Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 9: An toàn trong cuộc sống - Tuần 34
TUẦN 34 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Biết được nhưng mối nguy cơ bị bắt cóc có thể xảy đến đối với bản thân và bạn bè.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
- Năng lực riêng:Có ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 9: An toàn trong cuộc sống - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 9: An toàn trong cuộc sống - Tuần 34
Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 34 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Biết được nhưng mối nguy cơ bị bắt cóc có thể xảy đến đối với bản thân và bạn bè. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng:Có ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn. b. Đối với HS: Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ. b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS tham gia hưởng ứng phong trào an toàn trong cuộc sống. b. Cách tiến hành: - GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. - HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. - GV Tổng phụ trách Đội tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề Hưởng ứng phong trào An toàn trong cuộc sống: + Xem trình diễn tiểu phẩm về Phòng tránh bị bắt cóc. + GV mời một số HS nêu cảm nghĩ sau khi xem trình diễn tiểu phẩm. + GV nhấn mạnh HS cần nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những tình huống bị bắt cóc. - HS chào cờ. - HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện. - HS quan sát, nêu cảm nghĩ. Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 34 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ - PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT CÓC I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Biết được những địa điểm có nguy cơ bị bắt cóc. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng:Có ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những nguy cơ bị bắt cóc. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Giáo án. Tranh ảnh về các địa điểm trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc. b. Đối với HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phòng tránh bị bắt cóc. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Những địa điểm có nguy cơ bị bắt cóc a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được những địa điểm trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc. b.Cách tiến hành: (1) Làm việc nhóm: - GV chia lớp thành các nhóm. - GV phổ biến nhiệm vụ: Các nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận về những địa điểm trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc: + Mỗi bức tranh vẽ khung cảnh ở đâu? + Trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc ở đó không? Vì sao? (2) Làm việc cả lớp: - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. GV tổng kết hoạt động. c. Kết luận:Mọi nơi quanh chúng ta từ nhà ga tàu, công viên, trường học,trẻ em đều có nguy cơ bị bắt cóc. Vì thế mỗi bạn nhỏ cần biết cách và có ý thức tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm. Hoạt động 4: Xác định được những nơi có nguy cơ bị bắt cóc a. Mục tiêu: HS xác định được những nơi xung quanh mình có nguy cơ bị bắt cóc, từ đó có biện pháp phòng tránh nguy hiểm với bản thân. b.Cách tiến hành: (1) Làm việc nhóm: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, chia sẻ các nội dung: + Nơi nào trên đường đi học hoặc nơi ở mà em có thể gặp nguy hiểm? + Những nguy hiểm em có thể gặp phải là gì? + Nêu cách thức để các em phòng tránh nguy hiểm ở những nơi đó. - Các nhóm ghi lại kết quả thảo luận ra giấy. (2) Làm việc cả lớp: - Kết thúc thảo luận, GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Các nhóm khác đóng góp ý kiến và rút ra được bài học cho bản thân. c. Kết luận:Nguy cơ bị bắt cóc có thể xảy ra ở bất cứ địa điểm nào xung quanh em như trên đường đi học về, ở gần nhà,Các em cần nhớ không được đi theo người lạ và kêu lên thật to khi bị người lạ tấn công. - HS chia thành các nhóm. - HS quan sát tranh, thảo luận về những địa điểm trong tranh. - HS trình bày. - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận theo nhóm. - HS ghi lại kết quả vào giấy. - HS trình bày trước lớp. - HS rút ra được bài học. - HS lắng nghe, tiếp thu. Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 34- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP - THỰC HÀNH PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT CÓC I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt HS vận dụng được những kĩ năng phòng tránh bị bắt cóc để thực hành trong một số tình huống cụ thể. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng:Hiểu được trong các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc, cần phải làm gì. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Giáo án. b. Đối với HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp. b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thực hành phòng tránh bị bắt cóc. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS được thực hành xử lí tình huống có nguy cơ bị bắt cóc. b.Cách tiến hành: (1) Làm việc nhóm: - GV chia lớp thành các nhóm. - GV đưa ra hai bức tranh với nội dung tình huống: + Tình huống 1: Một người đàn ông đang kéo tay em nhỏ đi theo mình. + Tình huống 2: Một người phụ nữ lạ mặt tiến lại gần hai bạn nhỏ đang chơi ngoài sân để nhờ đi tìm hộ con mèo cô bị mất. - GV giao cho mỗi nhóm một bức tranh và phổ biến nhiệm vụ: + Các nhóm quan sát tranh và thảo luận về cách xử lí tình huống. + Các nhóm thực hành xử lí tình huống qua hình thức đóng vai. (2) Làm việc cả lớp: - GV mời các nhóm lêm trước lớp đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. - GV và HS theo dõi, đưa ra nhận xét. - GV mời HS chia sẻ về những điều bản thân học được qua cách xử lí tình huống. - HS chia thành các nhóm. - HS quan sát tranh, nhớ nội dung của từng tranh. - HS thực hiện nhiệm vụ. - HS đóng vai. - HS rút ra bài học.
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_2_canh_dieu_chu_de_9_an_toan_t.docx