Giáo án Học sinh giỏi Ngữ văn 7
CHUYÊN ĐỀ 1: CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. Mức độ cần đạt:
- Các biện pháp tu từ và các tín hiệu nghệ thuật ngôn từ trong các đoạn văn, thơ tiêu biểu
- Cách phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ trong một đoạn văn, đoạn thơ
- Bố cục của bài văn cảm thụ văn học
- Cách viết một bài văn cảm thụ văn học khoảng 300 từ.(1 trang)
B. Chuẩn bị:
- GV : Đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án chi tiết
- HS: Học và làm các bài tập theo yêu cầu cụ thể của GV
C. Nội dung chuyên đề:
I. PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN CẢM THỤ
1. Cảm thụ thơ văn là gì?
- Trước hết, cảm thụ văn học chính là đi tìm vẻ đẹp, cái hay của những bài thơ, bài văn.
- Là cảm nhận và đánh giá được cái hay cái đẹp của văn bản đó. Biết dùng ngôn từ diễn tả giúp người nghe đồng cảm với mình khi nghe bài thơ văn đó.
2. Cảm thụ những gì?
a. Phát hiện và chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ văn đó. Có thể là: So sánh nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tương phản, đối, cách sử dụng từ láy, động từ mạnh, câu tồn tại, câu đặc biệt Tài liệu của nhung tây
b. Nêu nội dung của văn bản đó và việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó làm cho nội dung trở nên hay hơn như thế nào. Nếu là nhân hoá thì cảnh vật trở nên có hồn, sinh động hơn, nếu so sánh thì cảnh vật trở nên cụ thêt gợi cảm, gợi hình.
c. Đoạn thơ đó viết bằng thể thơ gì ? Lục bát hay thơ tự do. Thể lục bát thường nhẹ nhàng uyển chuyển, truyền cảm thấm thía, dễ đi vào lòng người. Thể thơ tự do dễ bộc lộ mạch cảm xúc của tác giả. Thơ 5 chữ thích hợp cho nội dung ngợi ca, hoặc kể chuyện. Thể thơ 4 chữ giản dị, gần gũi với những bài hát đồng dao.
d. Nhịp điệu của bài thơ như thế nào?
+ Lục bát thường là 3/3,4/4 hoặc 2/2/2và 2/2/4, 4/2/2 khiến âm điệu thơ du dương
+ Thơ thất ngôn nhịp 4/3 âm điệu khoẻ khoắn, sảng khoái bộc lộ những nỗi niềm, cảm xúc sâu lắng, mạnh mẽ. Nếu nhịp thơ ngắn thì thường gợi tả những hành động nhanh mạnh, nếu nhịp thơ dài thì có khả năng diễn tả những cảm xúc tình cảm xao xuyến, dàn trải thiết tha. Tài liệu của nhung tây
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Học sinh giỏi Ngữ văn 7

MỤC LỤC BỘ TÀI LIỆU BỒI GIỎI NGỮ VĂN 7 STT NỘI DUNG TRANG 1 Chuyên đề 1: Cảm thụ các tác phẩm văn học - Hướng dẫn cách làm bài cảm thụ - 45 bài cảm thụ tác phẩm văn học hay 2 38 2 Chuyên đề 2: Nghị luận xã hội - Dạng 1: Nghị luận về tư tưởng đạo lí - Dạng 2: Nghị luận về hiện tượng sự việc trong đời sống ( 25 đề nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận tư tưởng đạo lí, một quan điểm, nhận định văn học) - Dạng 3: Nghị luận về câu chuyện ( 50 đề nghị luận về câu chuyện có hướng dẫn cách làm bài chi tiết) - Dạng 4: Nghị luận về bức tranh (20 đề) 44 48 97 167 210 3 Chuyên đề 3: Kĩ năng làm bài kể về một sự việc có thật có liên quan đến sự kiện lịch sử 211 213 4 Chuyên đề 4: Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm - Biểu cảm về sự vật con người - Biểu cảm về tác phẩm văn học - Kĩ năng viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật 214 223 231 5 Chuyên đề 5: Rèn kĩ năng thuyết minh thuật lại một sự kiện + Các dạng làm bài văn thuyết minh - Dạng 1: Thuyết minh thuật lại một sự kiện trong cuộc sống. - Dạng 2: Thuyết minh thuật lại một lễ hội dân gian. - Dạng 3: Thuyết minh về một sự kiện lịch sử - Dạng 4: Thuyết minh về một phương pháp cách làm - Dạng 5: Thuyết minh về tác phẩm văn học - Dạng 6: Thuyết minh về một thể loại văn học - Kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tác giả tác phẩm ( 24 đoạn văn mẫu của cả 3 bộ sách) 232 252 262 6 - Chuyên đề 6: Cách làm bài văn nghị luận bàn về ý kiến văn học mang tính lí luận VH 264 266 7 Chuyên đề 7: Kĩ năng làm bài đọc Hiểu - Mẹo làm bài đọc hiểu, nghị luận xã hôi, nghị luận văn học. - Công thức viết phần mở bài cho bài nghị luận văn học và bài nghị luận xã hội 267 280 8 Chuyên đề 8: Tổng hợp các đề thi ( 73 Đề thi mới nhất 8 câu trắc nghiệm 2 câu tự luận kết hơpk phần viết ngữ liệu hoàn toàn ngoài chương trình. 