Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Trường Tiểu học - Tuần 4
- TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
VUI TẾT TRUNG THU
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Hiểu được ý nghĩa và những hoạt động của ngày Tết trung thu.
- Tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ hoặc cổ vũ các bạn.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
- Năng lực riêng:Nhận thức được ý nghĩa của ngày Tết trung thu.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Trường Tiểu học - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Trường Tiểu học - Tuần 4
Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 4 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ VUI TẾT TRUNG THU I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Hiểu được ý nghĩa và những hoạt động của ngày Tết trung thu. Tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ hoặc cổ vũ các bạn. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng:Nhận thức được ý nghĩa của ngày Tết trung thu. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Nhắc HS mặc đúng đồng phục, quần áo gọn gàng, lịch sự. b. Đối với HS: Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng. Biểu diễn các tiết mục văn nghệ. Tham gia các cuộc thi liên quan đến ngày tết Trung thu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với hoạt động sinh hoạt dưới cờ - Vui tết Trung thu. b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS sẵn sàng tham gia tích cực các hoạt động vui tết Trung thu. b. Cách tiến hành: - GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV hướng dẫn HS ổn định hàng ngũ, ngồi ngay ngắn đúng vị trí của mình, nghe GV phổ biến hoạt động của Sao Nhi đồng. - Nhà trường phổ biển triển khai một số nội dung liên quan đến ngày tết Trung thu: + Kể cho HS nghe những câu chuyện hay và ý nghĩa về tết Trung thu. + Tổ chức múa, hát, rước đèn cho HS toàn trường. + Tổ chức cuộc thi bày mâm cỗ trung thu. - HS chào cờ. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tham gia vào các hoạt động múa hát, rước đèn, bày mâm cỗ trung thu. Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 4 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ - CHÚNG EM THAM GIA CÂU LẠC BỘ I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Nói về câu lạc bộ trong trường. Chia sẻ mong muốn và nguyện vọng tham gia câu lạc bộ trong trường. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng: Chia sẻ hiểu biết của bản thân về câu lạc bộ trong trường. Thể hiện nguyện vọng tham gia câu lạc bộ. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Giáo án. SGK. Tranh ảnh về hoạt động của các câu lạc bộ trong trường tiểu học. Giấy A0. b. Đối với HS: SGK. Bút dạ, giấy màu, hồ dán, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Em đã tham gia vào câu lạc bộ nào chưa? + Em có cảm xúc gì khi được tham gia vào câu lạc bộ đó? - GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Chúng em tham gia câu lạc bộ. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về các câu lạc bộ trong trường em a. Mục tiêu:HS lắng nghe và chia sẻ hiểu biết của bản thân về các câu lạc bộ trong trường. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi: + Những câu lạc bộ nào thường được tổ chức ở trường tiểu học? + Trường mình có những câu lạc bộ nào? Em biết những gì về hoạt động của các câu lạc bộ đó? - GV giới thiệu cho HS về các câu lạc bộ thường được tổ chức trong trường tiểu học: Câu lạc bộ Toán học, Câu lạc bộ em yêu sách, Câu lạc bộ thể dục thể thao,... - GV tổ chức cho HS quan sát một số hình ảnh về hoạt động của các câu lạc bộ để hỏi - đáp nhau về hoạt động, cảm xúc của các HS khi tham gia câu lạc bộ đó. + Hoạt động của câu lạc bộ đó như thế nào? + Bạn có cảm xúc gì khi tham gia câu lạc bộ? c. Kết luận:Câu lạc bộ trong trường học bao gồm nhiều bạn HS có cùng sở thích, năng khiếu và tự nguyện tham gia. Tham gia câu lạc bộ giúp các em luôn vui vẻ, phát triển năng khiếu và được cùng bạn thực hiện các hoạt động học tập và vui chơi bổ ích. Hoạt động 2: Chia sẻ mong muốn tham gia câu lạc bộ a. Mục tiêu:HS thể hiện nguyện vọng và mong muốn tham gia câu lạc bộ. b. Cách tiến hành: (1) Làm việc cá nhân: - GV hướng dẫn HS: + Mỗi bạn dùng kéo cắt các hình bông hoa bằng giấy màu. + Viết lên mỗi bông hoa tên một câu lạc bộ và các hoạt động mà em muốn được tham gia trong câu lạc bộ đó. (2) Làm việc cặp đôi: - GV hướng dẫn từng cặp HS quay sang chia sẻ với nhau về mong muốn tham gia câu lạc bộ của bản thân. (3) Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS dán bông hoa thể hiện mong muốn của bản thân lên tờ giấy A0 của lớp. - GV mời 2 đến 3 cặp HS chia sẻ về mong muốn của bản thân trước cả lớp. GV hướng dẫn HS chia sẻ theo gợi ý: + Em thích nhất câu lạc bộ nào? Tại sao? + Em nghĩ mình có thể làm tốt hay gặp khó khăn gì khi tham gia cau lạc bộ đó? Vì sao? + Em sẽ làm gì để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân khi tham gia câu lạc bộ đó? - GV yêu cầu HS so sánh và tìm ra các câu lạc bộ được nhiều bạn trong lớp mong muốn tham gia. c. Kết luận:Tham gia câu lạc bộ là sự tự nguyện của mỗi HS. Mỗi em đều có những sở thích, sở trường khác nhau. Khi tham gia câu lạc bộ, các em cần thể hiện sự tự tin, chăm chỉ, tích cực và đoàn kết với tất cả các thành viên trong câu lạc bộ. - GV phổ biến nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ với bố mẹ, người thân về các câu lạc bộ trong trường và mong muốn của em khi được tham gia câu lạc bộ. - HS trả lời. - HS trả lời. Những câu lạc bộ nào thường được tổ chức ở trường tiểu học: Câu lạc bộ Toán học, Câu lạc bộ Tiếng anh, Câu lạc bộ họa mi, Câu lạc bộ bóng đá,... - HS quan sát hình ảnh, hỏi – đáp về hoạt động, cảm xúc khi tham gia câu lạc bộ. Ví dụ: + Hoạt động của câu lạc bộ toán học: là một môi trường hoạt động trải nghiệm sáng tạo có ý nghĩa cho tập thể giáo viên và học sinh yêu thích môn Toán có cơ hội được thể hiện niềm đam mê giải Toán, tìm tòi nghiên cứu và sáng tạo trên lĩnh vực Toán học. Câu lạc bộ sẽ ra hàng kì các đề toán cho bốn khối 1, 2, 3, 4, 5 cho tất cả học sinh trong nhà trường tham gia giải. Bạn nào có kết quả giải chính xác và nhanh nhất sẽ được chọn trao giải thưởng cho kỳ đó(không hạn chế số lượng tham gia và lần giải). Các bạn có thể xem và chép đề thi hàng kì tại bảng tin của câu lạc bộ tại sân trường. + Cảm xúc khi tham gia câu lạc bộ: hào hứng, vui vẻ, muốn khám phá nhiều thứ mới lạ. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS làm việc cặp đôi, chia sẻ mong muốn tham gia câu lạc bộ. - HS dán bông hoa. - HS trình bày. + Em nghĩ mình có thể làm tốt hay gặp khó khăn khi tham gia cau lạc bộ đó: làm tốt (hòa đồng, vui vẻ, thân thiện với các thành viên trong câu lạc bộ,...), khó khăn (thời gian chưa phù hợp,...). - HS so sánh, tìm ra các câu lạc bộ được nhiều bạn trong lớp mong muốn tham gia. Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 4 - TIẾT 3: ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt HS có khả năng tự nhận xét và đánh giá bản thân về những điều đã đạt đươc sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Trường tiểu học. 2. Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. Năng lực riêng: HS tự đánh giá những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Trường tiểu học. Trả lời được câu hỏi GV đặt ra. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với GV Giáo án. SGK Hoạt động trải nghiệm. b. Đối với HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp. b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề Trường tiểu học. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: - Tự đánh giá kết quả học tập ở mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành. - Nói được hoạt động thích nhất trong chủ đề. - Nói được những việc làm để duy trì nền nếp học tập. b.Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi về những hoạt động và cảm xúc của HS khi tham gia chủ đề Trường tiểu học. - GV tổ chức cho HS tự đánh giá những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Trường tiểu học bằng cách trả lời câu hỏi: + Em thích hoạt động nào nhất trong chủ đề này? Tại sao? + Em thích nhưng hoạt động nào trong sinh hoạt Sao? + Em đã làm gì đề duy trì nền nếp học tập? + Em sẽ làm gi để học tập tốt hơn? - HS thảo luận theo cặp đôi. - HS trả lời.
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_2_canh_dieu_tuan_4.docx