Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Cánh diều) - Chương trình cả năm
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHI TIẾT
TRƯỜNG HỌC MỚI CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngôi trường mới mà em theo học.
2. Về năng lực:
+ Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập
+ Giao tiếp, hợp tác: Hình thành kĩ năng kết bạn với những người bạn mới; hợp tác với các bạn trong lớp và các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Tự xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp
+ Thích ứng với cuộc sống: Tự tin và thích ứng với môi trường học tập mới.
+ Tổ chức và thiết kế hoạt động: Lập kế hoạch hoạt động.
3. Về phẩm chất:
+ Yêu nước: Yêu quý và tự hào về trường, tự hào là HS của trường; yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn công trình, cảnh quan sư phạm của nhà trường.
+ Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin về trường trung học cơ sở mà các em theo học.
- Chuẩn bị giấy A4, A0, giấy nhớ, giấy màu, giấy bìa, bìa cứng, bút dạ, bút bi, bút chì, bút màu, ghim, hồ dán
- Những lá thăm ghi tên các hoạt động trong nhà trường.
2. Đối với HS: sgk, dụng cụ học tập, đọc trước bài học theo hướng dẫn của GV.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Cánh diều) - Chương trình cả năm

Ngày soạn: 30/8/2022 Ngày dạy: Tiết 1: ( /9) Tiết 2: (6/9) Tiết 3: ( 9/9) CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM – THÁNG 9 MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Bày tỏ được những cảm xúc của mình khi trở thành HS lớp 6 - Giới thiệu được những nét nổi bật của nhà trường và chủ động, tự giác tham gia xây dựng truyền thống nhà trường. - Biết chăm sóc bản thân và điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường học tập mới, phù hợp với hoàn cảnh gia tiếp. - Thiết lập được mối quan hệ với bạn bè - Tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. KHUNG KẾ HOẠCH CHO CHỦ ĐỀ THÁNG 9 Tên chủ đề (tháng) Tuần Gợi ý hoạt động Sinh hoạt dưới cờ ( Khai giảng- Chào cờ) Hoạt động giáo dục theo chủ đề Gợi ý hoạt động Sinh hoạt lớp Tên HĐGD theo CĐ Hoạt động cụ thể Sinh hoạt lớp Chủ đề 1. Trường học của em (tháng 9) 1 Văn nghệ: Chào lớp 6 Trường học mới của em Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6. Giới thiệu về trường học mới của em 3.Cảm nhận về tuần học đầu tiên 2 Tìm hiểu về truyền thống nhà trường 4.Trò chơi Đoán ý đồng đội 5. Khám phá các hoạt động của nhà trường. 6. Kế hoạch hoạt động của lớp em 7.Trải nghiệm khi tham gia các hoạt động của trường 3 Văn nghệ: Hát về mái trường Thích nghi với môi trường mới 1. Khắc phục khó khăn ở trường học mới. 2. Chăm sóc và điều chỉnh bản thân 3. Kinh nghiệm thích nghi với môi trường mới 4 Cuộc thi: Nếu em là hiệu trưởng 4. Giới thiệu về người bạn mới 5. Làm thiếp tặng bạn KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHI TIẾT TRƯỜNG HỌC MỚI CỦA EM I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngôi trường mới mà em theo học. 2. Về năng lực: + Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập + Giao tiếp, hợp tác: Hình thành kĩ năng kết bạn với những người bạn mới; hợp tác với các bạn trong lớp và các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập. + Giải quyết vấn đề sáng tạo: Tự xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp + Thích ứng với cuộc sống: Tự tin và thích ứng với môi trường học tập mới. + Tổ chức và thiết kế hoạt động: Lập kế hoạch hoạt động. 3. Về phẩm chất: + Yêu nước: Yêu quý và tự hào về trường, tự hào là HS của trường; yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn công trình, cảnh quan sư phạm của nhà trường. + Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: - Hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin về trường trung học cơ sở mà các em theo học. - Chuẩn bị giấy A4, A0, giấy nhớ, giấy màu, giấy bìa, bìa cứng, bút dạ, bút bi, bút chì, bút màu, ghim, hồ dán - Những lá thăm ghi tên các hoạt động trong nhà trường. 