Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Anh Đào

I. Mục tiêu

1. Năng lực:

1.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên.

- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

1.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn khoa học tự nhiên

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn khoa học tự nhiên 7)

2. Phẩm chất:

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

docx 490 trang Đức Bình 25/12/2023 3061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Anh Đào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Anh Đào

Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Anh Đào
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG 
TRONG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian thực hiện: 3 tiết
Ngày soạn
Tuần 1
Tiết 
I
Tiết 
II
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
1.2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn khoa học tự nhiên
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn khoa học tự nhiên 7)
2. Phẩm chất: 
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, SBT
- Hình ảnh về 3 hạt đỗ nằm trên mặt đất.
- Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
- Video về cây xấu hổ, cây hướng sáng và hạt phát tán.
- Video về quá trình nảy mầm của hạt đỗ.
- Xe có gắng tấm chắn sáng, máng nhôm.
2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến hạt đỗ.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 
b) Nội dung: Học sinh quan sát video và trả lời câu hỏi.
H1: Có hiện tượng gì khi ta chạm tay vào lá cây xấu hổ?
H2: Đặc điểm của cây trước và sau khi để gần ánh sáng?
H3: Những hạt sau khi phát tán xuống đất có mọc lên thành cây con được không?
c) Sản phẩm: Đáp án của học sinh có thể:
H1: Lá của cây khép lại.
H2: Cây hướng về phía có ánh sáng.
H3: Tuỳ ý kiến học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số video về các hiện tương tự nhiên: hiện tượng cây xấu hổ khép lá khi chạm vào nó, hiện tượng cây nghiêng về phía ánh sáng, hiện tượng phát tán hạt của cây.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát video và trả lời câu hỏi H1, H2, H3.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh hoạt động cá nhân theo yêu cầu của giáo viên: quan sát video và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung nếu có.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
→ Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
Trong tự nhiên có rất nhiều hiện tượng khiến chúng ta đặt câu hỏi “Tại sao?”, “Vì sao?” và từ các video các em quan sát được. Các em mong muốn được giải thích các hiện tượng này. Vậy thì môn khoa học tự nhiên sẽ giúp các em làm được điều đó. Trong bài học ngày hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu “phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên”
→ Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Trình bày được một số phương trong học tập môn khoa học tự nhiên.
- Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn khoa học tự nhiên
- Làm được báo cáo, thuyết trình.
- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết (liên hệ), đo, dự đoán (dự báo).
- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn khoa học tự nhiên 7).
b) Nội dung: 
- Học sinh hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về sự nảy mầm của hạt.
- Học sinh hoạt động 4 nhóm quan sát hình 1 SGK trang 4 và trả lời câu hỏi:
 H1: Kiểu nằm của ba hạt trong hình như thế nào?
 H2: Kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt không?
 H3: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là gì?
 H4: Đặt câu hỏi nghi vấn cho vấn đề cần giải quyết.
 H5: Để trả lời câu hỏi trên thì giả thuyết của em là gì? 
 H6: Từ giả thuyết em đưa ra, làm thế nào để kiểm tra giả thuyết và kế hoạch kiểm tra giả thuyết của em cần thực hiện những công việc nào? (VD: Sự nảy mầm của hạt đỗ)
 H7: Khi thực hiện phương án em đưa ra thì em rút ra được kết luận gì?
H8: Khi em đã có kết luận chính xác cho vấn đề thì em đã tiến hành qua các bước nào?
- Học sinh hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi gợi ý nhỏ sau: 
H9: Từ hình 1 em đã sử dụng các kĩ năng gì để tìm hiểu vấn đề?
