Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Bài tập Áp suất - Năm học 2023-2024

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

 Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được: áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt, áp suất = áp lực/diện tích bề mặt.

 Liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng.

 Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.

2.Về năng lực

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

 Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

 Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, phối hợp các bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. Trình bày câu trả lời/ bài thảo luận của nhóm trước lớp.

 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ, tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi GV đưa ra, tìm cách giải quyết vấn đề phát sinh khi làm thí nghiệm

2.2. Năng lực riêng

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực KHTN của học sinh như sau:

 Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được định nghĩa, tác dụng của áp lực lên mặt bị ép và những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng này.

 Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành thí nghiệm, rút ra nhận xét áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt, áp suất = áp lực/diện tích bề mặt.

 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.

 

docx 5 trang Đức Bình 25/12/2023 2800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Bài tập Áp suất - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Bài tập Áp suất - Năm học 2023-2024

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Bài tập Áp suất - Năm học 2023-2024
Ngày soạn: 20/9/2023
BÀI TẬP ÁP SUẤT
Thời gian thực hiện: Tiết 14
I. Mục tiêuSP Tin 6 Anh Nguyet + Pham Huy
1. Về kiến thức
Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được: áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt, áp suất = áp lực/diện tích bề mặt.
Liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng.
Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.
2.Về năng lực 
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.
Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, phối hợp các bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. Trình bày câu trả lời/ bài thảo luận của nhóm trước lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ, tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi GV đưa ra, tìm cách giải quyết vấn đề phát sinh khi làm thí nghiệm 
2.2. Năng lực riêng
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực KHTN của học sinh như sau:
Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được định nghĩa, tác dụng của áp lực lên mặt bị ép và những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng này.
Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành thí nghiệm, rút ra nhận xét áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt, áp suất = áp lực/diện tích bề mặt.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.
3. Về phẩm chất
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực, chăm chỉ đọc tài liệu tham khảo, đoàn kết với các bạn trong lớp qua các hoạt động học tập.
- Trung thực: Cẩn thận trong thực hành và ghi chép kết quả.
- Trách nhiệm: Trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo, máy chiếu, phiếu học tập. Dụng cụ thí nghiệm: các khối kim loại hình hộp chữ nhật giống nhau, chậu cát mịn.
2. HS: Chuẩn bị học trước bài 16 Áp suất. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Áp suất
a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm áp suất, viết được công thức tính áp suất và liệt kê được 1 số đơn vị đo áp suất thông dụng.
b) Nội dung: Thực hiện được thí nghiệm để xác định được áp suất sinh ra khi có tác dụng áp dụng lên đơn vị diện tích bề mặt.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập 1
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 1 SGK trang 74
Chuẩn bị: Chất lỏng cần xác định khối lượng riêng, cốc đong, cân.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm và hoàn thành Phiếu học tập 1
Tiến hành
- Xác định khối lượng của lượng chất lỏng:
+ Dùng cân xác định khối lượng m1 của cốc đong.
+ Đổ lượng chất lỏng cần xác định khối lượng riêng vào cốc đong. Dùng cân xác định tổng khối lượng m2 của cốc đong và lượng chất lỏng (hình 14.1).
+ Tính khối lượng của lượng chất lỏng: m = m2 – m1.
- Đo thể tích của lượng chất lỏng: Đọc giá trị thể tích V của lượng chất lỏng trên cốc đong.
- Tính khối lượng riêng của lượng chất lỏng: D=(m2−m1)/V
*Báo cáo kết quả thí nghiệm
Các nhóm công bố kết quả thí nghiệm và giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức và đánh giá các nhóm.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chốt lại kiến thức và đánh giá theo rubric, nhận xét các nhóm
PHIẾU HỌC TẬP 1
Câu hỏi 1: Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc vào yếu tố nào?
Trả lời:
Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc vào:
+ Độ lớn áp lực.
+ Diện tích bề mặt bị ép.
Câu hỏi 2:  Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 1m x 1 m x 2 m và có trọng lượng 200 N. Tính áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn trong hai trường hợp ở hình 16.3.
Trả lời:
- Trường hợp Hình 16.3a:
Diện tích bề mặt bị ép là S1 = 1 . 1 = 1 m2
Áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn là p1=F.S1=P.S1=200.1=200N/m2
- Trường hợp Hình 16.3b:
Diện tích bề mặt bị ép là S1 = 1 . 2 = 2 m2
Áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn là p2=F.S2=P.S2=200.2=400N/m2
PHIẾU HỌC TẬP 1
Câu hỏi 1: Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc vào yếu tố nào?
Câu hỏi 2: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 1m x 1 m x 2 m và có trọng lượng 200 N. Tính áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn trong hai trường hợp ở hình 16.3.
Phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá: Quan sát, Phiếu học tập, Bảng kiểm
Các tiêu chí
Có
Không
Trả lời câu hỏi 1
Trả lời câu hỏi 2
Hoạt động 2.3: Tăng giảm Áp suất
a) Mục tiêu: Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua 1 số hiện tượng thực tế.
b) Nội dung: Thực hiện được thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của một khối hộp chữ nhật.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập 2
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm SGK 
Chuẩn bị: Thước, cân, khối hộp chữ nhật.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm và hoàn thành Phiếu học tập 2
Các khối kim loại hình hộp chữ nhật giống nhau, chậu cát mịn.
Tiến hành
- Đặt khối kim loại lên mặt cát và đo độ lún của cát ở mỗi trường hợp sau:
+ Đặt một khối kim loại nằm ngang (hình 16.2a).
+ Đặt một khối kim loại thẳng đứng (hình 16.2b).
+ Đặt hai khối kim loại chồng lên nhau (hình 16.2c).
 - So sánh độ lún trong mỗi trường hợp và rút ra kết luận về sự thay đổi độ lún gây ra bởi áp lực của khối kim loại trên mặt cát khi:
+ Với cùng một áp lực (hình 16.2a, b), diện tích bị ép giảm;
+ Trên một diện tích bị ép không đổi (hình 16.2a, c), tăng áp lực.
Trả lời:
- So sánh độ lún trong mỗi trường hợp:
+ Với cùng một áp lực thì trường hợp b lún sâu hơn trường hợp a.
+ Trên một diện tích bị ép không đổi thì trường hợp c lún sâu hơn trường hợp a.
- Kết luận:
+ Với cùng một áp lực, diện tích bị ép giảm thì tác dụng của lực lên diện tích bề mặt bị ép càng lớn.
+ Trên một diện tích bị ép không đổi, tăng áp lực thì tác dụng của lực lên diện tích bề mặt bị ép càng lớn.
*Báo cáo kết quả thí nghiệm
Các nhóm công bố kết quả thí nghiệm và giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức và đánh giá các nhóm.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chốt lại kiến thức và đánh giá theo rubric, nhận xét các nhóm
PHIẾU HỌC TẬP 2
Câu hỏi: a. Vì sao các mũi đinh đều được làm nhọn (hình 16.4a)?
b. Vì sao phần lưỡi dao thường được mài mỏng (hình 16.4b)? Vì sao khi thái thức ăn, nhiều khi ta cần tăng lực tác dụng lên dao?
c. Vì sao khi làm phẳng nền nhà lát vữa xi măng, người thợ lại cần dùng giày đế phẳng và rộng (hình 16.4c)?
Trả lời:
a. Các mũi đinh đều được vuốt nhọn để giảm diện tích mặt bị ép nhằm tăng áp suất tác dụng lên mặt tiếp xúc, để việc đóng đinh được dễ dàng hơn.
b.
- Phần lưỡi dao thường được mài mỏng để giảm diện tích mặt bị ép nhằm tăng áp suất tác dụng lên mặt tiếp xúc, để việc thái thức ăn dễ dàng hơn.
- Khi thái thức ăn, nhiều khi ta cần tăng lực tác dụng lên dao để tăng áp suất tác dụng lên mặt tiếp xúc, để việc thái thức ăn dễ hơn.
c. Khi làm phẳng nền nhà lát vữa xi măng, người thợ lại cần dùng giày đế phẳng và rộng để làm tăng diện tích mặt bị ép nhằm giảm áp suất tác dụng lên mặt tiếp xúc, để người thợ không để lại vết sâu trên nền nhà.
PHIẾU HỌC TẬP 2
Câu hỏi: a. Vì sao các mũi đinh đều được làm nhọn (hình 16.4a)?
b. Vì sao phần lưỡi dao thường được mài mỏng (hình 16.4b)? Vì sao khi thái thức ăn, nhiều khi ta cần tăng lực tác dụng lên dao?
c. Vì sao khi làm phẳng nền nhà lát vữa xi măng, người thợ lại cần dùng giày đế phẳng và rộng (hình 16.4c)?
Hoạt động 2: Vận dụng 
a) Mục tiêu: Ghi nhớ lại kiến thức của cả bài. Vận dụng kiến thức đã học để học sinh luyện tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
b) Nội dung: Câu hỏi và bài tập về khối lượng riêng
c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài làm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành câu trả lời
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi HS bất kỳ trả lời câu hỏi
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV mời học sinh khác nhận xét và bổ sung
GV chốt lại kiến thức và đánh giá , nhận xét các nhóm
Vận dụng: Tìm ví dụ trong thực tế về những trường hợp cần tăng hoặc giảm áp suất và giải thích cách làm tăng hay giảm áp suất trong những trường hợp đó.
Trả lời:
- Ví dụ các trường hợp cần tăng áp suất:
+ Ngày tết bố mẹ em hay xếp bánh chưng ra mặt bàn và dùng vật nặng đè lên làm tăng áp lực lên bánh, tạo áp suất lớn ép cho bánh ráo nước, dền ngon hơn. 
+ Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào tường vì khi đóng mũi đinh vào tường sẽ làm giảm diện tích mặt bị ép nhằm tăng áp suất tác dụng lên tường giúp đinh xuyên vào tường được dễ hơn.
- Ví dụ các trường hợp cần giảm áp suất:
+ Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường để tăng diện tích mặt ép nhằm giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.
+ Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm, người đỡ đau lưng hơn khi nằm trên phản gỗ vì đệm mút dễ biến dạng làm tăng diện tích tiếp xúc giúp giảm áp suất tác dụng lên thân người.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_8_canh_dieu_bai_tap_ap_suat_nam_ho.docx