2. Đối với HS: sgk, dụng cụ học tập, đọc trước bài học theo hướng dẫn của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẦN 1 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ Văn nghệ: Chào lớp 6 ( Dự lễ khai giảng năm học mới) 1. Hoạt động 1: Lắng nghe và thực hiện tiến trình các nghi lễ khai giảng. a. Mục tiêu: - Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón. - Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng. b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức lễ khai giảng, HS trật tự, chú ý lắng nghe, quan sát. c. Sản phẩm: Trình tự diễn ra buổi lễ khai giảng. d. Tổ chức thực hiện: - GV cùng BCH tổ chức trình tự lần lượt các nghi lễ của buổi lễ khai giảng: 1. Đón tiếp đại biểu 2. Lễ điều hành: Rước cờ, ảnh Bác, các đội danh dự, đại diện các khối lớp ( Thực hiện trong văn phòng nhà trường do tình hình dịch Covid) . 3. Lễ đón HS lớp 6: Hiểu trưởng nhà trường phát biểu cảm xúc vui mừng, phấn khởi khi đón các em HS lớp 6 vào học tập tại nhà trường.HS các tại các lớp huwongr ứng qua hình ảnh trực tiếp tại các phòng học . 4. Lễ chào cờ 5. Đại diện GV phát biểu thể hiện sự hưởng ứng và cam kết thi đua trong năm học mới. 6. Đại điện HS cam kết thi đua học tập và rèn luyện tốt; đại diện HS lớp 6 phát biểu cảm tưởng được đón chào và học ở ngôi trường THCS. 7. Đại biểu chúc mừng GV và HS. 8. Tặng quà, khen thưởng cho HS và GV có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và dự thi HSG cấp thị xã, cấp tỉnh. 2. Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng ngày khai giảng a. Mục tiêu: Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hảo hứng đón chào năm học mới. b. Nội dung: Chương trình văn nghệ có thể linh hoạt đầu, sau tiếng trống khai trường hoặc cuối chương trình. c. Sản phẩm: Thưởng thức các tiết mục văn nghệ. d. Tổ chức thực hiện: - Đội văn nghệ của trường và các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các lớp lần lượt biểu diễn. - Đại biểu, thầy cô và học sinh cùng hưởng ứng nhiệt tình tạo nên không khí vui tươi của ngày khai giảng năm học mới. TUẦN 1 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6. - Giới thiệu về trường học mới của em 1. Hoạt động 1: Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6 a. Mục tiêu: HS nói lên được những cảm xúc của mình trước khi trở thành HS lớp 6. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi về nội dung sau: + Em cảm thấy như thế nào khi trở thành HS lớp 6? + Những cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến học ở một môi trường mới? (ví dụ: hồi hộp, hào hứng, lo lắng) - Hoạt động cặp đôi- 5p - Yêu cầu sản phẩm: Viết vào vở cá nhân, sau đó trao đổi với bạn cặp đôi để thống nhất sp cặp đôi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS chia sẻ trước lớp những cảm xúc ấy của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá nhau - GV nhận xét, kết luận: Những cảm xúc khi trở thành HS lớp 6 thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức thì cũng xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn Tất cả những cảm xúc ấy cùng là những kỉ niệm đẹp của ngày đầu đến trường sẽ là những kí ức không thể nào quên. 1. Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6 - Vào lớp 6 em cảm thấy vừa vui mừng nhưng cũng rất lo lắng, hồi hộp - Cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến môi trường mới: hồi hộp, hào hứng, lo lắng Hoạt động 2: Giới thiệu về trường học mới của em a. Mục tiêu: HS giới thiệu về ngôi trường trung học cơ sở mà em đang theo học. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: HS chia sẻ trường học mới. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 người - GV cho các nhóm thảo luận và sử dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu về ngôi trường trung học cơ sở mà các em đang học. - Thời gian: 8p - GV hướng dẫn, gợi ý các nhóm HS thảo luận theo các nội dung sau( có thể sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn) : + Một vài nét cơ bản về lịch sử của trường + Một tả cảnh quan, khuôn viên của nhà trường + Điều gì ở trường làm em ấn tượng nhất? + Những cảm nghĩ, mong muốn về ngôi trường mới?... - Yêu cầu sản phẩm: Mỗi HS sẽ đưa ra ý kiến của mình ở góc của tờ giấy A0 ( khăn trải bàn) , sau đó thống n hất với bạn trong nhóm và viết ý kiến thống nhất vào ô ở giữa. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 7 - 8 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Kết thúc thời gian thảo luận, GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. - GV và các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá nhau - GV nhận xét, kết luận: Mỗi môi trường đều có truyền thống xây dựng và phát triển cùng với những đặc điểm của riêng mình. Tham gia với hoạt động tìm hiểu nhà trường sẽ giúp các em thêm yêu quý ngôi trường mà mình theo học. Mỗi HS có quyền tự hào về ngôi trường mà các em theo học. Chúng ta cần có những hành động thiết thực góp phần giữ gìn và xây dựng nhà trường. 2. Giới thiệu về trường học mới của em - Lịch sử hình thành của trường. - Mô tả về trường: địa chỉ trường, các tòa nhà, lớp học, khung cảnh xung quanh trường - Các thầy, cô giáo, cán bộ, công nhan vien nhà trường, các thầy cô dạy trực tiếp của lớp() - Những ấn tượng, cảm xúc về ngôi trường mới. TUẦN 1 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Cảm nhận về tuần học đầu tiên a. Mục tiêu: HS chia sẻ về những suy nghĩ , cảm xúc của mình trong tuần học đầu tiên ở trường trung học cơ sở. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc c. Sản phẩm: HS chia sẻ cảm xúc của mình d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV ổn định lớp, tổ chức cho HS chia sẻ theo cặp đôi về những cảm nhận của mình sau tuần học đầu tiên tại ngôi trường mới theo những gợi ý sau: + Hãy chia sẻ những cảm xúc của em sau tuần học đầu tiên tại ngôi trường mới? + Vì sao lại có những cảm xúc ấy? + Điều gì khiến em ấn tượng nhất/ hài lòng nhất trong tuần học vừa qua? Vì sao? + Những cảm nhận của em sau tuần học đầu tiên ở trường trung học cơ sở khác gì so với hồi em học ở trường tiểu học? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ trong vòng 5 – 7 phút Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số cặp HS lên chia sẻ trước lớp - GV cùng xây dựng nội quy lớp học. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận: Những trải nghiệm đầu tiên ở trường trung học cơ sở luôn là những kí ức không thể nào phai. Những trải nghiệm ấy có thể bao gồm cả những điều tốt hoặc chưa tốt, những điều khiến em hài lòng hoặc chưa hài lòng nhưng chúng sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời HS của các em. Hãy trân trọng những cảm xúc ấy. Ký duyệt, ngày 1/9/2022 Phạm Thị Hạnh Ngày soạn: 7/9/2022 Ngày dạy: Tiết 4: ( 12/9) Tiết 5: ( 13/9) Tiết 6: (16/9) TUẦN 2 – TIẾT 4: SINH HOẠT DƯỚI CỜ Tìm hiểu về truyền thống nhà trường 1. Hoạt động 1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. 2. Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Ai biết nhiều hơn?” a. Mục tiêu: Thể hiện được những hiểu biết của bản thân về truyền thống nhà trường. b. Nội dung: chơi trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”. c. Sản phẩm: Kết quả HS tham gia trò chơi ( Nội dung và ý thức) . d. Tổ chức thực hiện: - TPT mời ba HS lên sân khấu chơi trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”. - TPT viết lên ở chính giữa ba tấm bảng đen cụm từ “Truyền thống trường em” và khoanh tròn lại. Sau đó ba em HS ghi các từ, cụm từ nói về truyền thống nhà trường xung quanh cụm từ “Truyền thống trường em” trong vòng 2 phút. - Em nào viết được nhiều từ và đúng hơn sẽ được nhận phần thưởng. - ... ụng các vật dụng trong gia đình và khi sử dụng thực phẩm. Các em cần trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng phòng tránh các nguy cơ ấy để chúng ta có một mùa hè an toàn. Hoạt động 2: Chăm sóc, bảo vệ bản thân trong mùa hè a. Mục tiêu: - HS biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân trong mùa hè. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra những vấn đề liên quan đến sức khoẻ có thể gặp phải trong mùa hè và nêu cách bảo vệ sức khỏe bản thân. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi về: – Những vấn đề liên quan đến sức khoẻ có thể gặp phải trong mùa hè: + Vấn đề đó là gì? + Nguyên nhân; + Nguy cơ/hậu quả; + Cách xử lí nếu gặp phải; + Cách phòng tránh. – Nêu các cách thức chăm sóc, bảo vệ bản thân khi mùa hè đến. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. 