H10: Vậy rút ra được kết luận cho vấn đề cần nghiên cứu thì em đã sử dựng các kĩ năng nào? Và các kĩ năng đó thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
H11: Học sinh hoạt động nhóm quan sát đồng hồ bấm giây và mô tả các kí hiệu có trên đồng hồ.
H12: Học sinh hoat động nhóm quan sát cổng quan điện và nêu tên gọi của một số kí hiệu trên cổng quan điện.
H13: Từ chức năng các kí hiệu trên cổng quan điện, nêu cách hoạt động của cổng quan điện?
H14: Để đo thời gia xe di chuyển từ A đến B chọn chế độ nào?
H15: Từ nguyên tắc hoạt động của cổng quan điện và chế độ đã chọn, em hãy nêu cách xác định thời gian xe di chuyển từ A đến B?
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL có thể:
+ Chất lượng hạt, nước, nhiệt độ, độ ẩm không khí........
- Học sinh quan sát hình 1 và câu trả lời có thể:
H1: Kiểu nằm của ba hạt trong hình 1 khác nhau: nằm ngữa, nằm nghiêng, nằm ngang.
H2: dự đoán của học sinh.
H3: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên: Là việc tìm bằng chứng để giải thích, chứng minh một hiện tượng hay đặc điểm của sự vật.
H4: Liệu kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó hay không?
H5: Kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó, các hạt nằm ngửa trên mặt đất không nảy mầm được.
H6: Để kiểm tra giả thuyết cần làm thí nghiệm để chứng minh
 Các công việc cần làm để kiểm tra giả thuyết là:
 + Chuẩn bị mẫu vật: 45 hạt đỗ có hình dạng và kích thước gần như nhau.
 + Dụng cụ thí nghiêm: 3 khay chứa cùng lượng đất ẩm.
 + Lập phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lâp.
H7: Kiểu nằm của hạt không ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt.
H8: Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi.
Bước 2: Xây dựng giả thuyết.
Bước 3: Kiểm tra giả thuyết.
Bước 4: Phân tích kết quả.
Bước 5: Viết và trình bày báo cáo
H9: Bằng quan sát của mình, em đã thấy được kiểu nằm của các hạt trên mặt đất là khác nhau.
Khi quan sát em đã phân loại các hạt thành các nhóm: nằm nghiêng, nằm ngang, nằm ngửa.
H10: 
Bước tìm hiểu tự nhiên 
Kĩ năng
Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi.
Quan sát, phân loại
Bước 2: Xây dựng giả thuyết.
Liên hệ, dự đoán
Bước 3: Kiểm tra giả thuyết
Quan sát, phân loại, liên hệ, dự đoán, đo.
H11: 
+ Độ chia nhỏ nhất: 0,001s
+ Phạm vi đo: 0,001s – 9999s
+ Nút D: Chọn số liệu cần hiển thì (ms hoặc s)
+ Nút R: xoá dữ liệu đang hiển thị trên ô thời gian.
+ Nút K: để chọn kiểu hoạt động của đồng hồ.
+ Nút N: đóng ngắt dòng điện vào nam châm điện.
+ A, B, C – 3 ổ cắm năm chân
+ Dây cắm điện và công tắc nguồn
H12: P: bộ phận phát tín hiệu.
 T: Bộ phận thu tín hiệu.
 Đầu nối dây kết nối với đồng hồ và truyền tín hiệu cho đồng hồ.
H13: Khi có vật chắn chùm tín hiệu từ bộ phận phát sáng sang bộ phận sang tín hiệu, cổng quan điện sẽ phát ra tín hiệu truyền theo dây dẫn đi vào đồng hồ đo thời gian.
H14: Để đo thời gian xe di chuyển từ A đến B cần chọn chế độ A - B
H15: Khi cạnh của tấm chắn sáng chắn chùm tín hiệu ở cổng quan điện A đồng hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quan điện B
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu phương pháp tìm hiểu tự nhiên
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Từ video đầu bài. Giáo viên chọn video về sự phát tán của hạt cho học sinh nghiên cứu. 
- Giáo viên phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện theo bàn yêu cầu trên phiếu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và thảo luận trả lời câu hỏi H1, H2. 
Lời dẫn.
Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi H2, thì em phải tìm bằng chứng để giải thích, chứng minh, nghĩa là em đang thực hiện tìm hiểu tự nhiên. Việc tìm hiểu tự nhiên được thực hiện bằng các phương pháp, kĩ năng khoa học theo một tiến trình.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu H3.
- Để biết được kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm hay không chúng ta cần tìm hiểu tự nhiên.
- Từ việc quan sát kiểu nằm của hạt giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm trả lời các câu hỏi H4, H5, H6, H7, H8.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ trên phiếu học tập KWL .
- Học sinh hoạt động nhóm quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi H1, H2. 
