Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Bài 21: Mạch điện - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

a.Nhận biết KHTN

- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơ le (relay), cầu dao tự động, chuông điện.

b.Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học

-Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế (ammeter), vôn kế (voltmeter), đi ốt (diode) và đi ốt phát quang

-Mắc được mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn

2. Về phẩm chất

a. Chăm chỉ

 Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

b. Trung thực

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.

 

docx 6 trang Đức Bình 25/12/2023 4100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Bài 21: Mạch điện - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Bài 21: Mạch điện - Năm học 2022-2023

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Cánh diều) - Bài 21: Mạch điện - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 15/05/2023                                       
BÀI 21: MẠCH ĐIỆN
Bộ sách: Cánh Diều
Số tiết: 3
I. MỤC TIÊU 
1. Về năng lực 
a.Nhận biết KHTN
- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơ le (relay), cầu dao tự động, chuông điện.
b.Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
-Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế (ammeter), vôn kế (voltmeter), đi ốt (diode) và đi ốt phát quang
-Mắc được mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn
2. Về phẩm chất 
a. Chăm chỉ
 Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
b. Trung thực
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU  
1.Thiết bị 
 -Máy tính
-TV
-Bộ dụng cụ thí nghiệm (6 bộ) gồm:
+ Hai pin
+Giá lắp pin
+Công tắc 
+Dây nối
+Bóng đèn
2. Học liệu
-Bảng 21.1, H 21.2, H 21.3, H21.4, H21.5, H21.6, H21.7, H21.8, H21.9, H21.10/SGK Cánh Diều
-Sgk Cánh Diều (bài 21), Sgk KNTT (bài 22)
- https://www.hoc.10.com 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Tiết 
Hoạt động 
Phương pháp và kỹ thuật dạy học 
Phương pháp và công cụ đánh giá 
Phương án ứng dụng CNTT 
1 
1: Khởi động (5’) 
 -Trực quan
-Công não
 -Hỏi đáp
-Câu hỏi
 Powerpoint,máy tính, TV
2: Hình thành kiến thức mới (40’) 
2.1:Tìm hiểu cách vẽ sơ đồ mạch điện
-Giải quyết vấn đề
-Chia nhóm, động não
-Sản phẩm học tập
-Phiếu học tập
 Powerpoint,máy tính, TV
2.2 Mắc mạch điện theo sơ đồ
-Thí nghiệm thực hành
-Chia nhóm
-Quan sát
-Bài tập thực 
nghiệm
Powerpoint,máy tính, TV
2.3.Tìm hiểu về các thiết bị an toàn
 -Dự án
-Thảo luận nhóm
-Quan sát sản phẩm học tập
-Câu hỏi
 Powerpoint,máy tính, TV
3 
3. Luyện tập 
 -Dạy học hợp tác
-Động não
  -Sản phẩm của học sinh
 Powerpoint,máy tính, TV, plicker
4. Vận dụng 
 -Dạy học hợp tác
-Động não
  -Sản phẩm của học sinh
 Powerpoint,máy tính, TV
Hoạt động 1: Khởi động (thời gian 5 phút) 
Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: 
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Có một pin ,một bóng đèn pin, một công tắc và các đoạn dây nối. Làm cách nào để bóng đèn pin phát sáng?
Thực hiện nhiệm vụ: 
Làm việc cá nhân, suy nghĩ để trả lời câu hỏi
(3) Báo cáo: Trả lời cá nhân 
-1 HS trả lời câu hỏi
Để bóng đèn pin phát sáng, ta phải dùng các đoạn dây nối để nối các dụng cụ: pin, bóng đèn, công tắc với nhau thành một mạch kín.
-HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)
(4) Đánh giá
Đánh giá câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cách vẽ sơ đồ mạch điện (15 phút)
Mục tiêu
-Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế (ammeter), vôn kế (voltmeter), đi ốt (diode) và đi ốt phát quang
b. Tổ chức thực hiện
(1)Chuyển giao nhiệm vụ: 
-Hoạt động cá nhân 5 phút, nhóm 5 phút
-Quan sát bảng 21.1/sgk và trả lời các câu hỏi:
+ Dùng các kí hiệu cho ở bảng 21.1, vẽ sơ đồ mạch điện gồm: một pin, một công tắc, một bóng đèn và dây nối
+Người ta quy ước chiều của dòng điện trong mạch kín là chiều đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện. Hãy dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện trong mạch điện vừa vẽ
 (2)Thực hiện nhiệm vụ
Nhóm trưởng điều hành, hoạt động cá nhân 5 phút sau đó hoạt động nhóm 5 phút ghi kết quả vào phiếu học tập
(3)Báo cáo
Lớp trưởng điều hành
-Nhóm 1,2 cử đại diện lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện như yêu cầu
