Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 (Cánh diều) - Chương trình cả năm
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM
Sau chủ đề này, HS sẽ:
• Giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường.
• Thể hiện được những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở nhà trường.
• Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với bạn bè và hài lòng về mối quan hệ này.
• Hợp tác được với bạn bè để thể hiện thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.
PHẦN 1. SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Gợi ý tuần 1: Biểu diễn văn nghệ chủ đề Mái trường mến yêu
- Nhà trường tổ chức cho HS tham gia các hoạt động văn nghệ theo chủ đề Mái trưởng mến yêu. Các tiết mục văn nghệ đế từ HS tất cả các lớp
- GV gửi ban tổ chức nhạc cho tiết mục văn nghệ
- HS chuẩn bị sẵn sàng tâm thế, chỉnh sửa trang phụ để chờ đến tiết mục biểu diễn của lớp mình
- GV động viên HS bình tĩnh, biểu diễn tiết mục của lớp mình
- GV và các học sinh còn lại cổ vũ và xem tiết mục văn nghệ
Gợi ý tuần 2: Phát động thi đua “Giữ gìn trường lớp sạch đẹp”
- Nhà trường, thầy cô Tổng phụ trách Đội phổ biến và phát động tuần lễ thi đua Giữ gìn trường lớp sạch đẹp giữa các khối lớp HS trong toàn trường với các tiêu chí thi đua cụ thể đảm bảo tính phù hợp, khả thi, dễ quan sát, dễ đánh giá.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 (Cánh diều) - Chương trình cả năm
File giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 – sách CD đầy đủ cả năm Ngày soạn: // Ngày dạy: // CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM Sau chủ đề này, HS sẽ: Giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường. Thể hiện được những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở nhà trường. Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với bạn bè và hài lòng về mối quan hệ này. Hợp tác được với bạn bè để thể hiện thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh. PHẦN 1. SINH HOẠT DƯỚI CỜ Gợi ý tuần 1: Biểu diễn văn nghệ chủ đề Mái trường mến yêu - Nhà trường tổ chức cho HS tham gia các hoạt động văn nghệ theo chủ đề Mái trưởng mến yêu. Các tiết mục văn nghệ đế từ HS tất cả các lớp - GV gửi ban tổ chức nhạc cho tiết mục văn nghệ - HS chuẩn bị sẵn sàng tâm thế, chỉnh sửa trang phụ để chờ đến tiết mục biểu diễn của lớp mình - GV động viên HS bình tĩnh, biểu diễn tiết mục của lớp mình - GV và các học sinh còn lại cổ vũ và xem tiết mục văn nghệ Gợi ý tuần 2: Phát động thi đua “Giữ gìn trường lớp sạch đẹp” - Nhà trường, thầy cô Tổng phụ trách Đội phổ biến và phát động tuần lễ thi đua Giữ gìn trường lớp sạch đẹp giữa các khối lớp HS trong toàn trường với các tiêu chí thi đua cụ thể đảm bảo tính phù hợp, khả thi, dễ quan sát, dễ đánh giá. - Ví dụ: Xác định các hành vi giữ gìn trường lớp sạch đẹp, số điểm thưởng cho mỗi hành vi tích cực. Xác định được các hành vi không giữ gìn trường lớp sạch đẹp, số điểm phạt cho mỗi hành vi tiêu cực. Thời gian giám sát: Nhà trường/ thầy cô Tổng phụ trách Đội công bố danh sách ban giám sát tuần lễ thi đua giữ gin trường lớp sạch đẹp (đại diện Ban giám hiệu, đại diện Liên đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đội cờ đỏ/ xung kích) Gợi ý tuần 3: Những người bạn quanh tôi - Sáng tác về chủ đề Những người bạn quanh tôi Phát động cuộc thi sáng tác nghệ thuật với chủ đề Những người bạn quanh tôi. Các hình thức lựa chọn: bài viết cảm nhận, quay một video clip hoặc chụp ảnh, làm thơ, vẽ tranh, thiết kế trang fanpage Nội dung: Về những người bạn của mình, tình cảm bạn bè... Yêu cầu sản phẩm: sáng tạo, chân thực, thẩm mĩ. Thời gian nộp sản phẩm: Sau 1 tuần - Triển lãm tranh, ảnh về những khoảnh khắc đẹp của tình bạn. GV phổ biến về triển lãm tranh, ảnh về chủ đề tình bạn từ tuần truocs đó để HS có thời gian chuẩn bị, ghi lại khoảnh khắc tình bạn. Tổ chức triển lãm bằng cách: để giá ảnh, khu vực căng dây treo ảnh. Tổ chức chấm và công bố tranh, ảnh xuất sắc được giải PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TUẦN 1. TỰ HÀO TRƯỜNG EM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: Nắm được những nét truyền thống và nổi bật của nhà trường. Biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường và ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường. 2. Năng lực: * Năng lực chung: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. *Năng lực riêng: Tìm hiểu về truyền thống và những nét nổi bật của nhà trường thông qua các thông tin trên mạng của nhà trường hoặc tìm hiểu ở phòng truyền thống. Đề xuất được những ý tưởng phát huy truyền thống nhà trường Xây dựng và thực hiện được buổi tọa đàm Phát huy truyền thống nhà trường. 