281 593 9 Một số bài văn mẫu hay văn nghị luận VH ( 23 đề nghị luận hay) 594 673 CHUYÊN ĐỀ 1: CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC A. Mức độ cần đạt: - Các biện pháp tu từ và các tín hiệu nghệ thuật ngôn từ trong các đoạn văn, thơ tiêu biểu - Cách phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ trong một đoạn văn, đoạn thơ - Bố cục của bài văn cảm thụ văn học - Cách viết một bài văn cảm thụ văn học khoảng 300 từ.(1 trang) B. Chuẩn bị: - GV : Đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án chi tiết - HS: Học và làm các bài tập theo yêu cầu cụ thể của GV C. Nội dung chuyên đề: I. PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN CẢM THỤ 1. Cảm thụ thơ văn là gì? - Trước hết, cảm thụ văn học chính là đi tìm vẻ đẹp, cái hay của những bài thơ, bài văn.. - Là cảm nhận và đánh giá được cái hay cái đẹp của văn bản đó. Biết dùng ngôn từ diễn tả giúp người nghe đồng cảm với mình khi nghe bài thơ văn đó. 2. Cảm thụ những gì? a. Phát hiện và chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ văn đó. Có thể là: So sánh nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tương phản, đối, cách sử dụng từ láy, động từ mạnh, câu tồn tại, câu đặc biệt Tài liệu của nhung tây b. Nêu nội dung của văn bản đó và việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó làm cho nội dung trở nên hay hơn như thế nào. Nếu là nhân hoá thì cảnh vật trở nên có hồn, sinh động hơn, nếu so sánh thì cảnh vật trở nên cụ thêt gợi cảm, gợi hình. c. Đoạn thơ đó viết bằng thể thơ gì ? Lục bát hay thơ tự do. Thể lục bát thường nhẹ nhàng uyển chuyển, truyền cảm thấm thía, dễ đi vào lòng người. Thể thơ tự do dễ bộc lộ mạch cảm xúc của tác giả. Thơ 5 chữ thích hợp cho nội dung ngợi ca, hoặc kể chuyện. Thể thơ 4 chữ giản dị, gần gũi với những bài hát đồng dao. d. Nhịp điệu của bài thơ như thế nào? + Lục bát thường là 3/3,4/4 hoặc 2/2/2và 2/2/4, 4/2/2 khiến âm điệu thơ du dương + Thơ thất ngôn nhịp 4/3 âm điệu khoẻ khoắn, sảng khoái bộc lộ những nỗi niềm, cảm xúc sâu lắng, mạnh mẽ. Nếu nhịp thơ ngắn thì thường gợi tả những hành động nhanh mạnh, nếu nhịp thơ dài thì có khả năng diễn tả những cảm xúc tình cảm xao xuyến, dàn trải thiết tha. Tài liệu của nhung tây 3.Các bước cảm thụ: Gồm 4 bước - Đọc kĩ bài (đoạn) văn thơ, phát hiện chủ đề, biện pháp, dấu hiệu nghệ thuật. - Chỉ ra biện pháp, dấu hiệu nghệ thuật đó + Các biện pháp tu từ + Cách sử dụng từ láy tượng hình, tượng thanh, tính từ, từ ngữ gợi tả màu sắc, âm thanh, ánh sáng, tâm trạng, + Đặc biệt chú ý tìm và phân tích giá trị của từ “đắt”. - Phân tích tác dụng của biện pháp, dấu hiệu nghệ thuật để bật lên nội dung, chủ đề của (đoạn) văn thơ đó - Nêu những suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá, liên tưởng của mình về những điều (đoạn) văn thơ đó gợi ra II. Một số nghệ thuật trong thơ cảm thụ 1. Nghệ thuật đối lập, tác dụng. Ví dụ: “Quạt nan như lá Chớp chớp lay lay Quạt nan mỏng dính Quạt gió rất dầy Gió từ ngọn cây Có khi còn nghỉ Gió từ tay mẹ Thổi suốt dêm ngày” ( Gió từ tay mẹ - Vương Trọng) Gợi ý: Tìm biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ? Tác dụng của nó? - Trong đoạn thơ trên có hâi sự vật được nói đến “quạt nan” “quạt gió” tương phản nhau. Hâi hình ảnh “gió từ ngọn cây ” “gió từ tay mẹ”đối lập với nhau. Tác dụng: Nhằm ca ngợi người mẹ có tình yêu thương con bao la như biển cả. Mẹ đã hi sinh cả đời mẹ cho con. Thức khuya dậy sớm tần tảo nuôi con, chăm sóc cho con từng miếng ăn, giấc ngủ. Gió của trời đất thiên nhiên có khi còn nghỉ, nhưng ngọn gió từ bàn tay mẹ thổi suốt đêm ngày vì đó là ngọn gió của tình yêu thương. Đoạn thơ thể hiện sự trân trọng kính yêu người mẹ yêu dấu của mình. Tailieu của nhung tây Hướng dẫn trình tự cảm thụ: a. Mở đoạn - Cảm xúc chung về người mẹ Trong cội nguồn tình cảm gia đình thì tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp hơn cả. Mẹ là người mà em yêu quý nhất. Em càng yêu quí xúc động và kính yêu người mẹ của mình hơn khi đọc đoạn thơ: b. Thân đoạn - Phân tích nghệ thuật và nội dung phải lồng cảm xúc yêu kính thầm cám ơn mẹ, trân trọng mẹ. c. Kết đoạn: - Cảm ơn tác giả đã gieo vào lòng ta những dòng thơ hay biết bao cảm xúc dạt dào. - Đọc đoạn thơ em càng thêm yêu kính mẹ của mình hơn, người mẹ vô cùng kính yêu đã hi sinh suốt đời vì đứa con thân yêu. 2. Nghệ thuật nhân hóa Ví dụ: “Cỏ gà rung tai Nghe Bụi tre Tần ngần gỡ tóc Hàng bưởi đu đưa Bế lũ con Đầu tròn Trọc lốc” ( Mưa- Trần Đăng Khoa) Tìm biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong đoạn thơ? - Nghệ thuật: tác giả đã sử dụng thành công và dặc sắc nghệ thuật nhân hóa làm cho cảnh vật thiên nhiên sinh động gần gũi và giống như con người. Tác giả đã quan sát tinh tế dòng thơ ngắn, xuống dòng đột ngột tạo ra âm thanh nhịp điệu rất đỗi quen thuộc của cảnh vật tự nhiên trong trận mưa rào. Tài liệu của nhung tây 3. Nghệ thuật so sánh Ví dụ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.” (Cảnh khuya- Hồ Chí Minh) Tìm biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong đoạn thơ? - Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thành công và đặc sắc nghệ thuật so sánh: tiếng suối được ví như tiếng hát làm cho âm thanh của tiếng suối trong đêm thanh tĩnh thêm gần gũi, sống động và thẫm đẫm tình người. Cảnh vật thiên nhiên không hoang sơ mà tràn đầy sức sống. Tài liệu của nhung tây 4. Liệt kê hình ảnh: Ví dụ 1: ‘Em yêu màu vàng Lúa đồng chín rộ Hoa cúc mùa thu Nắng trời rực rỡ’ (Sắc màu em yêu) Tìm biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong đoạn thơ? - Nghệ thuật: Hàng loạt các hình ảnh liệt kê: hoa cúc, lúa vàng, nắng trời và cách dùng dấu phẩy tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng thể hiện cảnh vật mùa thu rất đẹp dịu dàng thơ mộng và tình yêu thiên nhiên bao la của tác giả. Ví dụ 2: “Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung” * Tác giả dùng phép liệt kê để nêu lên các vị anh hùng của dân tộc ta qua các thời đại. Dùng dấu phẩy, dấu chấm lửng nhằm ca ngợi truyền thống bất khuất của những người anh hùng dân tộc qua các thế hệ. Đọc đoạn văn trong lòng em trỗi dậy niềm tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc và biết ơn cac vị anh hùng dân tộc. Tài liệu của nhung tây 5. Phép đảo ngữ: VD: “ Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” ( Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan) - Nghệ thuật: Phép đảo ngữ nhấn mạnh sự thưa thớt ít ỏi, thiếu vắng sự sống nơi Đèo Ngang hoang sơ, sự ít ỏi của con người nơi xóm núi hiu quạnh. 6. Phép tăng cấp VD: Mưa rả rích dêm ngà. Mưa tối tăm mặt mũi . Mưa thối đất, thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biến có nhiêu nước trời hút hết lên đổ xuống đất liền. - Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ tăng cấp để nêu bật sự dữ dội ngày càng hung dữ hơn của cơn mưa mùa hạ. Tailieu của nhung tây 7. Sóng đôi Ví dụ: “Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa gạo là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tài liệu của nhung tây Tất cả đều lung linh trong nắng.” - Tác giả dùng biện pháp sóng đôi và so sánh để nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa hoa nở. Cảnh đẹp rực rỡ lung linh sắc màu tràn đầy sức sống. 8. Lặp từ ngữ Ví dụ: “Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” (Viếng lăng Bác- Viễn Phương) - Nghệ thuật: Điệp ngữ muốn làm được nhắc đi nhắc lại ba lần nhằm tạo nhịp điệu cho câu thơ đồng thời thể hiện mong muốn, ước nguyện chân thành tha thiết của tác gỉa rmuốn hóa thân vào những sự vật bên lăng Bác được luôn bên Bác để canh giữ giấc ngủ cho người. 