- Học sinh hoạt động nhóm trả lời câu hỏi H3, H4, H5, H6, H7 ,H8.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi cá nhân trình bày đáp án, mỗi học sinh trình bày 1 nội dung trên phiếu những học sinh trình bày sau không trùng nội dung với học sinh trình bày trước. Giáo viên liệt kê của đáp án trên bảng.
- Học sinh đại diện nhóm trả lời câu hỏi H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8. 
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV kết luận những điều học sinh nêu và bổ sung thêm bước 5: Viết, trình bày báo cáo để được tiến trình tìm hiểu tự nhiên.
- Giáo viên kết luận các bước tiến trình tìm hiểu tự nhiên.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ năng viết báo cáo và thuyết trình. Từ đó chỉ ra sự thành công của việc tìm hiểu tự nhiên bằng cách thuyết phục người nghe.
I. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU TỰ NHIÊN
- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
Là việc tìm bằng chứng để giải thích, chứng minh một hiện tượng hay đặc điểm của sự vật
- Việc tìm hiểu tự nhiên cần thực hiện bằng các phương pháp, kĩ năng khoa học.
- Tiến trình tìm hiểu tự nhiên gồm các bước:
Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi.
Bước 2: Xây dựng giả thuyết.
Bước 3: Kiểm tra giả thuyết.
Bước 4: Phân tích kết quả.
Bước 5: Viết, trình bày báo cáo.
- Một mẫu báo cáo kết quả tìm hiểu, khám phá tự nhiên gồm các phần chính:
+ Tên báo cáo
+ Tên người thực hiện
+ Mục đích
+ Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp
+ Kết quả và thảo luận
+ Kết luận
Ngày soạn: /9/2022
Ngày dạy: /9/2022
Tuần 1
Tiết 2
Tiết 2
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Lời dẫn
Để hoàn thành tiến trình tìm hiểu tự nhiên các em cần phải sử dụng các kĩ năng trong tiến trình. Vậy các kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên là gì?
- GV chia học sinh làm 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, tiến trình tìm hiểu tự nhiên về hạt đỗ và thông tin sách giáo khoa. GV hướng dẫn từng nhóm và trả lời câu hỏi H9, H10, H11, H12, H13.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh hoạt động nhóm quan sát hình 1 tiến trình tìm hiểu tự nhiên về hạt đỗ và thông tin sách giáo khoa trả lời câu hỏi  ... ái độ học tập của HS.
V. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức sự phân chia của tế bào
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.
c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: 
+ Tự phân biệt hoa đơn tính và lưỡng tính với những loại hoa tại địa phương em.
+ Vận dụng những tập tính của động vật có xương sống tại địa phương em vào thực tiễn lao động, sản xuất như thế nào?
- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời
- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức bài học.
ÔN TẬP TỔNG HỢP
Thời gian thực hiện: 02 tiết
Ngày soạn
Tuần
Tiết 
I
/ /2023
Tuần
Tiết 
II
/ /2023
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Khái quát hóa được kiến thức về cảm ứng ở sinh vật.
- Nêu được ứng dụng của một số tập tính động vật và ứng dụng về sự sinh trưởng của sinh vật trong đời sống thực tiễn.
- Trình bày được ưu điểm, nhược điểm của hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính trong trồng trọt.
- Phân biệt được hoa đơn tính với hoa lưỡng tính.
- Tổng quát được kiến thức về hoạt động sống của cơ thể động vật và thực vật.
- Vẽ được sơ đồ thể hiện các giai đoạn sinh sản hữu tính ở động vật.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.
+ Lập kế hoạch thực hiện
+ Thực hiện kế hoạch
+ Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. GV: 
- Kính lúp, tranh ảnh, giấy A4
- Phiếu nhiệm vụ
- Phiếu quan sát động vật, thực vật...
- Giáo án, sgk, máy chiếu...
2. HS : Sgk, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Ôn tập về cảm ứng, tập tính, mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển 
a) Mục tiêu: Giúp HS tổng hợp kiến thức về cảm ứng, tập tính động vật, mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS ôn tập lại kiến thức đã học trong chủ đề 9, 10, 11, 12
c) Sản phẩm: Kết qua kiểm tra của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: giấy bút, vở bài tập, bút màu để vẽ sơ đồ
- GV hướng dẫn cho HS ôn tập kiến thức chủ đề 9,10,11,12
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu một số sơ đồ tư duy minh họa để HS tham khảo.