3. Phẩm chất: Yêu nước: Yêu môi trường, cảnh quan của nhà trường, tự hào về truyền thống nhà trường. Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên Tranh ảnh, tư liệu về truyền thống nhà trường SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động. Máy tính, máy chiếu (Tivi) Giấy A4, giấy nhớ, bút chì, bút màu các loại. 2. Đối với học sinh Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật của nhà trường trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục - thể thao trên website của nhà trường, ở phòng truyền thống, qua trao đổi với thầy cô. Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có kết quả nổi bật trong hoạt động dạy học, văn nghệ, thể dục – thể thao.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức. c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo(môn dạy) trong trường và các bạn trong lớp học. Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo trong trường(môn giảng dạy) hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS tìm hiểu vào nội dung bài mới: Tự hào trường em. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu truyền thống nhà trường a. Mục tiêu: Nêu được những điều mà HS thấy tự hào về trường, thể hiện được niềm tự hào của bản thân về nhà trường. b. Nội dung: GV trình bày nội dung, tổ chức HS chia sẻ theo nhóm, thảo luận, hình thành kiến thức. c. Sản phẩm: HS nêu được một số truyền thống của nhà trường d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm (tùy theo đặc điểm của từng trường lớp cụ thể mà GV tổ chức cho HS trao đổi theo cặp đôi hoặc nhóm theo bàn hoặc HS hai bàn quy lại với nhau) về những điều khiến em tự hào về nhà trường. - GV mời một sô HS chia sẻ những điều mình tự hào về nhà trường mà các bạn đã trao đổi với nhau. - GV đặt thêm một số câu hỏi cho HS trình bày. Ví dụ: Em biết những thông tin đó từ đâu?... - GV mời một số HS chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường: Gợi ý: + Điều em tự hào nhất về nhà trường? + Vì sao em cảm thấy tự hào? + Em cần làm gì để lan tỏa niềm tự hào đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nội dung, hoạt động theo nhòm, thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp. - GV quan sát, hướng dẫn quá trình HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS giới thiệu những truyền thống qua sản phẩm của nhóm đã được chuẩn bị từ trước bằng một số hình thức: trưng bày sản phẩm, thuyết trình, biểu diễn văn nghệ - GV mời HS chia sẻ cảm xúc khi tìm hiểu Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 1. Tìm hiểu truyền thống nhà trường Gợi ý: - Lịch sử nhà trường: Tên trường Các dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của nhà trường Sự vật nổi bật liên quan đến trường . - Tấm gương thầy cô, học sinh: Trong hoạt động dạy và học Trong hoạt động văn nghệ, thể dục – thể thao Trong các hoạt động khác (nghiên cứu khoa học, hoạt động cộng đồng) => Kết luận: Mỗi một ngôi trường đều có những nét nổi bật, đáng nhớ và khiến HS tự hào. Chia sẻ niềm tự hào đó cho mọi người cũng chính là cách các em thể hiện tình yêu với trường – ngôi nhà thứ hai của mình. Hoạt động 2. Phát huy truyền thống nhà trường a. Mục tiêu: HS lên kế hoạch và tổ chức được buổi tọa đàm “truyền thống nhà trường”. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nhập vai mô phỏng buổi tọa đàm. c. Sản phẩm: HS tổ chức được buổi tọa đàm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy truyền thống nhà trường. - GV gợi ý cho HS: + Xác định mục tiêu buổi tọa đàm + Xác định nội dung chính của buổi tọa đàm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nội dung, hoạt động theo nhòm, thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp. - GV quan sát, hướng dẫn quá trình HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày ý kiến. - GV tập hợp tất cả các ý kiến, chốt lại những nội dung cần thực hiện Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cho HS thực hiện buổi tọa đàm, cử một bạn HS làm người dẫn chương trình trong buổi tọa đàm Phát huy truyền thống của nhà trường theo kế hoạch đã thực hiện: + Chuẩn bị một chiếc bàn và 6 chiếc ghế, trên bàn đặt các biển tên. + Các nhân vật tham gia buổi tọa đàm đến ngồi theo đúng vị trí biển tên. + Người dẫn chương trình giới thiệu mục đích buổi tọa đàm và các thành phần tham gia buổi tọa đàm. + Người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện các tổ chức, cá nhân nêu lên những ý kiến về các công việc cần làm, những điều cần lưu ý để phát huy truyền thống nhà trường. + Sau khi các cá nhân trình bày hết ý kiến, người dẫn chương trình tổng kết lại nội dung buổi tọa đàm và kết thúc. - GV mời HS phát biểu cảm nhận sau khi đóng vai các nhân vật - GV kết luận lại nội dung. 2. Phát huy truyền thống nhà trường Gợi ý: - Mục tiêu của buổi tọa đàm: + Nâng cao hiểu biết về truyền thống nhà trường. + Tăng thêm niềm tự hào về truyền thống nhà trường. + Tích cực đưa ra những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường. - Những nội dung chính của buổi tọa đàm: + Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường. + Chia sẻ ý kiến cá nhân theo các vai trò khác nhau về cách thức phát huy truyền thống nhà trường. => Kết luận: - Mỗi trường đều có những truyền thống, thành tích nổi bật trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục,thể thao, mà học sinh cảm thấy tự hào. - Kết quả học tập và rèn luyện mà các em đạt được góp phần phát huy truyền thống nhà trường - nơi mà các em đang theo học. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được kế hoạch cụ thể cho bản thân. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về học tập, văn nghệ, thể dục - thể thao của em trong năm học này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và đưa ra kế hoạch cho bản thân. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS đại diện trình bày kế hoạch của bản thân đặt ra trong năm học này. Gợi ý: + Về học tập: Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, giáo viên và Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức. Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về truyền thống nhà trường, kiến thức,. + Về văn nghệ, thể dục - thể thao: tích cực tham gia vào các hội diễn văn nghệ, hội ... n. - GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung – Ứng phó với các tình huống nguy hiểm. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1. Nhận diện tình huống nguy hiểm. a. Mục tiêu: HS chia sẻ tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua. b. Nội dung: GV tổ chức HS trao đổi, chia sẻ, hình thành kiến thức. c. Sản phẩm học tập: Câu chuyện về những tình huống nguy hiểm của người khác hoặc của bản thân HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu nhiệm vụ cho HS: Chia sẻ về tình huống nguy hiểm mả em biết hoặc đã trải qua. - HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách chia sẻ cặp đôi với bạn bên cạnh trong 10 phút theo gợi ý: + Tình huống đó diễn ra khi nào? Ở đâu? + Dấu hiệu nhận biết đó là tình huống nguy hiểm? + Tình huống đó diễn ra như thế nào? + Em hoặc nhân vật trong tình huống đó đã xử lí ra sao? + Cảm xúc của em hoặc nhân vật khi trải qua tình huống nguy hiểm đó? - GV mời HS chia sẻ trước lớp. - GV mời một số HS phát biểu cảm nhận sau khi lấng nghe chia sẻ của các bạn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động theo nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đại diện trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả và kết luận. 1. Khó khăn của em - HS chia sẻ theo gợi ý của GV. Kết luận: Những tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc đối với người như: tổn hại về súc khoẻ và tinh thần, bị thương hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, gây chết người, Vì vậy chúng ta cần nhận biết được các mối nguy hiểm có thể xảy ra để biết cách ứng phó hiệu quả. Hoạt động 2. Cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm. a. Mục tiêu: HS nhận biết được tình huống có nguy cơ gặp nguy hiểm và biết cách tự bảo vệ bản thân trước những tình huống đó. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động. c. Sản phẩm học tập: HS nhận biết được các tình huống nguy hiểm và có biện pháp để tự bảo vệ bản thân. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp HS thành các nhóm. - Các nhóm HS thảo luận về tình huống trong SGK, trang 67. Gặp bài tập khó, Hà mang sách vở sang nhà anh T hàng xóm để hỏi bài. Trong lúc giảng bài, anh T cứ ngồi sát lại gần và đôi khi đụng chạm vào người Hà. Thấy anh T có hành động như vậy, Hà đã ngồi xa ra nhưng anh T tiếp tục ngồi sát vào Hà và lặp lại hành động đó. Thấy vậy, Hà đứng dậy, cảm ơn anh T đã hướng dẫn và xin phép ra về. Về nhà, Hà kể lại cho mẹ nghe, mẹ khen Hà đã hành động đúng và dặn dò một số điều. - Các nhóm trao đổi những việc nên làm khi gặp tình huồng nguy hiểm. - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động theo nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm tiếp theo trình bày sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả, kết luận: Nhận biết tình huống nguy hiểm và biết cách tự bảo vệ bản thân trước những tình huống đó là những kĩ năng cần thiết cho mỗi người. 2. Cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm Gợi ý: + Tình huống bạn Hà gặp phải: Khi đang hỏi bài anh T thì anh T đụng chạm vào người Hà nhiều lần. + Đó là tình huông nguy hiểm vì Hà có nguy cơ bị xâm hại tình duc, đặc biệt là khi chỉ có Hà ngổi với anh T mà không có người khác. + Cách ban Hà xử lí tình huống: Hà đứng dậy cảm ơn anh T đã hướng dẫn bài và ra về. Khi về, Hà đã kể lại với mẹ để chia sẻ và xin lời khuyên. Hoạt động 3. Xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm. a. Mục tiêu: HS biết cách xử lí những tình huống nguy hiểm cụ thể khi gặp phải. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và hoạt động theo nhóm. c. Sản phẩm học tập: HS biết cách xử lí các tình huống nguy hiểm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - Mỗi nhóm sẽ bốc thăm lựa chọn tình huống theo tranh. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Mỗi nhóm quan sát bức tranh mà nhóm mình bốc thăm được. + Chỉ ra mối nguy hiểm mà các bạn trong tranh có thể gặp phải. + Thảo luận cách xử lí và đóng vai thể hiện cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm đó. - GV mời HS chia sẻ điều em học được sau đóng vai xử lí tình huống. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động theo nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm tiếp theo trình bày ý tưởng. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động nhóm của HS. - GV đánh giá, nhận xét kết quả, kết luận: Hình thành kĩ năng úmg phó với các tình huống nguy hiểm sẽ giúp các em biết cách tự bảo vệ bản thân và hỗ trợ, giúp đỡ những người xung quanh. 3. Xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm Xử lí tình huống: - Tranh 1: + Các bạn nhỏ bơi ở sông, hồ lớn mà không có phao cũng như người cứu hộ. => Các bạn có nguy cơ đuối nước. + Không nên bơi, đùa nghịch ở khu vực sông, ao, hồ. Nếu muốn bơi ở khu vực này cần có các dụng cụ đảm bảo an toàn: áo phao, phao,.. và phải đảm bảo khu vực được phép bơi, không xảy ra sụt, lún cát ven bờ hay có dòng nước xoáy, động vật nguy hiểm, - Tranh 2: + Bạn nữ có nguy cơ gặp tai nạn do mưa lớn, sét đánh. + Khi trời mưa lớn kèm dông, sét cần tìm nơi trú an toàn (nhà kiên cố, ngồi trong xe ô tô,..), không đứng ở nơi quang đãng, vị trí cao, không đứng gần nơi có nhiều kim loại, không trú dưới tán cây. - Tranh 3: + Các bạn HS có nguy cơ tai nạn giao thông nếu tiếp tục đi một tay, vừa đi vừa quay sang trò chuyện, đạp xe đuổi theo nhóm bạn, đi dàn hàng ba. + HS cần nắm chắc Luật Giao thông đường bộ, chú ý quan sát tình huống thực tế khi lưu thông trên đường, đi sát vào lể đường bên phải, không dàn hàng, tránh đi sát các phương tiện lớn. - Tranh 4: + Bạn nữ có nguy cơ bị côn trùng cắn. + Ví dụ nếu gặp kiến ba khoang, không nên đập làm vỡ chất độc ở người kiến và làm vùng da nơi tiếp xúc bị phông rộp, rát. Nên thổi nhẹ, lấy giấy ăn/lá cây bọc nhę kiến lại. Hoạt động 4. Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm. a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và biết cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm mà các em có thể gặp trong cuộc sống. b. Nội dung: GV tổ chức HS tìm hiểu và tiến hành các hoạt động. c. Sản phẩm học tập: HS hiểu và có biện pháp ứng phó với các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đưa ra ý tưởng và thiết kế sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm. - GV mời một số HS giới thiệu và chia sẻ cuốn sổ tay của mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động theo nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS chia sẻ kết quả hoạt động. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả, kết luận: Trang bị những kiến thức và kĩ năng phòng tránh, ứmg phó với các tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta giảm thiểu những hậu quả mà các tình huống đó gây ra. 4. Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm - Gợi ý: + Thiết kế bìa số tay. + Nội dung sổ tay: Ghi lại các tình huống nguy hiểm và cách ứng phó với các tình huống ấy. Ví dụ: Khi gặp lũ, dông lốc, sấm sét. Khi bị động vật, côn trùng cắn. Phòng tránh xâm hại. Bị bắt cóc. Đường dây nóng đê liên hệ khi bị bạo hành,... + Có thể sử dụng tranh, sơ đồ, mô hình, ki hiệu,.. để thể hiện nội dung. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy chia sẻ một số tình huống nguy hiểm mà bản thân gặp phải và cách thức để em vượt qua tình huống đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đứng dậy trả lời câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua việc tìm hiểu một số tấm gương tiêu biểu. 2. Nội dung: HS tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, và tham khảo sự hướng dẫn của GV (nếu cần thiết). 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương dũng cảm – một anh hùng giữa thời bình mà em biết và cách xử lí của họ khi gặp tình huống nguy hiểm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS chia sẻ kết quả tìm hiểu trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. *Hướng dẫn về nhà: Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: Tìm hiểu về một số nghề hiện có ở địa phương. Tìm hiểu đặc điểm của một số nghề cụ thể mà em yêu thích. PHẦN 3. SINH HOẠT LỚP Gợi ý tuần 23. Viết về chủ đề Thiếu niên hành động vì môi trường. - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân với nhiệm vụ: Em hãy viết thư cho một nguời bạn về chủ đề Thiếu niên hành động vi môi trường. - GV có thể gợi ý một số nội dung mà HS có thể viết trong thư: + Một vài nét về thực trạng môi trường hiện nay. + Vai trò của thiếu niên đối với việc bảo vệ môi trường. + Chia sẻ về tấm gương thiếu niên có những hành động nổi bật trong bảo vệ môi trường. + Chia sẻ suy nghĩ của bản thân về những hành động mà bản thân và bạn cũng như tất cả thiếu niên có thể làm để bảo vệ mội trường. Gợi ý tuần 24. Thuyết phục người thân, bạn bè củng tham gia bảo vệ môi trường. - Hạn chế sử dụng túi ni lông khi đi chợ, đi siêu thị (giải pháp thay thế là sử dung làn gió, hộp đựng thức ăn, lá chuối sạch để gói đổ ăn,). - Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. +Sử dụng tiết kiệm nước,... Gợi ý tuần 25. Chia sẻ một câu chuyện về tấm gương vượt qua khó khăn mà em biết. - GV mời một số HS kể những câu chuyện về các tấm gương tiêu biểu vượt qua khó khăn. Gợi ý: + Em biết về tấm gương vượt khó khăn đó từ đâu? + Nhân vật trong câu chuyện đã vuợt qua khó khăn như thế nào? + Điều em ấn tượng nhất ở tấm gương đó là gì? + Em rút ra bài học gì cho bản thân? - GV mời một số HS chia sẻ cảm nhận sau khi nghe câu chuyện đó. Gợi ý tuần 26. Thảo luận, chia sẻ về những kiến thức, kĩ năng cần chuẩn bị, rèn luyên để có thể bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm.
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_7_canh_dieu_chuong_trinh_ca_na.doc