Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 5: Nghề nghiệp trong cuộc sống - Tuần 18
TUẦN 18 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
VĂN NGHỆ VỀ CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- HS tự tin biểu diễn các tiết mục văn nghệ có nội dung liên quan đến nghề nghiệp đã đăng kí.
- HS vui vẻ cổ vũ, ủng hộ các bạn tham gia biểu diễn văn nghệ.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
- Năng lực riêng:Nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 5: Nghề nghiệp trong cuộc sống - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 5: Nghề nghiệp trong cuộc sống - Tuần 18
Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 18 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ VĂN NGHỆ VỀ CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt HS tự tin biểu diễn các tiết mục văn nghệ có nội dung liên quan đến nghề nghiệp đã đăng kí. HS vui vẻ cổ vũ, ủng hộ các bạn tham gia biểu diễn văn nghệ. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng:Nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn. b. Đối với HS: Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ. b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào chăm sóc cây xanh. b. Cách tiến hành: - GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. - HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. - Nhà trường tổ chức cho HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ về nghề nghiệp đã đăng kí: + Sắp xếp hợp lí trình tự các tiết mục hát, múa, đọc thơ về nghề nghiệp. + Các tiết mục được biểu diễn đến từ tất cả các khối. + GV khen ngợi, cổ vũ, động viên các tiết mục tham gia biểu diễn. - HS chào cờ. - HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện. - HS nhiệt tình tham gia. Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 18 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ - TÌM HIỂU NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI THÂN I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Chia sẻ được về công việc cụ thể và những đức tính liên quan đến nghề nghiệp của người thân. Thể hiện cảm xúc yêu quý, kính trọng đối với nghề nghiệp của người thân. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng:Hình thành tình cảm với nghề nghiệp và công việc của bố mẹ, người thân. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Giáo án. SGK. Tranh ảnh về nghề nghiệp trong xã hội. b. Đối với HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài Hoạt động giáo dục theo chủ đề nghề nghiệp – Tìm hiểu nghề nghiệp của người thân. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Viết về nghề nghiệp của bố mẹ a. Mục tiêu: -HS nêu được công việc cụ thể và những đức tính liên quan đến nghề nghiệp của bố mẹ. - Bày tỏ được cảm xúc của bản thân đối với công việc của bố mẹ. b. Cách tiến hành: (1) Làm việc cá nhân: GV hướng dẫn HS viết một đoan văn ngắn nói về nghề nghiệp của bố mẹ. GV đưa ra các câu hỏi gợi ý: - Bố mẹ em làm nghề gì? - Nơi làm việc của bố mẹ em ở đâu? - Công việc cụ thể hằng ngày của bố mẹ em là gì? - Những đức tính nào của bố mẹ liên quan đến nghề nghiệp của họ? - Em hãy bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ đối với công việc của bố mẹ. (2) Làm việc cả lớp: - GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp bài viết của mình. - GV khen ngợi và động viên sau khi HS chia sẻ bài viết. c. Kết luận:Các em hãy yêu quý và tôn trọng nghề nghiệp của bố mẹ mình. Đồng thời, các em hãy giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà phù hợp với khả năng của mình. Hoạt động 4: Kể chuyện về nghề nghiệp của người thân a. Mục tiêu:HS kể được một câu chuyện về nghề nghiệp của người thân và bày tỏ cảm xúc về câu chuyện. b. Cách tiến hành: (1) Làm việc nhóm: - GV chia HS thành các nhóm 4 đến 6 người. - GV phổ biển nhiệm vụ: Mỗi thành viên trong nhóm kể cho nhau nghe môt câu chuyện về nghề nghiệp của người thân. - GV yêu cầu các thành viên trong nhóm có thể hỏi đáp lẫn nhau về nghề nghiệp của người thân. (2) Làm việc cả lớp - GV yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện lên kể câu chuyện về nghề nghiệp của người thân cho cả lớp nghe. - Sau mỗi câu chuyện, GV khuyến khích HS bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện đã kể. - GV khen ngợi sự tích cực tham gia hoạt động của HS trong lớp. c. Kết luận: Khi lắng nghe câu chuyện của các bạn, các em sẽ có thêm nhiều hiểu biết về vai trò của nghề, những khó khăn của các nghề trong xã hội. Từ đó nâng cao hiểu biết của bản thân và sẽ có thái độ yêu quý, trân trọng không chỉ nghề của bố mẹ mình mà còn nghề của mọi người trong xã hội. - GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hỏi bố mẹ, người thân thêm những câu chuyện về nghề nghiệp của họ. - HS viết bài theo GV gợi ý. - HS trình bày bài viết. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia thành các nhóm. - HS thực hiện nhiệm vụ. - HS hỏi đáp theo nhóm. - HS trình bày. - HS chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thực hành nhiệm vụ ở nhà. Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 18 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP - THỰC HÀNH THỂ HIỆN ĐỨC TÍNH NGHỀ NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Biết thể hiện đức tính cần có liên quan đến nghề nghiệp. Vui vẻ, tự tin tham gia hoạt động với các bạn. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng:Hiểu về ý nghĩa, đức tính của một số nghề nghiệp. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Giáo án. SGK Hoạt động trải nghiệm. b. Đối với HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp. b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thực hành thể hiện đức tính nghề nghiệp. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Hiểu về ý nghĩa, đức tính của một số nghề nghiệp. b.Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và kể lại tình huống trong tranh. - GV mời 1-2 HS chia sẻ về tình huống. GV tổng kể về nêu lại tình huống: Trong một cửa hàng bánh, nhiều người đang xếp hàng mua bánh. Một khách hàng yêu cầu mua ba chiếc bánh mì, người bán hàng đứa bánh mì đưa cho khách hàng. Bỗng nhiên, khách hàng đó đổi ý muốn mua bánh ngọt. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm theo nội dung: Thảo luận về cách xử lí của người bán hàng trong tình huống. - Sau khi kết thúc thời gian thảo luận, GV tổ chức cho các nhóm đóng vai người bán hàng thể hiện sự vui vẻ, lịch sự với khách hàng. - GV khuyến khích HS chia sẻ về cảm xúc và những điều học được qua đóng vai xử lí tình huống. - GV nhận xét và đưa ra kết luận về cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó. - GV tổ chức cho cả lớp bình chọn nhóm đóng vai xuất sắc nhất. - GV khen ngợi tinh thần tham gia hoat động trải nghiệm của HS. - HS quan sát tranh, kể lại tình huống. - HS lắng nghe. - HS thảo luận theo nhóm. - HS đóng vai người bán hàng. - HS lắng nghe, tiếp thu.
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_2_canh_dieu_chu_de_5_nghe_nghi.docx