Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 9: An toàn trong cuộc sống - Tuần 33
TUẦN 33 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được những tình huống có nguy cơ và cách phòng tránh bị lạc và bị bắt cóc.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
- Năng lực riêng:Có ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 9: An toàn trong cuộc sống - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 9: An toàn trong cuộc sống - Tuần 33
Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHỦ ĐỀ 9: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG Sau chủ đề này, HS nắm được: Nêu được một số địa điểm, tình huống có thể bị lạc, bị bắt cóc. Nêu được những việc cần làm để phòng trừ bị lạc, bị bắt cóc. Xử lí được một số tình huống trước khi bị lạc. TUẦN 33 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Nhận biết được những tình huống có nguy cơ và cách phòng tránh bị lạc và bị bắt cóc. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng:Có ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn. b. Đối với HS: Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ. b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trò chuyện trong chủ đề an toàn trong cuộc sống. b. Cách tiến hành: - GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. - HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. - GV Tổng phụ trách Đội tổ chức buổi giao lưu giữa HS toàn trường và khách mời là chú công an về chủ đề An toàn trong cuộc sống: + Buổi giao lưu tổ chức theo hình thức tọa đàm. + Chú công an sẽ nói về nguy cơ và cách phòng tránh bị lạc và bị bắt cóc. + HS đặt câu hỏi giao lưu với chú công an. + GV khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình về buổi giao lưu. - HS chào cờ. - HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện. Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 33 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ - PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT CÓC I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Biết được một số tình huống có nguy cơ bị bắt cóc và cách phòng tránh trong các tình huống đó 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng:Có ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những nguy cơ bị bắt cóc. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Giáo án. Bút, giấy A0. b. Đối với HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phòng tránh bị bắt cóc. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tình huống có nguy cơ bị bắt cóc a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một số tình huống có nguy cơ bị bắt cóc. b.Cách tiến hành: (1) Làm việc nhóm: - GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 người. - GV nêu yêu cầu: Các nhóm quan sát tranh và thảo luận về những nguy cơ bị bắt cóc mà bạn nhỏ có thể gặp phải trong các tình huống. (2) Làm việc cả lớp: - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. - GV mời HS chia sẻ về điều bản thân học được từ kết quả thảo luận. c. Kết luận:Hiện tượng bắt cóc trẻ em xảy ra thường xuyên ở cả Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới vì rất nhiều lí do khác nhau. Các em nhỏ cần biết tự bảo vệ mình trước các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trong cuộc sống hằng ngày. Hoạt động 2: Cách phòng tránh bị bắt cóc a. Mục tiêu: - HS biết cách phòng tránh bị bắt cóc. - HS có ý thức vận dụng cách phòng tránh bị bắt cóc vào thực tế đời sống để đảm bảo an toàn cho bản thân và bạn bè. b. Cách tiến hành: (1) Làm việc nhóm: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về những cách phòng tránh bị bắt cóc. - HS ghi lại kết quả thảo luận nhóm ra giấy A0. (2) Làm việc cả lớp: - GV tổ chức cho HS trưng bày và chia sẻ về những lưu ý phòng tránh bị bắt cóc mà nhóm đã xây dựng. - Các nhóm đã đóng góp ý kiến cho nhau. GV nhận xét và kết luận. c. Kết luận:Để phòng tránh bị bắt cóc, các bạn nhỏ cần lưu ý không nhận đồ từ người lạ, không đứng quá gần người lạ, không đi theo người lạ, luôn đi cùng người thân khi ra khỏi nhà. - HS chia thành các nhóm. - HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm. - HS trình bày. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trưng bày và chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu. Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 33- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP - THỰC HÀNH ỨNG XỬ TRONG TÌNH HUỐNG CÓ NGUY CƠ BỊ BẮT CÓC I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt HS được thực hành xử lí tình huống có nguy cơ bị bắt cóc. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng:Hiểu được trong các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc, cần phải làm gì; xây dựng được tiểu phẩm về phòng tránh bị bắt cóc. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Giáo án. b. Đối với HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp. b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thực hành ứng xử trong tình huống có nguy cơ bị bắt cóc. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS được thực hành xử lí tình huống có nguy cơ bị bắt cóc. b.Cách tiến hành: (1) Làm việc nhóm: - GV phổ biến nhiệm vụ làm việc nhóm: + Quan sát tranh và thảo luận về cách xử lí tình huống của bạn Lan. Tình huống được đưa ra là: Lam đang trên đường đi học về thì một người lạ đến gần cho quà. + Các nhóm thảo luận và thực hành xử lí tình huống qua hình thức đóng vai. (2) Làm việc cả lớp: - GV mời các nhóm lên trước lớp đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. - Các nhóm còn lại theo dõi và đưa ra góp ý. GV nhận xét về hoạt động đóng vai xử lí tình huống của HS. - GV mời HS chia sẻ về những điều bản thân học được qua xử lí tình huống. - GV hướng dẫn HS cùng các bạn trong nhóm chuẩn bị một tiểu phẩm về phòng tránh bị bắt cóc theo gợi ý: + Xây dựng tình huống mà ở đó thể hiện được nguy cơ bạn HS nào đó bị bắt cóc. + Xác định các nhân vật trong tiểu phẩm và mối quan hệ giữa các nhận vật. + Viết lời thoại cho từng nhân vật. + Phân vai và luyện tập. - HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm. - HS đóng vai trước lớp. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, thực hiện.
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_2_canh_dieu_chu_de_9_an_toan_t.docx