Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Phản ứng hóa học - Tuần 6, Tiết 24: Ôn tập Chủ đề 1 - Năm học 2023-2024 - Lâm Thị Trang
CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1
Môn KHTN 8
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố các kiến thức đã được học ở chủ đề 1: biến đổi vật lí, biến đổi hóa học; phản ứng hóa học; định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học; mol và tỉ khối chất khí; nồng độ dung dịch
- Vận dụng các kiến thức đã học làm được một số bài tập
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực tìm kiếm kiến thức liên quan để giải quyết nhiệm vụ học tập
- Trung thực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và bài tập chủ đề.
3. Năng lực:
3.1. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tư duy, tìm kiếm để giải quyết một nhiệm vụ học tập
- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm các kiến thức liên quan đến bài tập ( có thể đọc lại SGK, hỏi bạn bè, Thầy cô ) để làm được bài tập
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm, tích cực hợp tác với bạn trong nhóm để hoàn thành các phiếu bài tập
3.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Hệ thống hoá kiến thức về biến đổi vật lí, biến đổi hóa học; phản ứng hóa học; định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học; mol và tỉ khối chất khí; nồng độ dung dịch
- Vận dụng kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ bài tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Phản ứng hóa học - Tuần 6, Tiết 24: Ôn tập Chủ đề 1 - Năm học 2023-2024 - Lâm Thị Trang
Tuần CM: 6 Ngày soạn: 5/10/2023 Tiết PPCT: 24 CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1 Môn KHTN 8 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố các kiến thức đã được học ở chủ đề 1: biến đổi vật lí, biến đổi hóa học; phản ứng hóa học; định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học; mol và tỉ khối chất khí; nồng độ dung dịch - Vận dụng các kiến thức đã học làm được một số bài tập 2. Phẩm chất - Chăm chỉ, tích cực tìm kiếm kiến thức liên quan để giải quyết nhiệm vụ học tập - Trung thực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và bài tập chủ đề. 3. Năng lực: 3.1. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tư duy, tìm kiếm để giải quyết một nhiệm vụ học tập - Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm các kiến thức liên quan đến bài tập ( có thể đọc lại SGK, hỏi bạn bè, Thầy cô) để làm được bài tập - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm, tích cực hợp tác với bạn trong nhóm để hoàn thành các phiếu bài tập 3.2. Năng lực khoa học tự nhiên: - Hệ thống hoá kiến thức về biến đổi vật lí, biến đổi hóa học; phản ứng hóa học; định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học; mol và tỉ khối chất khí; nồng độ dung dịch - Vận dụng kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ bài tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - Chuẩn bị giấy khổ A3, phiếu học tập. 2. Đối với học sinh: - Ôn tập lại kiến thức trong chủ đề 1 - Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số Tiết 24 Lớp8A3 TS..................... HD......................... Vắng.................................... Lớp8A4 TS..................... HD......................... Vắng.................................... 2. Kiểm tra miệng : lồng vào nội dung bài học. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” a. Mục tiêu: HS xác định vấn đề học tập là hệ thống lại kiến thức trong chủ đề 1 và tạo hứng khởi cho HS vào bài. b. Nội dung: Hoàn thành phiếu học tập 1 c. Phương thức tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao PHT cho các nhóm, yêu cầu HS hoàn thành PHT trong thời gian 7 phút. * Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập 1 * Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện 2 nhóm hoàn thành trước lên trình bày. - Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV nghe và nhận xét, chấm điểm cho nhóm HS trình bày tốt nhất, nhanh nhất GV dẫn dắt: Ở chủ đề 1, chúng ta đã học về biến đổi vật lí, biến đổi hóa học; phản ứng hóa học; định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học; mol và tỉ khối chất khí; nồng độ dung dịch. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi ôn tập và hoàn thiện bài tập để củng cố lại kiến thức. d/ Sản phẩm: Đáp án PHT 1 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hệ thống hóa kiến thức chủ đề 1: Phản ứng hóa học. a. Mục tiêu: - Hệ thống hoá kiến thức về biến đổi vật lí, biến đổi hóa học; phản ứng hóa học và năng lượng cưa phản ứng hóa học; định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học; mol và tỉ khối chất khí; nồng độ dung dịch; tốc độ phản ứng và chất xúc tác. - Trung thực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và bài tập chủ đề. b. Nội dung: HS sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Phương thức tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: - Mỗi nhóm phân công các bạn tìm hiểu SGK phần kiến thức cần nhớ và hoàn thành trên giấy A1. - Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 7 phút. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS Hoạt động theo nhóm từ 4-6 người, vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức * Báo cáo, thảo luận: - GV gọi đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình và trả lời 1 số nội dung GV yêu cầu. * Kết luận, nhận định: - GV nghe và nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày tốt nhất d. Sản phẩm: Sản phẩm bản đồ tư duy của HS HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 4 - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết bài tập chủ đề 4. - Trung thực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và bài tập chủ đề. c. Phương thức tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ: GV Thông báo luật chơi: Giải mật thư (các bài tập trong sgk/46) - Vòng 1: +Nhóm 1,2 giải mật thư số 1 (bài 1,2 sgk/46) +Nhóm 3,4 giải mật thư số 2 (bài 3,4 sgk/46) +Nhóm 5,6 giải mật thư số 3 (bài 5, 6, 7 sgk/46) - Nhóm nào hoàn thành tất cả các mật thư sớm nhất, GV sẽ xướng tên chúc mừng. Và dành thời gian để cả nhóm cùng xem lại và hướng dẫn cho nhau những BT đã giải. -Vòng 2: HS đại diện các nhóm lên bảng trình bày bài giải. Các nhóm còn lại dưới lớp cũng giải lại vào vở. * Thực hiện nhiệm vụ: - Thảo luận. Hoàn thành các bài tập trong sgk/46 * Báo cáo, thảo luận: - GV chọn các nhóm lên bảng trình bày kết quả. - Mời nhóm khác nhận xét, sửa chữa và hoàn thiện. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét, sửa chữa. d. Sản phẩm: Hoàn thành các bài tập sgk/46 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Không 4. Nhận xét – dặn dò - Học thuộc nội dung bài học - Đọc trước và tìm hiểu chủ đề 2, bài 8: Acid IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO HỌC SINH - Sách GKKHTN 8 (Cánh diều – NXBĐHSP) - Sách BTKHTN 8 ( Cánh diều - NSBĐHSP ) * phiếu học tập 1 Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng hóa học? A. Thanh sắt đung nóng, dát mỏng và uốn cong được B. Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong , làm nước vôi trong vẩn đục C. Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng D. Nhựa đường đun ở nhiệt độ cao thì nóng chảy Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng vật lí? A. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ B. Quá trình quang hợp của cây xanh C. Sự đông đặc ở mỡ động vật D. Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí Dấu hiệu chính để phân biệt biến đổi hóa học với biến đổi vật lí là sự A. thay đổi về trạng thái của chất B. thay đổi về hình dạng của chất C. xuất hiện chất mới D. thay đổi về màu sắc của chất Câu 4: Điền vào chỗ trống: "Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm ... tổng khối lượng của các chất phản ứng." A. lớn hơn B. bằng C. nhỏ hơn D. nhỏ hơn hoặc bằng Câu 5: Sơ đồ phản ứng hóa học của các chất: A + B→ C + D. Phương trình bảo toàn khối lượng là: A. mA + mC = mB + mD B. mA + mB = mC + mD C. mA + mD = mC + mB D. mA + mB = mC - mD Câu 6: Hệ số cân bằng hóa học của phương trình hóa học: H2 + O2 → H2O A. 1, 2, 1 B. 2, 1, 1 C. 2, 2, 1 D. 2, 1, 2 Câu 7. Công thức đúng về tỉ khối của chất khí A đối với không khí là A. dA/kk = MA .29 B. C. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 8. Số Avogadro và kí hiệu là A. 6,022.1023, A B. 6,022.10-23, A C. 6,022.1023, N D. 6,022.1024, N Câu 9. Thể tích 1 mol của hai chất khí bằng nhau nếu được đo ở A. cùng nhiệt độ B. cùng áp suất C. cùng nhiệt độ và khác áp suất D. cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất Câu 10. Khí NO2 nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? A. Nặng hơn không khí 1,6 lần. B. Nhẹ hơn không khí 2,1 lần. C. Nặng hơn không khí 3 lần. D. Nhẹ hơn không khí 4,20 lần. Câu 11. 64g khí oxygen ở điều kiện chuẩn có thể tích là: A. 49,58 lít B. 24,79 lít C. 74,37 lít D. 99,16 lít Câu 12. Độ tan là gì? A. Là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định B. Là số gam chất đó tan trong 1 lít nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định C. Là số gam chất đó không tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa D. Là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch chưa bão hòa ở nhiệt độ xác định Câu 13. Dung dịch là hỗn hợp _____________ của chất tan và dung môi A. huyền phù B. đồng nhất C. chưa đồng nhất D. chưa tan Câu 14. Nồng độ mol là gì? A. Là số mol chất đó tan có trong trong 1 lít dung dịch. B. Là số gam chất đó tan trong 1 lít nước. C. Là số mol chất đó không tan trong 100 gam dung dịch. D. Là số gam chất đó tan trong 100 gam nước. Câu 15. Nồng độ phần trăm là gì? A. Là số mol chất đó tan có trong trong 1 lít dung dịch. B. Là số gam chất đó tan trong 1 lít nước. C. Là số mol chất đó không tan trong 100 gam dung dịch. D. Là số gam chất đó tan trong 100 gam nước. * Đáp án phiếu học tập 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 B C C B B D B C D A A A B A D * Đáp án bài tập sgk/46 Bài tập 1: a) Quá trình có xảy ra sự biến đổi hoá học: (3) Gas bắt lửa và cháy trong không khí chủ yếu tạo thành khí carbon dioxide và nước. b) Nếu ngửi thấy mùi gas trong nhà, chứng tỏ đã có khí gas rò gỉ. Do đó cần phải tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Khóa van bình gas để tránh gas thoát ra nhiều có thể dẫn đến cháy nổ cao. Bước 2: Mở hết tất cả các cửa (cửa sổ, cửa ra vào ) để khí gas thoát ra ngoài Chú ý: Có thể sử dụng bìa carton hoặc quạt tay để lùa khí gas ra môi trường nhưng không được bật quạt điện hoặc bật/tắt các công tắc, thiết bị điện, dùng diêm hay bật lửa trong nhà bởi dễ phát ra tia lửa điện gây cháy một cách dễ dàng. Bước 3: Thông báo đến các thành viên đang có trong nhà, di dời trẻ em, người già ra khỏi nhà và báo người lớn (bố, mẹ, ) để có biện pháp xử lí phù hợp tiếp theo. Bài tập 2: a) Phương trình hoá học của phản ứng: 2Mg + O2 → 2MgO. b) Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng: c) Khối lượng oxygen đã phản ứng là: Bài tập 3: a) 4Na + O2 → 2Na2O Tỉ lệ: Số nguyên tử Na : Số phân tử O2 : Số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2. b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Tỉ lệ: Số phân tử P2O5 : Số phân tử H2O : Số phân tử H3PO4 = 1 : 3 : 2. c) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O Tỉ lệ: Số phân tử Fe(OH)3 : Số phân tử Fe2O3 : Số phân tử nước = 2 : 1 : 3. d) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl Tỉ lệ: Số phân tử Na2CO3 :Số phân tử CaCl2 : Số phân tử CaCO3 : Số phân tử NaCl = 1:1 : 1 :2 Bài tập 4: a) Khối lượng mol khí A: b) Công thức hoá học của khí A có dạng: XO2. Ta có: MX + 2 × MO = 44 ð MX = 12. Vậy X là carbon (C). Công thức hoá học khí A là: CO2. Bài tập 5: a) C b) D c) C Bài tập 6: - Hai chất khí nhẹ hơn không khí là: H2 (M = 2 g/ mol) và He (M = 4 g/ mol). - Hai chất khí nặng hơn không khí là: CO2 (M = 44 g/ mol) và SO2 (M = 64 g/ mol). Bài tập 7: a) Phương trình hoá học của phản ứng: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. b) Ở ống nghiệm chứa HCl 15% phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn. Do nồng độ các chất càng lớn, tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh. V. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt của tổ CM
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_8_canh_dieu_chu_de_1_phan_ung_hoa.docx