9. Câu hỏi tu từ Ví dụ: “Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ” (Ông đồ - Vũ Đình Liên) - Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ. Hổi không phải trả lời nhằm nhấn mạnh sự tiếc nuối, cảm thương của tác giả đối với một lớp người đã tàn tạ, bị xã hội lãng quên. Câu thơ như một nén nhang tươmgr niệm ông đồ - lớp người nho học xưa một thời được trọng vọng nay đã bị vất ra khỏi lề của cuộc sống. Tailieu của nhung tây III. Cách trình bày bài văn cảm thụ về bài (đoạn) văn thơ. a. Mở bài: Dẫn dắt từ chủ đề Giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tên tác giả và cảm nhận chính của bản thân về bài (đoạn) văn thơ. Tài liệu của nhung tây b. Thân bài: - Lần lượt phát hiện các biện pháp nghệ thuật, dấu hiệu nghệ thuật trong bài (đoạn) văn thơ và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật, dấu hiệu nghệ thuật để làm bật lên ý nghĩa, nội dung, tư tưởng, chủ đề mà tác giả gửi gắm trong đó - Nêu những suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của mình về những điều mà câu thơ, ý thơ gợi lên. Tài liệu của nhung tây - Liên hệ với những ý thơ (văn) có cùng chủ đề hoặc cùng biện pháp nghệ thuật c. Kết bài: - Đánh giá khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài bao trùm bài thơ. - Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài (đoạn) thơ, văn trong tâm hồn người đọc. * Chú ý: Không nhất thiết là dấu hiệu, BPTT nào xuất hiện trước thì phải chủ ra và phân tích trước. Cần có sự uyển chuyển, linh hoạt để tạo ra được lối viết hấp dẫn nhất tùy theo từng bài, đoạn thơ văn cụ thể. Cũng có khi có thể lồng một vài biện pháp vào nhau để chỉ ra nội dung, ý nghĩa ẩn trong đó. IV. LUYỆN TẬP: Đề 1: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời (Trần Quốc Minh) - Chủ đề: Tình mẹ - Biệ ... , yêu thương. Và ta càng thêm thấm thía: "Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi"... Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập được miêu tả với một tình yêu tha thiết làm bừng lên vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của làng chài.Thế là con thuyền nhẹ nhõm từ chỗ trời trong gió nhẹ ra đi với cánh buồm đầy hi vọng, vẫn là con thuyền ấy, ngày hôm sau đầy nặng cá trở vể, giấc mơ đã trở thành hiện thực. Hiện thực trong cái ồn ào, tấp nập của Dân làng ra đón ghe, đón cá. Con thuyền trở về với niềm vui đầy ắp trong khoang. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón nghe về Nhịp sống ồn ào náo nhiệt là nét sinh hoạt độc đáo, nơi của những niềm vui, nỗi buồn của làng chài. Ồn ào, náo nhiệt là thanh âm của cuộc sống thanh bình, yên ả nơi làng chài. Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe Những con cá tươi ngon thân bạc trắng Trong niềm vui cá nặng đầy khoang ta nghe lời cảm tạ đất trời rất đỗi chân thành của những người dân chài ... Lời cảm tạ xen lẫn niềm vui sướng, niềm vui lấp lánh trên gương mặt rám nắng của dân trai tráng. Trong niềm vui chiến thắng trở về nhà thơ đã khắc họa hình ảnh con người với những câu thơ thật đẹp: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ; Bức tượng đài người dân chài tạc giữa đất trời, một bức tượng đài có hình khối, màu sắc và cả hương vị đặc trưng đã làm toát lên một phong thái, một thần sắc thật đặc biệt – thần sắc của người