ
+ Acetic acid tác dụng với kim loại: https://www.youtube.com/watch?v=dHWz1e1zNxc
+ Hoạt hình khoa học vui: Tìm hiểu mưa acid là gì ?: https://www.youtube.com/watch?v=u-umbBkZNC0&t=98s
- Tranh ảnh ứng dụng của hydrochloric acid, sulfuric acid, acetic acid.
- Phiếu học tập số 1,2.
III. Tiến trình dạy học
Tiết
Nội dung
Phương pháp/kĩ thuật day học
Phương pháp/ công cụ kiểm tra đánh giá
Phương án ứng dụng CNTT
1
Hoạt động 1. Khởi động
(10 phút)
PP: Dạy học trực quan
KTDH: động não
PPĐG: hỏi đáp, quan sát
CCĐG: Câu trả lời ngắn
Hình ảnh, Powerpoint, máy tính, máy chiếu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: 
Khái niệm acid 
(15 phút)
Hoạt động 2.2: Tính chất hóa học của acid 
(20 phút)
PP: Dạy học trực quan, thực hành - thí nghiệm.
KTDH: động não
PPĐG: hỏi đáp
CCĐG: Câu hỏi, sản phẩm học tập.
Powerpoint, máy tính, máy chiếu.
2
Hoạt động 2.2: Tính chất hóa học của acid 
(45 phút)
Hoạt động 2.2.2: Làm đổi màu chất chỉ thị
Hoạt động 2.2.3: Tác dụng với kim loại
PP: Dạy học trực quan, thực hành - thí nghiệm.
KTDH: Chia nhóm
PPĐG: quan sát, hỏi đáp
CCĐG: sản phẩm học tập, Rubrics.
Powerpoint, máy tính, máy chiếu.
3
Hoạt động 2.3: Ứng dụng của một số acid. 
(15 phút)
PP: Dạy học trực quan, dạy học hợp tác.
KTDH: Động não
PPĐG: quan sát, hỏi đáp
CCĐG : Câu hỏi.
Powerpoint, máy tính, máy chiếu.
Hoạt động 3: Luyện tập 
( 20 phút)
PP: Dạy học thông qua trò chơi.
KT: Đặt câu hỏi.
PPĐG: Quan sát. 
CCĐG : Câu hỏi.
plicker , microsoft visco, máy tính, máy chiếu.
Hoạt động 4: Vận dụng 
(10 phút)
PP: Dạy học hợp tác.
KT: Động não.
PPĐG: quan sát.
CCĐG: Sản phẩm của HS.
Internet.
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a) Mục tiêu: Quan sát tranh ảnh, liên hệ vào bài học.
b) Nội dung: HS quan sát tranh ảnh, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: giới thiệu bài acid.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: 
+ Chiếu tranh ảnh các loại quả: quả sấu, quả me, quả chanh.
+ Các loại quả trên có đặc điểm gì giống nhau ? Theo em, vì sau chúng có đặc điểm giống nhau đó?
 (Làm việc cá nhân trong Thời gian: 3 phút)
- Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
 - Báo cáo thảo luận: 
 + HS trả lời câu hỏi. 
 Đáp án dự kiến: Các loại quả trên đều có vị chua, vì trong quả chứa acid.
 - Kết quả, nhận định: GV chốt đáp án, giới thiệu vào bài acid
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Khái niệm acid (15 phút)
a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).
b) Nội dung: Tìm hiểu thông tin, thảo luận cặp đôi, nêu khái niệm acid.
c) Sản phẩm:
- Khái niệm acid: Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.
- Phiếu học tập, bài thuyết trình về sản phẩm học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: Nghiên cứu thông tin, thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1. (8 phút)
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu thông tin (3 phút), hoàn thành phiếu học tập (5 phút).
- Báo cáo thảo luận: Gọi 1-2 nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi thảo luận, phản biện (5 phút).
 Dự kiến sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tên nhóm:
Câu 1: Nêu đặc điểm chung về thành phần phân tử của các acid ?
Đặc điểm chung: phân tử acid gồm: nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid.
Câu 2: Nêu khái niệm acid ?
 Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.
Câu 3: Viết sơ đồ tạo thành của phân tử acid . 
 Acid ion H+ + ion âm gốc acid
- Kết quả, nhận định: Nhận xét, chốt kiến thức khái niệm acid (2 phút).
Giáo viên giới thiệu tên một số acid thông dụng, cách viết sơ đồ tạo ra ion H+ từ hydrochloric acid, sulfuric acid.