2. Chăm sóc, bảo vệ bản thân trong mùa hè - Mùa hè đến, chúng ta cần biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân để phòng tránh những vấn đề liên quan đến sức khoẻ như cảm nắng, ốm, viêm họng, sốt xuất huyết,... Để thực sự có một mùa hè vui, khoẻ, các em cần có chế độ ăn uống, ngơi, tập luyện, vui chơi hợp lí. TUẦN 34 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Hát về mùa hè a. Mục tiêu: - HS hát những ca khúc về mùa hè. - Thể hiện tâm trạng vui vẻ, phấn chấn, háo hức đón kì nghỉ hè. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tham gia hát những câu hát có từ “hè”, “mùa hè”, “hạ”, “mùa hạ”. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm. Các nhóm sẽ lần lượt hát những câu hát có từ “hè”, “mùa hè”, “hạ”, “mùa hạ”. Nếu đến lượt mà nhóm nào không hát được sẽ bị thua. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS tham gia hát những câu có từ “hè”, “mùa hè”, “hạ”, “mùa hạ”. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.Trao thưởng cho HS chiến thắng. - GV kết luận: Những bài hát về mùa hè với giai điệu rất vui tươi, sôi nổi sẽ giúp các em luôn cảm thấy vui vẻ, tươi trẻ. Ngày soạn: // Ngày dạy: // KẾ HOẠCH HÈ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Tìm hiểu về những hoạt động có thể tham gia trong dịp hè. 2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập; biết rèn luyện bản thân để khắc phục hạn chế, phát triển bản thân tốt hơn. - Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập; duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được kế hoạch hoạt động hè phù hợp với nhu cầu, khả năng, điều kiện của bản thân. 3. Về phẩm chất - Trách nhiệm: Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ của bản thân. - Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt. - Trung thực: Nêu ra những mong muốn thực sự của bản thân trong kì nghỉ hè, lập và thực hiện đúng kế hoạch hè của bản thân. - Nhân ái: Yêu quý thầy cô, bạn bè. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Yêu cầu HS chuẩn bị giấy A0, A4, bút chì, bút màu. 2. Đối với HS - SGK, giấy A0, A4, bút chì, bút màu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẦN 35 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ Lời nhắn nhủ của thầy cô Hoạt động 1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Tổng kết năm học a. Mục tiêu: Biết được kết quả học tập, rèn luyện của toàn trường trong năm học vừa qua, từ đó phấn đấu năm học mới. - Nghe lời nhắn nhủ của thầy cô. b. Nội dung: tổng kết năm học c. Sản phẩm: kết quả buổi tổng kết. d. Tổ chức thực hiện: 1. GV dẫn chương trình, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 2. Hiệu trưởng tổng kết thi đua năm học 3. Tuyên dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học(đại diện lãnh đạo trường đọc quyết định khen thưởng; trao phần thưởng); 4. Đại biểu chúc mừng thành tích nhà trường 5. Chương trình văn nghệ của HS khối lớp 9 6. Bí thư Đoàn trường phát động phong trào “Mùa hè xanh”; Đại điện HS hưởng ứng 7. GV gửi lời nhắn nhủ và động viên HS để tham gia hè an toàn, bổ ích và chuẩn bị kế hoạch cho năm học mới đạt nhiều thành tích trong học tập. 8. Bế mạc, toàn trường biểu diễn dân vũ. TUẦN 35 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - Mong muốn trong kì nghỉ hè - Kế hoạch hè của em Hoạt động 1. Mong muốn trong kì nghỉ hè a. Mục tiêu: - HS chia sẻ được những mong muốn của bản thân trong kì nghỉ hè. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ về những mong muốn của bản thân trong kì nghỉ hè. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi về những mong muốn của bản thân trong kì nghỉ hè theo các gợi ý sau: + Mong muốn trong hoạt động học tập (Em muốn tìm hiểu thêm về môn học nào? Vì sao?). + Mong muốn trong hoạt động vui chơi, giải trí (Em muốn được tham gia hoạt động vui chơi, giải trí nào? Vì sao?). + Mong muốn trong hoạt động tham quan, du lịch (Em muốn được đi du lịch ở đâu? Vì sao?). + Mong muốn trong hoạt động rèn luyện bản thân (Em muốn học chơi môn thể thao nào? Em muốn rèn luyện tính cách nào của bản thân?). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các cặp đôi chia sẻ về những mong muốn của bản thân trong kì nghỉ hè. - GV và HS của các cặp đôi khác có thể đặt câu hỏi cho cặp đôi trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. 