Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 2: Em là ai? - Tuần 6
6 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
- THAM GIA TÌM KIẾM TÀI NĂNG NHÍ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Thể hiện được năng khiếu của bản thân thông qua biểu diễn các tiết mục tài năng.
- Cổ vũ, ủng hộ các bạn tham gia cuộc thi.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
- Năng lực riêng:Tham gia vào các hoạt động Tìm kiếm tài năng nhí.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 2: Em là ai? - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 2: Em là ai? - Tuần 6

Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 6 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ - THAM GIA TÌM KIẾM TÀI NĂNG NHÍ I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Thể hiện được năng khiếu của bản thân thông qua biểu diễn các tiết mục tài năng. Cổ vũ, ủng hộ các bạn tham gia cuộc thi. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng:Tham gia vào các hoạt động Tìm kiếm tài năng nhí. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn. b. Đối với HS: Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ. b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS tham gia các phong trào Tìm kiếm tài năng nhí. b. Cách tiến hành: - GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. - HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. - GV đánh giá khái quát về hoạt động Tìm kiếm tài năng nhí được tổ chức ở các lớp trong hoạt động trải nghiệm tuần trước. - GV tổ chức cho HS biểu diễn các tiết mục tài năng nổi bật của một số lớp trước toàn trường: hát, múa, võ thuật, đóng kịch. - GV trao phần thưởng cho các tiết mục đoạt giải. - HS chào cờ. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS biểu diễn. - HS nhận thưởng. Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 6 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ - EM VUI VẺ, THÂN THIỆN I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Phát huy cảm xúc tích cực, thân thiện, vui vẻ với mọi người xung quanh. Thực hiện những cử chỉ thân thiện và biết nói lời giao tiếp phù hợp với bạn. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng:Phát huy và thể hiện được những cảm xúc tích cực, cử chỉ thân thiện, vui vẻ với bạn bè. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Giáo án. SGK. Các thẻ bìa in hình các mặt cười. b. Đối với HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Em vui vẻ, thân thiện (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Trò chơi “Kết bạn” hoặc trò chơi “Chụp ảnh mặt cười” a. Mục tiêu: Giúp HS phát huy cảm xúc tích cực, thân thiện, vui vẻ với bạn bè. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các đội chơi. - GV phổ biến luật chơi. - Trò chơi Kết bạn: + GV yêu cầu HS các nhóm đứng theo vòng tròn. + Khi GV hô “Kết bạn! Kết bạn!”, HS hỏi “Kết mấy? Kết mấy?”. + GV nêu yêu cầu số người kết bạn, ví dụ “Kết ba! Kết ba!”. Ngày lập tức, HS nhanh chóng chạy lại với nhau để tạo thành nhóm có số người theo yêu cầu của GV. - Trò chơi “Chụp ảnh mặt cười”. + GV yêu cầu mỗi đội sẽ bốc thăm một thẻ in hình mặt cười. + Lần lượt từng đội sẽ cùng thể hiện bắt chước động tác theo khuôn mặt cười được in trong thẻ. + Đội nào thể hiện đúng và ấn tượng nhất sẽ là đội thắng cuộc. - Các nhóm HS tham gia trò chơi. - GV đặt câu để HS chia sẻ thêm về ý nghĩa học được trò chơi: Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi? Em thích thể hiện khuôn mặt vui vẻ nào nhất? Khi vui vẻ, em thường thể hiện động tác và khuôn mặt như thế nào? c. Kết luận: Có nhiều cách khác nhau để thể hiện sự vui vẻ. Tuy nhiên, em không nên có những biểu hiện vui vẻ quá mức, làm ảnh hưởng đến người khác như: chạy nhanh và la hét to ở chỗ đông người, đập vào đồ vật,.... Hoạt động 4: Cử chỉ thân thiện a. Mục tiêu: HS thực hiện được các cử chỉ thân thiện với bạn bè xung quanh. b. Cách tiến hành:m (1) Thực hành cử chỉ thân thiện - GV chia lớp thành các cặp đôi. - GV yêu cầu HS thực hiện các cử chỉ thân thiện: đập tay vui vẻ, bắt tay chúc mừng bạn, chào thân thiện, chúc mừng chiến thắng của đội, bạn thân lâu ngày gặp lại. (2) Chia sẻ cảm xúc - GV mời một số cặp HS lên trước lớp thực hiện một cử chỉ thân thiện mà cặp đôi thích nhất. - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc của bản thân khi nhận được cử chỉ thân thiện từ bạn. c. Kết luận:Vui vẻ, cởi mở và ứng xử thân thiện với mọi người xung quanh thì em sẽ có nhiều bạn bè và được nhiều người yêu quý. - HS chia thành các nhóm, nghe phổ biến luật chơi. - HS chơi trò Kết bạn. - HS chơi trò Chụp ảnh mặt cười. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia thành các cặp đôi. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS thực hiện trước lớp. - HS chia sẻ. Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 6 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP – VẼ TRANH KHUÔN MẶT VUI VẺ I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Giúp HS nhận diện và thể hiện hình ảnh vui vẻ, thân thiện của bản thân. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng:Nhớ lại được những lúc bản thân cảm thấy vui vẻ và vẽ lại những lúc đó. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Giáo án. SGK Hoạt động trải nghiệm. b. Đối với HS: SGK. Giấy, bút, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp. b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Vẽ tranh khuôn mặt vui vẻ. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Từng tổ thể hiện tài năng trước lớp. b.Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu vẽ tranh: + Nhớ lại những lúc em cảm thấy vui vẻ: khi đi chơi cùng bạn, khi được hát, khi làm được một việc tốt, khi đi chơi cùng gia đình, khi cùng gia đình làm việc nhà, + Vẽ lại hình ảnh của bản thân trong những lúc vui vẻ đó (chú ý thể hiện nét mặt, điệu bộ, cử chỉ của mình khi vẽ). - GV yêu cầu HS thực hành vẽ tranh. - GV tổ chức cho HS treo các bức tranh vẽ của mình xung quanh lớp học. Cả lớp đi quan sát và bình chọn những bức tranh mà em yêu thích nhất. - GV mời một số HS lên giới thiệu bức vẽ của mình, HS chia sẻ: Hình ảnh này của em xuất hiện trọng tình huống nào? Có điều gì em chưa thể hiện được trong bức tranh không? - GV khen ngợi và nhấn mạnh: Thân thiện với mọi người xung quanh, luôn vui vẻ là những cảm xúc tích cực giúp em sống khỏe mạnh, lạc quan và được nhiều người yêu quý. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thực hiện bài vẽ. - HS treo các bức tranh. - HS giới thiệu bài vẽ của mình. - HS lắng nghe, tiếp thu.
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_2_canh_dieu_chu_de_2_em_la_ai.docx