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-Thời gian: 5 phút
(4) Đánh giá
GV nhận xét, chốt lại kiến thức
Hoạt động 2.2: Mắc mạch điện theo sơ đồ(25 phút)
a. Mục tiêu: -Mắc được mạch điện đơn giản
b.Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ
-Mắc một sơ đồ mạch điện để làm sáng một bóng đèn với các dụng cụ như sau: Hai pin và đề 2 đế lắp pin , công tắc dây nối và bóng đèn
+Vẽ sơ đồ mạch điện với các thiết bị đã cho và chỉ ra chiều dòng điện trong mạch điện
+Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ khi công tắc đang mở
+Đóng và mở công tắc
Quan sát bóng đèn và mô tả hiện tượng khi đóng và mở công tắc
-HS làm việc nhóm trong thời gian 10 phút ghi kết quả vào phiếu học tập số 1
 (2)Thực hiện nhiệm vụ
Nhóm trưởng điều hành, làm việc nhóm trong thời gian 20 phút ghi kết quả vào phiếu học tập số 1
-GV ghi lại video thí nghiệm của các nhóm
(3)Báo cáo
Lớp trưởng điều hành
-Nhóm 1 cử 1 đại diện lên vẽ sơ đồ mạch điện và 1 đại diện trình bày kết quả thí nghiệm
-Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
-Thời gian 5 phút
(4) Đánh giá
GV nhận xét, chốt lại kiến thức
-Nghiên cứu mục II. Sgk và trên inernet trả lời câu hỏi 3,4,5/sgk tr 104,105 và hoàn thành phiếu học tập số 2 (tiết sau)
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về các thiết bị an toàn (30 phút)
a)Mục tiêu
-Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơ le (relay), cầu dao tự động, chuông điện.
b) Tổ chức thực hiện
(1) Chuyển giao nhiệm vụ
-Nhiệm vụ đã giao ở tiết trước. HS tiếp tục quan sát H21.3đến hình 21.10 thảo luận nhóm 10 phút, hoàn thành nội dung đã được giao
 (2)Thực hiện nhiệm vụ
Nhóm trưởng điều hành, làm việc nhóm trong thời gian 10 phút cùng nhau trao đổi phiếu học tập số 2
(3)Báo cáo
Lớp trưởng điều hành
-Nhóm 1:Báo cáo về cầu chì. Một bạn trình bày, 1 bạn chỉ hình ảnh
Tương tự
-Nhóm 2: Báo cáo về rơle
-Nhóm 3: Báo cáo về cầu dao tự động
-Nhóm 4: Báo cáo về chuông điện
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-Thời gian: 20 phút
(4) Đánh giá
GV nhận xét, chốt lại kiến thức
Hoạt động 3: Luyện tập (thời gian 30 phút) 
a) Mục tiêu: 
 Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi
b) Nội dung:
 HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
* Nhiệm vụ 1: HS tham gia củng cố kiến thức bằng phầm mềm plicker
Câu 1: Kí hiệu này là của thiết bị điện nào?
A. Biến trở 
B. Điện trở 
C. Bóng đèn sợi đốt
D. Điôt phát quang
Câu 2: Trong mạch điện kín người ta quy ước chiều dòng điện:
A. đi ra từ cực âm và đi vào cực dương của nguồn điện
B. đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện
C. đi ra từ cực âm
D. đi vào từ cực dương
Câu 3: Bóng đèn nào có thể tiết kiệm năng lượng nhất
A. Đèn sợi đốt B. Đèn huỳnh quang C. Đèn Halogen D. Đèn LED
Câu 4: Thiết bị nào không phải thiết bị an toàn:
A. cầu chì B. điôt C. role D. cầu dao tự động
Câu 5: Chuông điện phát ra âm thanh khi:
A. có một bóng đèn  B. có một rơle trong mạch
C. có một công tắc trong mạch  D. có dòng điện chạy qua
* Nhiệm vụ 2: Hoàn thành bài LT1/sgk tr103 và bài LT2,3/sgk tr105 
c)Sản phẩm: 
Câu trả lời của HS.
Chuyển giao nhiệm vụ
-Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi củng cố bằng thẻ plicker
-Hoạt động nhóm đôi trong thời gian 15 phút hoàn thành bài LT1/sgk tr103 và bài LT2,3/sgk tr105 
 (2)Thực hiện nhiệm vụ
-Nhiệm vụ 1: HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi củng cố bằng thẻ plicker
-Nhiệm vụ 2: Hai HS cùng bàn trao đổi với nhau để hoàn thành bài LT1/sgk tr103 và bài LT2,3/sgk tr105 
(3) Báo cáo
Lớp trưởng điều hành: Mỗi nhóm trình bày 1 bài, các nhóm khác nhận xét bổ sung
(4) Đánh giá
GV nhận xét, chốt lại kiến thức
4.Hoạt động 4: Vận dụng (thời gian 15) 
 a)Mục tiêu
 Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động nhóm đôi trong thời gian 10 phút trả lời câu hỏi:
Vẽ sơ đồ mạch điện để mô tả cách mắc các bộ phận chính của đèn pin: hai pin, bóng đèn, công tắc và các dây nối
(3) Báo cáo
Đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
-Thời gian: 10 phút
(4) Đánh giá
-GV nhận xét, chốt lại kiến thức
-GV mở rộng kiến thức phần “Tìm hiểu thêm” và “Em có biết”

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_8_canh_dieu_bai_21_mach_dien_nam_h.docx