dân miền biển.Chắc khoẻ như những bức tượng đồng nâu ấy là màu da của người vật lộn với nắng, gió khơi xa đội trời lướt biển, ăn sóng nói gió vốn từng quen. Ấn tượng hơn là hình ảnh người dân chài “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” với thân hình cường tráng, săn chắc đã được thử thách tôi luyện bằng sóng lớn gió to, bằng bao nhiêu bất trắc, họ giống bức tượng đồng vạm vỡ. Trước biển rộng, những con người được nghệ thuật tạo hình bằng ngôn ngữ dựng lên kì vĩ, lớn lao, ngang tầm với trời cao, biển rộng. Người dân chài như bức phù điêu sinh động vì hơi thở ấm áp “nồng thở vị xa xăm”- thứ hương vị đặc biệt: vị của xa xôi, của biển cả, vị mặn mòi, nồng đượm. Họ là những đứa con của lòng biển của đại dương. Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân. Hình ảnh con thuyền cũng giống hình ảnh con người đã trở về sau những chuyến đi xa. Nó vừa là những con thuyền thực vừa là những con thuyền thơ. Con thuyền lúc ra khơi hăng hái, hào hứng không kém con người nay nó lặng lẽ vì mỏi mệt, muốn nghỉ ngơi sau một chuyến đi vất vả gian truân, thuyền nằm im trên bến, lặng lẽ cảm nhận vị mặn mòi của biển cả ngấm vào cơ thể mình. Con thuyền giống như nhà hiền triết lắng mình ngẫm nghĩ. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Đây là phút ngừng, phút lặng im của bản giao hưởng lao động hoành tráng: Giây lát thư giãn, nghỉ ngơi sau chuyến đi vất vả thật yên bình. Không còn là vật vô tri, con thuyền đã mang tâm hồn người qua biện pháp nhân hóa con thuyền như một sinh thể sống biêt “im, mỏi, trở về nằm, nghe” đặc biệt biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ “nghe”. Bằng tất cả “ tâm hồn” con thuyền tự nhận ra chất muối – hương vị biển cả đang thấm sâu và lặn dần vào cơ thể mình khiến nó trở nên dạn dày, từng trải. Lúc này con thuyền đã đồng nhất với cuộc đời, số phận của người dân chài. Chỉ ai sinh ra và lớn lên ở nơi sông nước mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh xây dựng tượng đài người dân chài giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm – vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục. Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn thơ Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu ? Quê hương là nỗi nhớ da diết, là tình yêu đằm thắm của nhà thơ Tế Hanh. Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ! Cảnh và người với nhà thơ chỉ hiện lên trong kí ức, nghĩa là có một khoảng cách xa xôi, vì thế nó mới là một miền “tưởng nhớ”. Trong nỗi niềm “tưởng nhớ” ấy, dường như chỉ cần nhắm mắt lại là cảnh và người lại hiện ra rõ mồn một. Bởi hình ảnh quê hương đã đằm sâu trong kí ức trong trẻo, trong tầm hồn nhà thơ thế nên nỗi nhớ quê hương luôn thường trực, da diết khôn nguôi. Xa quê nhà thơ nhớ những gì gần gũi, quen thuộc , nhớ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền rẽ sóng ra khơi... nhớ cả hương vị mặn mòi của biển cả ... Tất cả điêù đó cứ trở đi trở về trong tâm hồn tác giả như những dấu ấn đằm thắm không phai mờ! Bài thơ đã kết thúc, nhưng bức tranh về quê hương vùng biển, cảnh và người vùng biển, nhất là tình của nhà thơ với quê hương vẫn đầy dư vị, ngân nga. Tình cảm ấy như chất muối thấm đẫm trong từng câu thơ, trong hơi thơ bồi bồi, tha thiết. * Đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài thơ: Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết. Đề số 23. Phân tích đặc điểm nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh? Tạ Duy Anh được đánh giá là cây bút sung sức, với nhiều tìm tòi đổi mới, nhà văn có phong cách viết độc đáo, sáng tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. “Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong - câu chuyện kể về tài năng hội hoạ của cô bé Kiều Phương khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sáng tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp lung linh cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, trong sáng, bình dị, nhân hậu, chân thành mà sâu sắc cùng với tài năng hội hoạ thiên bẩm của cô - Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra. Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, ngây thơ,nhí nhảnh và đam mê hội họa. Cô bé vừa làm những việc bố mẹ phân công vừa hát vui vẻ.Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ vật trong nhà một cách thích thú nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Kiều Phương vui vẻ khi được đặt biệt danh là “Mèo", thậm chí còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chứng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sáng và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được” khi người anh trai tỏ vẻ khó chịu “Này, em không để chúng nó yên được à!”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽVà khi chú Tiến Lê - bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng của Kiều Phương được thể hiện qua sáu bức tranh do “Mèo” vẽ dấu người anh, không ngờ là những bức tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Đặc biệt, tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế điều đó khiến cho cả nhà “vui như tết”. Tài năng hội hoạ của Kiều Phương có được nhờ yếu tố bẩm sinh và lòng yêu thích, sau mê nghệ thuật của cô bé. Kiều Phương trong “ Bức tranh của em gái tôi” ( Tạ Duy Anh) không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ. Khi thấy ba mẹ hào hứng, vui mừng với tài năng của em gái, anh trai ghen tỵ nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Anh trai rất buồn, tỏ ý không vui song tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, luôn tin yêu và trân trọng hết mực. Hiểu được nỗi lòng của anh, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng “ Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu! Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sáng, nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Cặp mắt chú bé toả ra thứ ánh sáng rất lạ.tư thế ngồi của chú không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm anh em trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn. Ngắm nhìn hình ảnh mình trong bức tranh người anh đã xúc động nói với mẹ “ Không phải con đâu, đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy” - Lời khẳng định của anh trai là sự khẳng định tâm hồn, tấm lòng của Kiều Phương. Đọc câu chuyện, bạn đọc sẽ chẳng bao giờ quên cô bứ Kiều Phương hồn nhiên, lí lắc, giàu lòng nhân hậu. Từ nhân vật đáng yêu này ta học được những bài học ý nghĩa: phải say mê trong học tập cũng như trong việc thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình thì mới có được thành công. Thêm vào đó, trong cuộc sống, ta không tự ti, mặc cảm và ích kỷ, nhỏ nhen. Ta cần vượt lên chính mình trong mọi hoàn cảnh để cuộc sống tốt đẹp luôn đến với chúng ta. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Kiều Phương được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc. Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Truyện kể theo ngôi thứ nhất làm cho lời kể chân thật, tự nhiên dễ dàng bộc lộ diễn biến tâm trạng. Câu chuyện nhẹ nhàng, kết thúc bất ngờ, toát lên bài học nhân sinh thấm thía. “Bức tranh của em gái tôi” không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Qua dòng tâm trạng của người anh, cô bé Kiều Phương hiện lên với tấm lòng bao dung độ lượng, với tài năng hội hoạ. Ở cô bé toát ra vẻ đẹp của tấm hồn trong sáng, giàu tình yêu thương mà bất cứ ai đọc câu chuyện cũng dem lòng yêu mến bạn nhỏ này.
File đính kèm:
giao_an_hoc_sinh_gioi_ngu_van_7.docx