- GV chia HS thành 4 nhóm: Mỗi nhóm sẽ có 5 phút lên ý tưởng vẽ ra giấy A4 sau đó đại diện nhóm lên giới thiệu sản phẩm nhóm mình.
- GV giới thiệu chiếu trên slide sơ đồ tư duy minh họa trên màn hình tivi. 
- GV chiếu một số hình ảnh, video về một số vai trò của động vật. 
- GV yêu cầu: HS chia mà các nhóm lẻ và chẵn.
+ HS nhóm 1,3 quan sát và ghi nhanh vai trò của động vật vào giấy. 
+ HS nhóm 2, 4 nhận xét, bổ sung và trình bày một số ứng dụng vai trò của động vật trong thực tiễn.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 người cùng bàn và liên hệ các hiện tượng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tế. 
- GV gọi đại diện một số nhóm lấy ví dụ minh họa hiện tượng trên.
- GV đã yêu cầu học sinh các nhóm đã phân công ở nhà nghiên cứu, sưu tầm tài liệu về sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 
- GV mời một nhóm đóng vai chuyên gia lên bảng thuyết trình về vấn đề nhóm mình đã nghiên cứu cho cả lớp cùng nghe.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Câu 1: HS nghe GV hướng dẫn liên hệ kiến thức đã học trong chủ đề 9 để hoàn thành sơ đồ tư duy.
- Câu 2: HS nghe GV hướng dẫn liên hệ kiến thức đã học trong chủ đề 9 quan sát và thực hành nhiệm vụ theo nhóm.
- GV nhắc nhở HS chú ý theo dõi hình ảnh, video và liên hệ thực tế.
- Câu 3: HS tiến hành thảo luận, xem lại kiến thức đã học và liên hệ thực tế để trình bày. 
Câu 4: HS nhóm chuyên gia lên thuyết trình, các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm chuyên gia giải đáp.
Nhóm chuyên gia mời khán giả là HS các nhóm khác lấy ví dụ tại địa phương mình.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Sau khi HS làm việc nhóm xong, các nhóm cử đại diện nhóm mình lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Câu 1 : Vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức về cảm ứng ở sinh vật
GV đưa ra kết luận chung về kiến thức:
Câu 2: Lấy ví dụ chứng minh vai trò của động vật. Trình bày một số ứng dụng hiểu biết về tập tính động vật trong thực tiễn. 
- Tập tính của động vật có vai trò quan trong trong việc bào vệ nó và phát triển nòi giống
+ Tập tính giăng tơ của nhện là để bảo vệ nó khỏi kẻ thù.
+ Chim làm tổ đẻ trứng để phát triển nòi giống.
Một số ứng dụng :
Dạy chó, chim ưng săn mồi (săn bắn).
Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước (giải trí).
Làm bù nhìn để ở ruộng mương đuổi chim chóc phá hoại mùa màng (bảo vệ mùa màng)
Câu 3: Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thaí mới.
- Ví dụ : hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên hình thành hoa và kết quả.
Câu 4: Trình bày ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn. Lấy ví dụ ở địa phương em.
- Điều khiển điều kiện moi trường như ánh sáng, nhiệt độ, nước nhằm kích thích ra hoa sớm, tăng hiệu suất tạo quả. Ví dụ : chiếu sáng trên 16giờ cho hoa lay ơn ra hoa đẹp và to hơn và bền hơn.
- Đưa ra các biện pháp kí thuật chăm sóc phù hợp, xác định thời điểm thu hoạch. Ví dụ : Kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ kích thích gà có thể đẻ trứng 2 quả/ ngày
 Hoạt động 2: Tổng hợp kiến thức về sinh sản hữu tính ở sinh vật
a) Mục tiêu: Hướng dẫn và tổ chức HS phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật và phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
b) Nội dung: GV hướng dẫn quá trình thực hành
c) Sản phẩm: Kết quả thực hành của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu một số hình ảnh về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính
- GV cho HS chơi trò nhanh như chớp.
- GV yêu cầu HS 4 tổ quan sát thật nhanh, thảo luận theo tổ trong vòng 1 phút. Sau đó, đại diện của tổ có 1 phút để ghi lên bảng tên những loài hoa đơn tính và lưỡng tính có trong ảnh. 
Tổ nào ghi đúng nhất, nhanh nhất sẽ là tổ chiến thắng. 
- GV chiếu một đoạn video minh họa về phương pháp nhân giống bằng sinh sản hữu tính của cây dưa chuột và sinh sản vô tính của cây mía.
- GV yêu cầu học sinh quan sát video, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp nhân giống trên.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu những nội dung đã học về sinh sản hữu tính ở động vật có xương. Sau đó lấy ví dụ đối với động vật đẻ trứng và đẻ con. (Liên hệ thực tế)
