Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 6: Quê hương em - Tuần 21

TUẦN 21 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- HS biết và hiểu được nội dung, ý nghĩa phong trào bảo vệ cảnh quan địa phương.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.

- Năng lực riêng:Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ cảnh quan địa phương do nhà trường phát động.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

 

docx 8 trang canhdieu 18/08/2022 14001
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 6: Quê hương em - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 6: Quê hương em - Tuần 21

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 6: Quê hương em - Tuần 21
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 6: QUÊ HƯƠNG EM
Sau chủ đề này, HS nắm được:
Giới thiệu được với các bạn người thân về vẻ đẹp cảnh quan địa phương.
Nêu được thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.
Thực hiện được việc chăm sóc, bảo vệ cảnh quan xung quanh nơi mình sinh sống.
Thực hiện được một số công việc giữ gìn vệ sinh môi trường phù hợp với lứa tuổi. 
TUẦN 21 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
HS biết và hiểu được nội dung, ý nghĩa phong trào bảo vệ cảnh quan địa phương. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ cảnh quan địa phương do nhà trường phát động. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn. 
b. Đối với HS: 
Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.
b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào bảo vệ cảnh quan địa phương.
b. Cách tiến hành: 
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. 
- GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào bảo vệ cảnh quan địa phương: 
+ Nhấn mạnh ý nghĩa, sự quan trọng và cần thiết của những hành động bảo vệ cảnh quan địa phương.
+ Gợi ý các hình thức, việc làm cụ thể để bảo vệ cảnh quan địa phương phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học. 
+ Phổ biến hoạt động sưu tầm tranh ảnh về địa phương. 
- HS chào cờ. 
- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 21 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ 
- PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO BẢO VỆ CẢNH QUAN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Giới thiệu được với thầy cô, bạn bè, người thân về vẻ đẹp cảnh quan ở địa phương. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Dần hình thành và phát triển tình yêu đối với quê hương, đất nước. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Giáo án. 
SGK.
Các bài hát thiếu nhi về quê hương. 
b. Đối với HS: 
SGK.
Sưu tầm tranh ảnh về cảnh quan địa phương.
Các đồ dùng trang trí: kéo, hồ dán, băng dính, bút màu, dây buộc, ghim bấm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách tiến hành: 
- GV cho HS hát tập thể một bài hát về tình yêu quê hương, đất nước: Quê em của tác giả Nguyễn Văn Chung. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu cảnh quan địa phương
a. Mục tiêu:
- Giới thiệu được với bạn bè, thầy cô giáo những hình ảnh đẹp vê cảnh quan địa phương mình.
- Hình thành và phát triển kĩ năng trình bày, thuyết trình trước mọi người.
b. Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm. Các nhóm tập hợp những tranh ảnh đã sưu tầm.
-GV tổ chức cho các nhóm trưng bày tranh ảnh về cảnh quan địa phương tại các vị trí được phân.
- GV khuyến khích những ý tưởng trưng bày sáng tạo, độc đáo.
- Các nhóm đi xem tranh ảnh của nhóm khác.
- Từng nhóm giới thiệu về ý tưởng trưng bày tranh ảnh của nhóm mình và giới thiệu cụ thể về cảnh quan địa phương trong các bức tranh ảnh đó.
- GV khuyến khích các nhóm đặt câu hỏi cho nhau về cảnh quan trong các bức tranh ảnh.
c. Kết luận: Mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta đều có rất nhiều cảnh quan đẹp. Môi cảnh quan có một vẻ đẹp riêng, thể hiện đặc trưng và những nét văn hoá riêng của từng vùng miền.
Hoạt động 2: Sáng tạo bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương em
a. Mục tiêu:
- HS biết lựa chọn, sắp xếp tạo ra được bộ sưu tập tranh ảnh về cảnh đẹp của quê hương.
- Hình thành và phát triên kĩ năng quan sát, lựa chọn, sắp xếp tranh ảnh.
b. Cách tiến hành
(1) Làm việc nhóm:
- HS chia thành các nhóm từ 4 đến 6 người.
- GV phổ biến nhiệm vụ: các nhóm sử dụng những đồ dùng cần thiết (kéo, bút, hồ dám giấy màu,...) để tạo ra bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương.
- GV gợi ý: 
+ Các nhóm thảo luận để lên ý tưởng sắp xếp tranh ảnh thành một bộ sưu tập.
+ Các nhóm lựa chọn, sắp xếp tranh ảnh đã sưu tầm theo ý tưởng đã lên.
+ Các nhóm chuẩn bị các vật dụng cần thiết như kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán, ghim bấm, dây buộc, móc treo,...để trang trí bộ sưu tập.
+ Các nhóm chuẩn bị các vật dụng cần thiết như kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán, ghim bấm, dây buộc, móc treo,...để trang trí bộ sưu tập.
+ Các nhóm thống nhất đặt tên cho bộ sưu tập hoặc viết lời giới thiệu về bộ sưu tập tranh ảnh quê hương của nhóm mình. 
- GV hỗ trợ, giúp đỡ những nhóm còn lúng túng trong quá trình sáng tạo bộ sưu tập.
(2) Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ với nhau về bộ sưu tập tranh ảnh.
- GV và HS khen ngợi, động viên tinh thần sáng tạo bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương của HS. 
c. Kết luận:Bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của các em. Đồng thời, nó cũng cho thấy những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời của các em. Hãy phát huy những điều đó nhé!
- HS chia thành các nhóm. 
- HS trưng bày tranh ảnh. 
- HS giới thiệu ý tưởng trưng bày. 
- HS chia nhóm. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS trình bày. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 21- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP 
- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
HS xây dựng được kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Hiểu được quy trình, cách xây dựng kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Giáo án. 
b. Đối với HS: 
SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.
b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề Nghề nghiệp trong cuộc sống. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Tự nhận xét, đánh giá về mức độ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm của bản thân. 
b.Cách tiến hành:
(1) Làm việc nhóm:
- GV chia HS thành các nhóm từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm chuẩn bị bút và giấy.
- GV phổ biến nhiệm vụ thảo luận nhóm: Xây dựng kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương:
+ Tên cảnh quan quan.
+ Công việc cụ thể sẽ làm. 
+ Thời gian thực hiện.
+ Những dụng cụ cần chuẩn bị.
+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. 
+ Những kết quả mong muốn đạt được.
- GV hỗ trợ, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch.
(2) Làm việc cả lớp:
- GV mời đại diện các nhóm trình bày về bản kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương. 
- GV mời các nhóm còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến. GV góp ý và tổng kết bản kế hoạch. 
- HS chia thành các nhóm. 
- HS thảo luận theo nhóm. 
- HS trình bày. 
- HS nhận xét và đóng góp ý kiến.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_2_canh_dieu_chu_de_6_que_huong.docx