Hoạt động 2.2: Tính chất hóa học của acid ( 65 phút). 
Mục tiêu:
- Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid ( làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hóa học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.
b) Nội dung:
 - Tiến hành thí nghiệm của hydrochloric acid ( làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với kim loại)
 - Hoàn thành phiếu học tập, nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hóa học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.
c) Sản phẩm: 
Tính chất hóa học của acid:
 + Dung dịch Acid làm đổi màu chất chỉ thị: làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
 + Dung dịch acid tác dụng được với nhiều kim loại tạo ra muối và khí hydrogen.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm 4HS
GV Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trang 48,49 mục II. Tính chất hóa học của acid , thực hiện thí nghiệm theo nhóm và hoàn thành PHT số 2 (35 phút)
- Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm làm thí nghiệm (20 phút)
 + Hoàn thành PHT (15 phút)
- Báo cáo thảo luận: Gọi từng nhóm lên thuyết trình sản phẩm của nhóm mình (20 phút)
- Kết quả, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung về tính chất hóa học của acid. (10 phút)
Giới thiệu thêm các video tính chất của acetic acid:
+ Acetic acid làm đổi màu quỳ tím: https://www.youtube.com/watch?v=lc3YKxKJ6GQ
+ Acetic acid tác dụng với kim loại: https://www.youtube.com/watch?v=dHWz1e1zNxc
* Phương án đánh giá
- GV đưa ra phương án đánh giá HS bằng Rubrics: Phát phiếu đánh giá cho HS đánh giá bài của nhóm khác.
PHIẾU HỌC TẬP 2
Nhóm:
Dụng cụ, hóa chất
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích hiện tượng. 
Viết PTHH (nếu có)
Thí nghiệm 1
Dụng cụ: mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt
Hóa chất: dd HCl loãng, giấy quỳ tím.
( 1 điểm)
Đặt mẩu quỳ tím lên mặt kính đồng hồ
 Lấy dd HCl loãng và nhỏ 1 giọt lên mẩu quỳ tím.
( 1 điểm)
Qùy tím chuyển sang màu đỏ.
( 1 điểm)
Quỳ tím là chất chỉ thị màu, nhỏ acid lên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
( 1 điểm)
Thí nghiệm 2
Dụng cụ: giá thí nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt
Hóa chất: dd HCl loãng, Zn viên
( 1 điểm)
Cho 1 viên Zn vào ống nghiệm. 
Sau đó cho thêm vào ống nghiệm khoảng 2 ml dd HCl loãng.
( 1 điểm)
Viên kẽm tan dần, có khí thoát ra.
( 1 điểm)
Kẽm tan trong acid và có khí thoát ra.
( 1 điểm)
PTHH: ( 1 điểm) 
Zn+2HCl ZnCl2 + H2 
Nhận xét tính chất hóa học của acid ?
Dung dịch Acid làm đổi màu chất chỉ thị: làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ ( 0,5 điểm)
Dung dịch acid tác dụng được với nhiều kim loại tạo ra muối và khí hydrogen. ( 0,5 điểm)
Tổng điểm: ..
Mức 4
( Tốt)
Mức 3
(Khá)
Mức 2
(Đạt)
Mức 1
(Chưa đạt)
Từ 9- 10 điểm
Từ 7-8 điểm
Từ 5-6 điểm
Còn lại
Giao nhiệm vụ về nhà: Chuẩn bị cho tiết học sau
Các nhóm (4HS) làm báo cáo powerpoint về ứng dụng của một số acid.
Thiết kế poster về nguyên nhân, tác hại, biện pháp giảm hiện tượng mưa acid.
Hoạt động 2.3: Ứng dụng của một số acid. (15 phút)
Mục tiêu: Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng ( HCl, H2SO4, CH3COOH)
Nội dung: Tìm hiểu thông tin, sưu tầm tranh ảnh về ứng dụng của một số acid thông dụng, thiết kế power theo nhóm, báo cáo trước lớp.
Sản phẩm:
Ứng dụng của hydrochloric acid HCl: tẩy rửa kim loại, điều chế glucose, sản xuất chất dẻo, sản xuất dược phẩm
Ứng dụng của sulfuric acid H2SO4: sản xuất ắc quy, sản xuất chất dẻo, sản xuất sơn, sản xuất phân bón
Ứng dụng của acetic acid CH3COOH : sản xuất tơ nhân tạo, sản xuất thuốc diệt côn trùng, sản xuất phẩm nhuộm, sản xuất dược phẩm..
Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: 
Giao nhiệm vụ từ tiết học trước: Nhóm 4HS tìm hiểu thông tin, tranh ảnh điện tử, thiết kế powerpoint về Ứng dụng của một số acid trình chiếu trước lớp vào tiết học sau.
Thực hiện nhiệm vụ : HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
Báo cáo, thảo luận: Các nhóm báo cáo sản phẩm bằng powerpoint trên lớp ( 13 phút)
Kết quả, nhận định: GV nhận xét sản phẩm học tập của các nhóm, cho điểm các nhóm có sản phẩm tốt (2 phút).
 Giới thiệu một số ứng dụng khác của acid.
Hoạt động 3: Luyện tập ( 20 phút)	
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về acid. 
b) Nội dung: 
* Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy ( chiếu sản phẩm sơ đồ tư duy của các nhóm cho nhóm khác nhận xét)
* Nhiệm vụ 2: HS tham gia củng cố kiến thức bằng phầm mềm plicker
Câu 1. Acid là hợp chất trong phân tử có nguyên tử. liên kết với gốc acid .
 A. oxygen B. hydrogen C. nitrogen D. hydroxide 
Câu 2. Chất nào sau đây là acid ?
CuO B. CaCO3 C. KOH D. H2SO4
Câu 3. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu đỏ?
 A. nước đường. B. nước chanh. C. nước muối. D. nước tinh khiết
Câu 4. Acid nào sau đây có trong dạ dày người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn ?
Hydrochloric acid B. Sulfuric acid C. Acetic acid D. Nitric acid
Câu 5. Cho dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Zn. Sản phẩm tạo thành là: 
Zn (SO4)2 và H2 C. ZnSO4 và H2 
Zn2SO4 và H2 D. Không xảy ra phản ứng
c) Sản phẩm: 
- Kết quả trên các phần mềm Plicker.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy 
 - Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy trên phần mềm trực tuyến microsoft visco.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành nhiệm vụ theo hướng dẫn.
- Báo cáo, thảo luận: Kết quả trên ứng dụng.
- Kết quả, nhận định: Nhận xét sơ đồ tư duy của hs, khen ngợi HS có sản phẩm đúng, đẹp.
* Nhiệm vụ 2: HS tham gia củng cố kiến thức bằng phầm mềm plicker
- Giao nhiệm vụ: GV phát thẻ plicker cho HS, hướng dẫn cách giơ thẻ để GV quét mã.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành nhiệm vụ theo hướng dẫn.
- Báo cáo, thảo luận: Kết quả trên ứng dụng.
- Kết quả, nhận định: GV gửi file bảng kết quả và nhận xét cho HS.
Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
a) Mục tiêu: 
- Tìm hiểu hiện tượng mưa acid: nguyên nhân, tác hại, biện pháp giảm hiện tượng mưa acid.
b) Nội dung: Tìm kiếm thông tin trên sách báo, nguồn internet về hiện tượng mưa acid.
c) Sản phẩm: Thiết kế poster về nguyên nhân, tác hại, biện pháp giảm mưa axit, có hình ảnh kèm theo.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: 
 + GV yêu cầu học sinh tìm kiếm một số phần mềm thiết kế poster, tìm hiểu kiến thức liên quan về mưa acid ( giao từ tiết học trước).
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà ( đã giao từ tiết học trước).
- Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo sản phẩm trong tiết học.
- Kết quả, nhận định: GV nhận xét rút ra kết luận, cho điểm các nhóm có sản phẩm tốt. giới thiệu thêm về mưa acid thông qua video hoạt hình khoa học vui: https://www.youtube.com/watch?v=u-umbBkZNC0&t=98s
IV. Nhận xét
V. Phụ lục
1. Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tên nhóm:
Câu 1: Nêu đặc điểm chung về thành phần phân tử của các acid ?
Câu 2: Nêu khái niệm acid ?
Câu 3: Viết sơ đồ tạo thành của phân tử acid . 
PHIẾU HỌC TẬP 2
Nhóm:
Dụng cụ, hóa chất
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 2
Nhận xét tính chất hóa học của acid ?
 Kí duyệt giáo án tuần 8 (23/10/2023)
Tổ trưởng
 Phan Hải Quân
BGH
 Hoàng Việt Dũng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_8_canh_dieu_chu_de_2_acidbasephoxi.docx