- GV yêu cả lớp tổng hợp các hoạt động sống của cơ thể ở thực vật và động vật.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe GV hướng dẫn, thảo luận và lên bảng chơi trò chơi cô giáo yêu cầu.
- HS chú ý theo dõi video và sau đó dựa vào kiến thức đã học đưa ra ưu điểm và nhược điểm cụ thể của phương pháp nhân giống của hai cây trong ví dụ trên.
Sau đó, HS rút ra kết luận về ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp nhân giống bằng sinh sản hữu tính và vô tính trong trồng trọt.
- HS lên bảng trình bày, HS khác nhận xét bổ sung 
- Đại diện 1 học sinh lên bảng vẽ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
- HS 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Câu 5: - Hoa trên là hoa lưỡng tính vì có đủ cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.
- Tác nhân thụ phấn cho hoa là nhờ côn trùng (ong).
- Hình thức thụ phấn của hoa là thụ phấn chéo nếu 2 hoa này ở 2 cây khác nhau hoặc là hình thức tự thụ phấn nếu 2 hoa này ở cùng 1 cây.
Câu 6: Nêu ưu điểm, nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính trong trồng trọt.
a. Sinh sản vô tính
- Ưu điểm:
+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền nên giữ được năng suất và phẩm chất ổn định.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
+ Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh.
- Nhược điểm:
+ Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền vì vậy khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết.
b. Sinh sản hữu tính:
- Ưu điểm: Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy sinh vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
- Nhược điểm: Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
 Câu 7: Viết sơ đồ dạng chữ thể hiện các giai đoạn sinh sản hữu tính ở động vật có xương sống. Lấy ví dụ ở động vật đẻ trứng và đẻ con. 
- Sơ đồ dạng chữ thể hiện các giai đoạn sinh sản hữu tính ở động vật có xương sống: Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng → Giai đoạn thụ tinh → Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.
- Ví dụ:
+ Động vật đẻ trứng: Chim bồ câu trống và chim bồ câu mái giao phối với nhau. Tinh trùng chim trống kết hợp với trứng ở chim mái tạo thành hợp tử trong trứng chim được đẻ ra. Khi được ấp đủ nhiệt độ trong thời gian nhất định, hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi phôi phân hóa phát triển thành con non. Con non sau đó sẽ phá vỡ vỏ trứng chui ra ngoài.
+ Động vật đẻ con: Ở chó, tinh trùng con đực kết hợp với trứng con cái trong quá trình giao phối sẽ tạo thành hợp tử. Trong tử cung của con mẹ, hợp tử phát triển thành phôi rồi phân hóa tạo nên cơ thể con non. Con non khi đã phát triển đầy đủ sẽ được con mẹ sinh ra.
Câu 8: Vẽ sơ đồ khái quát các hoạt động sống của cơ thể ở thực vật và động vật
IV. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Ôn luyện kiến thức đã học
b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS trả lời
c) Sản phẩm: Kết quả của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV hướng dẫn, gợi ý HS sơ đồ hoá các kiến thức đã học theo sự sáng tạo của HS.
- GV đặt một số câu hỏi để HS củng cố lại kiến thức:
Câu 1. Em hãy cho biết ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nhân giống ở cây sắn.
Câu 2. Ở cây bưởi là cây có hoa đơn tính hay lưỡng tính?
Câu 3. Em hãy cho biết khả năng vồ chuột ngày một giỏi và chuẩn xác có phải là tập tính không? Hãy lấy thêm ví dụ về tập tính của động vật.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, lần lượt thực hiện vẽ sơ đồ hóa kiến thức và trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức, đánh giá thái độ học tập của HS.
V. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức sự phân chia của tế bào
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.
c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: 
+ Tự phân biệt hoa đơn tính và lưỡng tính với những loại hoa tại địa phương em.
+ Vận dụng những tập tính của động vật có xương sống tại địa phương em vào thực tiễn lao động, sản xuất như thế nào?
- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời
- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức bài học.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_7_canh_dieu_chuong_trinh_ca_nam_na.docx