Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được chức năng của hệ thần kinh. Dựa vào hình ảnh, kể tên được hai bộ phận của hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên).
- Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó.
- Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác.
- Nêu được chức năng của giác quan nói chung và thị giác, thính giác.
- Kể tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận ánh sáng. Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở mắt.
- Kể tên được các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận âm thanh. Liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai.
- Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình.
- Trình bày được một số bệnh về thị giác, thính giác và cách phòng, chống bệnh đó. Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học, tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.
2.Năng lực
2.1Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người
BÀI 34. HỆ THẦN KINH VÀ CÁC GIÁC QUAN Ở NGƯỜI I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được chức năng của hệ thần kinh. Dựa vào hình ảnh, kể tên được hai bộ phận của hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên). - Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó. - Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác. - Nêu được chức năng của giác quan nói chung và thị giác, thính giác. - Kể tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận ánh sáng. Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở mắt. - Kể tên được các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận âm thanh. Liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai. - Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình. - Trình bày được một số bệnh về thị giác, thính giác và cách phòng, chống bệnh đó. Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học, tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt. 2.Năng lực 2.1Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. 2.2Năng lực riêng: - Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được chức năng của hệ thần kinh; Dựa vào hình ảnh, kể tên được hai bộ phận của hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên); Kể tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận ánh sáng; Kể tên được các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận âm thanh. - Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó; Nêu được chức năng của giác quan nói chung và thị giác, thính giác; Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở mắt; Liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai. - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh; Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác; Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình; Trình bày được một số bệnh về thị giác, thính giác và cách phòng, chống bệnh đó; Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học, tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt. 3.Phẩm chất - Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. - Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC 1.Đối với giáo viên - Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8. - Tranh ảnh hoặc video về hệ thần kinh và các giác quan ở người. 2.Đối với học sinh - SHS khoa học tự nhiên 8. - Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) a.Mục tiêu: - Nêu được cơ quan tiếp nhận hình ảnh âm thanh b.Nội dung: - Tỉm hiểu cơ quan tiếp nhận hình ảnh âm thanh c.Sản phẩm: Câu trả lời của hs d.Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV: yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi: - Những cơ quan của con người tiếp nhận hình ảnh âm thanh? - HS: tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV: gợi ý hướng dẫn Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV: gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV: nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV: Những cơ quan trên đóng vai trò gì trong quá trình tiếp nhận hình ảnh và âm thanh của con người? * Những cơ quan của con người tiếp nhận hình ảnh âm thanh: - Tiếp nhận hình ảnh có sự tham gia của các cơ quan là: mắt, dây thần kinh thị giác và trung khu thị giác ở não bộ. -Tiếp nhận âm thanh có sự tham gia của các cơ quan là: tai, dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác ở não bộ. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về hệ thần kinh a.Mục tiêu: - Nêu được chức năng của hệ thần kinh; Dựa vào hình ảnh, kể tên được hai bộ phận của hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên) - Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó - Nêu được tác hại của các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác. b.Nội dung: - Nghiên cứu mục I SGK, quan sát, phân tích hình 34.1 tìm hiểu kiến thức về chức năng của hệ thần kinh, các bộ phận của hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên - hoàn thành phiếu HT số 1 c. Sản phẩm: - Kết quả phiếu học tập số 1 d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, Nghiên cứu mục I SGK, quan sát, phân tích hình 34.1. hoàn thành phiếu HT số 1 - GV: phát phiếu HT số 1 Đọc thông tin mục I, quan sát hình 34.1 trang 162 SGK và hoàn thành các nhiệm vụ sau đây: 1. Nêu tên các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh. Mỗi bộ phận đó gồm những cơ quan nào? 2. Nêu chức năng của hệ thần kinh. Lấy ví dụ thể hiện vai trò của hệ thần kinh đối với cơ thể người. 3. Nêu tên và cách phòng một số bệnh về hệ thần kinh? 4. Thế nào là chất gây nghiện? Lấy ví dụ một số chất gây nghiện phổ biến. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động vào bảng phụ của nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV: y/c HS các nhóm nhanh tay trưng bày kết quả và trình bày - HS: đại diện nhóm trưng bày và trình bày kết quả phiếu HT số 1 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS: nhận xét, bổ sung, đánh giá nhóm bạn. - GV: nhận xét, đánh giá và tuyên dương các nhóm đôi. - GV: chốt nội dung I. Hệ thần kinh 1.Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh: a. Cấu tạo hệ thần kinh: - Bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận thần kinh ngoại biên. + Bộ phận thần kinh trung ương: não bộ và tủy sống. + Bộ phận thần kinh ngoại biên: các dây thần kinh và hạch thần kinh. b. Chức năng của hệ thần kinh: - Điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể -Vd: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều 2. Một số bệnh về hệ thần kinh: a. Một số bệnh về hệ thần kinh: Tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm, Parkinson, Alzheimer, bệnh động kinh, b. Cách phòng bệnh: - Có chế độ dinh dưỡng hợp lí. - Lối sống lành mạnh: luyện tập thể thao thường xuyên, không sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích đối với hệ thần kinh, - Đảm bảo giấc ngủ. - Thường xuyên kiểm tra sức khỏe. + Suy nghĩ tích cực, tham gia nhiều hoạt động xã hội, giao tiếp và học tập. 3.Tác hại của chất gây nghiện đối với hệ thần kinh: - Thường xuyên sử dụng chất gây nghiện sẽ dẫn đến nghiện, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, hủy hoại các tế bào thần kinh Hoạt động 2.2: tìm hiểu cơ quan cảm giác a.Mục tiêu: - Nêu được chức năng của giác quan nói chung và thị giác, thính giác. - Kể tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận ánh sáng. Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở mắt. - Kể tên được các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận âm thanh. Liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai. - Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình. - Trình bày được một số bệnh về thị giác, thính giác và cách phòng, chống bệnh đó. Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học, tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt. b. Nội dung: - Tìm hiểu chức năng của giác quan, cấu tạo tai, mắt - Bệnh về mắt, tai và cách phòng c. Sản phẩm: - Kết quả đáp án của hs d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: y/c hs hoạt động cá nhân Nghiên cứu mục II SGK trả lời câu hỏi 1. Chức năng của cơ quan cảm giác? - GV: chia nhóm y/c hs TL N hoàn thành phiếu HT số 2 Đọc thông tin mục II, quan sát hình 34.2 trang 164 SGK và hoàn thành các nhiệm vụ sau đây: 1. Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm những bộ phận nào? 2.Vẽ sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạc trong cầu mắt? 3.Nêu chức năng của cơ quan thị giác? - GV: y/c hs hoạt động cá nhân đọc thong tin, quan sát H 34.3 Trả lời câu hỏi 4. Nêu tên một số bệnh, tật về mắt? 5. Nêu cách phòng bệnh về mắt? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: trả lời câu hỏi - HS: thảo luận nhóm thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động vào bảng phụ của nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV: y/c HS cá nhân trả lời câu hỏi 1 - GV: gọi đại diện các nhóm nhanh tay trưng bày kết quả và trình bày - HS: đại diện nhóm trưng bày và trình bày kết quả phiếu HT số 2 - GV: y/c HS cá nhân trả lời câu hỏi 4,5 - HS: trả lời, hs khác bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS: nhận xét, bổ sung, đánh giá nhóm bạn. - GV: nhận xét, đánh giá và tuyên dương các nhóm đôi. - GV: chốt nội dung II. Cơ quan cảm giác: * Chức năng: giúp cơ thể cảm nhận các kích thích từ môi trường 1.Cơ quan thị giác: a. Cấu tạo, chức năng: * Cấu tạo: Cầu mắt, dây thần kinh thị giác, trung khu thị giác ở não bộ. - Sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạch trong cầu mắt: Ánh sáng từ vật → Giác mạc → Thủy dịch → Đồng tử → Thủy tinh thể → Dịch thủy tinh → Võng mạc. *Chức năng: cảm nhận hình ảnh và màu sắc của vật b. Một số bệnh tật về mắt: Thoái hóa điểm vàng, dị ứng mắt, viêm bờ mi mắt, lẹo mắt, lác mắt, giác mạc hình nón, quáng gà, đau mắt hột, *Cách phòng: - Chế độ dinh dưỡng hợp lí - Ngủ đủ giấc - Tránh đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sang - Sử dụng các thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài - Vệ sinh mắt đúng cách Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: chia nhóm y/c hs TL N hoàn thành phiếu HT số 3 Đọc thông tin mục 2 trang 165 SGK và hoàn thành các nhiệm vụ sau đây: 1. Cấu tạo của cơ quan thính giác. 2. Tên các bộ phận cấu tạo của tai. 3. Viết sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn phát âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai. 4.Nêu chức năng của cơ quan thính giác? - GV: y/c hs hoạt động cá nhân đọc thông tin, quan sát H 34.3 Trả lời câu hỏi 4. Nêu tên một số bệnh về tai? 5. Nêu cách phòng bệnh về tai? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: trả lời câu hỏi - HS: thảo luận nhóm thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động vào bảng phụ của nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV: gọi đại diện các nhóm nhanh tay trưng bày kết quả và trình bày - HS: đại diện nhóm trưng bày và trình bày kết quả phiếu HT số 3 - GV: y/c HS cá nhân trả lời câu hỏi 4,5 - HS: trả lời, hs khác bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS: nhận xét, bổ sung, đánh giá nhóm bạn. - GV: nhận xét, đánh giá và tuyên dương các nhóm đôi. - GV: chốt nội dung 2.Cơ quan thính giác: a. Cấu tạo, chức năng: * Cấu tạo: tai, dây thần kinh thính giác, trung khu thính giác. * Các bộ phận cấu tạo của tai: - Tai ngoài (gồm vành tai, ống tai ngoài) - Tai giữa (có màng nhĩ, chuỗi xương tai, või nhĩ) - Tai trong (có ốc tai chứa các tế bào cảm thụ âm thanh). * Sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn phát âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai: Âm thanh từ nguồn phát âm → Vành tai → Ống tai ngoài → Màng nhĩ → Các xương tai giữa → Ốc tai → Tế bào thụ cảm âm thanh. *Chức năng: cảm nhận âm thanh b. Một số bệnh tật về tai: - Một số bệnh khác về tai: Chàm tai, viêm sụn vành tai, ù tai, điếc, - Cách phòng một số bệnh về tai: + Vệ sinh tai đúng cách, tránh dùng các vật nhọn, sắc để ngoáy tai hay lấy ráy tai. + Giữ vệ sinh để tránh viêm họng, nhiễm khuẩn gây viêm tai. + Hạn chế tiếng ồn, không nghe âm thanh có cường độ cao. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức khái quát về thần kinh và giác quan b. Nội dung: - Bài tập 1 c. Sản phẩm: - Kết quả đáp án của hs d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: tổ chức trò chơi nhanh như chớp - GV: y/c HS hoạt động cá nhân nhanh tay hoàn thành bài tập trắc nghiệm 1. Hệ thần kinh gồm: A. Não bộ, dây thần kinh và tủy sống. B. Não bộ, dây thần kinh và các cơ. C. Tủy sống, dây thần kinh và tim mạch. D.Tủy sống, dây thần kinh và hệ cơ xương. 2.Vai trò của cơ quan phân tích? A. Giúp nhận biết tác động của môi trường B. Phân tích các chuyển động C. Phân tích màu sắc D. Phân tích hình ảnh 3. Bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh của người gồm A. Dây thần kinh và cơ quan thụ cảm. B. Dây thần kinh và hạch thần kinh. C. Hạch thần kinh và cơ quan thụ cảm. D. Dây thần kinh, hạch thần kinh và cơ quan thụ cảm. 4.