1. Mong muốn trong kì nghỉ hè - Mùa hè là khoảng thời gian mà mỗi cá nhân có thể thực hiện những điều muốn của riêng mình. Hoạt động 2: Kế hoạch hè của em a. Mục tiêu: - HS xây dựng được kế hoạch hè của bản thân. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS xây dựng kế hoạch hè của bản thân c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch hè của bản thân, thể hiện các hoạt động bằng các biểu tượng trên giấy A4. Ví dụ: + Hoạt động học tập: vẽ bút, vở; + Chơi thể thao: vẽ quả bóng đá, vợt cầu lông; + Đi du lịch: vẽ ô tô, máy bay, tàu hoả; + Về quê: vẽ cảnh làng quê. - GV yêu cầu HS xây dựng thời gian biểu mùa hè của mình trong một ngày/ một tuần/một tháng hoặc cả mùa hè. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS hoàn thành kế hoạch trong khoảng thời gian 10 phút. - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp kế hoạch hè của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV khen ngợi và mong muốn HS triển hiệu quả kế hoạch - GV nhận xét, kết luận. 2. Kế hoạch hè của em - Việc xây dựng chi tiết kế hoạch hè của mình sẽ giúp các em sắp xếp thời gian hợp lí và thực hiện có hiệu quả những dự định của mình. TUẦN 35 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Lời chúc mùa hè a. Mục tiêu: - HS viết lời nhắn gửi đến thầy cô, bạn bè trong lớp. - HS biết cách thể hiện tình cảm với thầy cô, bạn bè. - Thắt chặt tinh thần đoàn kết, gắn bó, yêu thương giữa các thành viên trong lớp. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS HS viết lên thẻ giấy những lời chúc nghỉ hè tới thầy cô, bạn bè trong lớp. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS viết lên thẻ giấy (đã chuẩn bị trước) những lời chúc nghỉ hè tới thầy cô, bạn bè trong lớp. - Trao gửi lời chúc tới thầy cô và bạn bè. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS chia sẻ trước lớp về những lời chúc nghỉ hè tới thầy cô, bạn bè trong lớp. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: + Gửi lời chúc nghỉ hè đến thầy cô và bạn bè là cách thể hiện tình cảm rất đáng quý, đáng trân trọng. + Cần chú ý đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động hè, trang bị cho mình những hiểu biết, kĩ năng để bảo vệ và chăm sóc bản thân thật tốt. + Việc xây dựng kế hoạch hè sẽ giúp các em lựa chọn được những hoạt động phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân và sử dụng thời gian hợp lí cho mùa hè an toàn, vui, khoẻ, bổ ích. ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 9 I. MỤC TIÊU - HS tổng kết, đánh giá những gì tiếp thu được từ chủ đề Chào mùa hè. II. TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ 1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động Hãy đánh dấu x trước phương án phù hợp: () Rất tích cực () Tích cực () Chưa tích cực. 2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề Hãy đánh dấu x vào ô tương ứng: Các nhiệm vụ Kết quả thực hiện Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng Em phát hiện được sở thích, khả năng của bản thân. Em tự tin thể hiện khả năng của bản thân trước các bạn. Em biết cách tự chăm sóc bản thân khi tham gia các hoạt động trong hè. Em biết cách tự bảo vệ bản thân khi tham gia các hoạt động trong hè. Em nhận biết được các vấn đề về sức khoẻ có thể xuất hiện trong mùa hè. Em biết cách phòng tránh những nguy cơ gây mất an toàn khi tham gia các hoạt động trong mùa hè. 3. Đánh giá đồng đẳng trong hoạt động nhóm Tên chủ đề: Tên hoạt động nhóm: Em hãy đánh giá sự tích cực tham gia hoạt động và kết quả làm việc của các bạn trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách đánh dấu x vào những ô phù hợp: Họ và tên Mức độ tích cực Kết quả làm việc Rất tích cực Tích cực Chưa tích cực Tốt Bình thường Chưa tốt 4. Trả lời câu hỏi GV yêu cầu HS trả lời vào giấy những câu hỏi sau: - Em thích (hoặc không thích) hoạt động nào trong chủ đề này? Vì sao? - Em có nhận xét gì về sự tham gia hoạt động của các bạn? - Hãy nêu những mong muốn của bản thân khi tham gia vào những tiếp theo. 5. Phát biểu cảm tưởng của em sau khi tham gia các hoạt động “Chào mùa hè”.
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_6_canh_dieu_chuon.docx