Để phòng ngừa các bệnh về mắt do vi sinh vật gây ra, chúng ta cần lưu ý điều gì ? A. Hạn chế sờ tay lên mắt, dụi mắt B. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh C. Nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lí 0,9% D. Tất cả các phương án còn lại 5.Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên? A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ. B. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ. C. Vì làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ. D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV: mời một số HS trình bày, nhận xét sơ đồ của một số HS. - HS: chọn đáp án đúng Bước 4: Kết luận, đánh giá - GV: nhận xét, đánh giá và khái quát kiến thức bài học. III. Luyện tập: 1.Hệ thần kinh gồm: - Đáp án A 2.Vai trò của cơ quan phân tích - Đáp án A 3. Bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh - Đáp án B 4.Để phòng ngừa các bệnh về mắt do vi sinh vật gây ra - Đáp án D 5.Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên? - Đáp án A 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - HS liên hệ được kiến thức bài học để trả lời một số câu hỏi thực tế. b. Nội dung: - Ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm c. Sản phẩm: - Các câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi sau: 1. Nêu ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường, nhà máy? 2. Giải thích tại sao những người làm việc hoặc sống trong môi trường có âm thanh cường độ cao thường xuyên như công nhân nhà máy dệt, người sống gần đường tàu, dễ bị giảm thính lực? - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm và trả lời câu hỏi (Nếu không đủ thời gian, GV sẽ giao về nhà). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV: mời một số HS đưa ra câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học. IV. Vận dụng: 1.Giúp bảo vệ não bộ tránh khỏi những tổn thương trong trường hợp có tai nạn xảy ra - Giúp giảm thiểu hậu quả do tai nạn gây ra, giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não 2. vì: Âm thanh với cường độ cao thường xuyên có thể làm tổn thương các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai. Khi các tế bào cảm thụ âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực). IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ * Ôn lại kiến thức đã học. * GV: y/c hs 1.Thiết kế tờ rơi/ bài trình bày để tuyên truyền cho mọi người tác hại của sử dụng chất gây nghiện. Bước 1: Tìm hiểu thông tin về tác hại của chất gây nghiện. Bước 2: Thiết kế tờ rơi/ bài trình bày nêu lên tác hại của việc sử dụng chất gây nghiện. Bước 3: Trình bày nội dung tờ rơi/ bài trình bày với người thân, bạn bè. 2. Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ (loạn thị, viễn thị, cận thị) ở trường em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135. - GV: đưa dự án mẫu, hs thao khảo thực hiện theo DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ HỌC SINH BỊ TẬT KHÚC XẠ TẠI TRƯỜNG 1. Kết quả điều tra STT Tên lớp/ chủ hộ Tổng số người trong lớp/ gia đình Số người bị tật khúc xạ 1 Lớp 8A 36 15 2 Lớp 8B 35 10 3 Lớp 9B 33 5 4 Lớp 7A 34 13 5 Lớp 6C 32 8 Tổng 170 51 2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh - Tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ là: 51/170 = 30%. - Nhận xét về tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ: Tỉ lệ học sinh trong trường bị tật khúc xạ khá cao, có tới 51 học sinh bị tật trên tổng số 170 học sinh được điều tra. Trong đó phổ biến nhất là tật cận thị, chiếm tới 70 - 80% số người mắc. 3. Đề xuất một số cách phòng tránh Một số cách phòng tránh tật khúc xạ: - Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ vitamin A. - Thực hiện ngủ nghỉ phù hợp. - Cần học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng thích hợp, tránh đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng. - Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, liên tục. - Vệ sinh mắt thường xuyên. - Nếu đã mắc tật khúc xạ cần đeo kính đúng độ và khám mắt định kì. * Đọc và tìm hiểu trước Bài 35: Hệ nội tiết ở người
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_8_canh_dieu_bai_34_he_than_kinh_va.docx