Giáo án Giáo dục công dân 9 - Năm học 2023-2024
TIẾT 1- BÀI 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I- MỤC TIÊU
1- Kiến thức:
- HS nêu được thế nào là chí công vô tư
- Nêu được biểu hện của chí công vô tư.
- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
2- Kĩ năng:
- HS biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.
*/ Giáo dục kỹ năng sống: HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin về những cuộc vận động chống tham nhũng ở địa phương và trên cả nước hiện nay. Biết phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm không chí công vô tư, biết ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện thái độ chí công vô tư.
3- Thái độ:
- Đồng tình ủng hộ những việc làm chí công vô tư; biết phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực tư duy phê phán; năng lực điều chỉnh hành vi; năng lực tự nhận thức; năng lực hợp tác; giao tiếp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 9 - Năm học 2023-2024
Ngày soạn: 26/08/2022 Ngày dạy: Chiều 06. 9. 2023 09. 9. 2023 Lớp 9B Lớp 9A TIẾT 1- BÀI 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ I- MỤC TIÊU 1- Kiến thức: - HS nêu được thế nào là chí công vô tư - Nêu được biểu hện của chí công vô tư. - Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư. 2- Kĩ năng: - HS biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày. */ Giáo dục kỹ năng sống: HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin về những cuộc vận động chống tham nhũng ở địa phương và trên cả nước hiện nay. Biết phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm không chí công vô tư, biết ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện thái độ chí công vô tư. 3- Thái độ: - Đồng tình ủng hộ những việc làm chí công vô tư; biết phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư. 4. Năng lực cần đạt: - Năng lực tư duy phê phán; năng lực điều chỉnh hành vi; năng lực tự nhận thức; năng lực hợp tác; giao tiếp. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1- Giáo viên: - SGK + SGV lớp 9, máy chiếu. - Chuyện kể, ca dao, tục ngữ. 2- Học sinh: - SGK + vở ghi. - Chuẩn bị bài mới. III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH. 1. Các hoạt động đầu giờ (3’). * Hoạt động khởi động - GV nêu tình huống – HS nghe và xử lí. H (Lớp trưởng 9A3) chơi rất thân với L. Một hôm, trong giờ truy bài, L đã quên không làm bài tập về nhà. Ở lớp của H hôm đó cũng có nhiều bạn không làm BT. L đã gặp riêng H và đề nghị H bỏ qua cho mình, không ghi tên mình vào danh sách những bạn không chuẩn bị bài. H băn khoăn, suy nghĩ về đề nghị của bạn. Cuối cùng H quyết định ghi tên L vào danh sách và báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. ? Em suy nghĩ gì về quyết định của H? Nếu là H, em sẽ hành động như thế nào? GV dẫn dắt vào bài, ghi tên bài. 2. Nội dung bài học: * Hoạt động 1: Đặt vấn đề. (11’) + Mục tiêu: Biết được việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ thể hiện phẩm chất Chí công vô tư. + Nhiệm vụ: Đọc và tìm hiểu truyện. + Phương thức thực hiện: Giải quyết vấn đề (hỏi - đáp); thảo luận nhóm. + Sản phẩm: HS biết và học tập phong cách, phẩm chất, tư tưởng của Bác Hồ và Tô Hiến Thành vế phẩm chất Chí công vô tư. + Phướng án kiểm tra đánh giá: Đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, kết quả hoạt động qua tìm hiểu truyện đọc. + Tiến trình thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK. Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: - Thảo luận theo nhóm (4’). */ Thảo luận nhóm: - Chiếu nội dung câu hỏi - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm Nhóm 1 + 2 ? Nêu việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá khi Tô Hiến Thành bị ốm ? ? Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà? ?Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện điều gì ? Chốt lại Nhóm 3 + 4 ?Mong muốn của Bác Hồ là gì? ? Mục đích mà Bác theo đuổi là gì? ? Việc làm và hành động của Bác chứng tỏ điều gì ? Nhận xét - Bước 4: GV nhận xét đánh giá quá trình thảo luận của các nhóm, chốt lại kiến thức. */ Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Kể tóm tắt cho HS nghe câu chuyện : “Chuyện với người cháu gần nhất của Bác Hồ” Kết luận: Qua câu truyện trên chúng ta thấy được Trong công việc Bác luôn công bằng, không thiên vị. Luôn đặt lợi ích chung của đất nước của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân. ? Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch HCM là biểu hiện của phẩm chất gì? - KL, chuyển ý I. Đặt vấn đề. HS đọc - Tiếp nhận nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, cử thư kí ghi chép, đại diện trả lời - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ, nêu những thắc mắc, những nội dung chưa hiểu về nhiệm vụ được giao để GV giải đáp. + Khi Tô Hiến Thành bị ốm Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo. + Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương. - Tô Hiến Thành dùng người hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước. - Mong muốn Tổ quốc được giải phóng, nhân đân được ấm no, hạnh phúc. - Mục đích sống: “ làm cho ích quốc, lợi dân” - Bác là tấm gương sáng tuyệt vời của một con người đã chọn đời mình cho quyền lợi của Dân tộc, của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. - Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm nhận xét, bổ sung. - Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch HCM là những biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư. Hoạt động 2: Tìm hiểu Nội dung bài học. (20’) + Mục tiêu: - HS nêu được thế nào là chí công vô tư - Nêu được biểu hện của chí công vô tư. - Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư. + Nhiệm vụ: Đọc SGK, tìm hiểu tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, tấm gương chí công vô tư ở địa phương. + Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm, cá nhân. + Sản phẩm: HS nêu được khái niệm, biểu hiện và hiểu vai trò, ý nghĩa của chí công vô tư. + Phương án KTĐG: Nhận xét đánh giá thông qua hoạt động nhóm của HS. + Tiến trình thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV kể chuyện : Chuyện kể về “Một ông già lẩm cẩm” gánh trên vai 86 tuổi đời với khoản lương hưu hai người cả thảy 440.000đ/tháng. Nuôi thêm cô cháu ngoại 7 tuổi, nhưng vẫn đèo bòng dạy học miến phí cho trẻ nghèo, ông giáo làng Bùi văn Huyền (còn gọi là ông Tuấn Dũng) nhà ở thôn Thái Bình, xã Đông Thái, huyện Ba Vì- Hà Tây đang và sẽ mãi mãi mải miết trả món nợ đời “ Học được chữ của người và mang chữ cho người ? Em hãy nhận xét việc làm của ông giáo làng Bùi Văn Huyền ? ? Vậy, em hiểu thế nào là chí công vô tư? - Yêu cầu HS lấy VD minh họa? Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: - Thảo luận theo cặp (2’). ? Từ kết quả thảo luận ở trên và từ cuộc sống hằng ngày, em hãy thảo luận với bạn tìm ra biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư? - GV quan sát các nhóm làm việc. - Quan sát những khó khăn của học sinh, có biện pháp hỗ trợ kịp thời và hiệu quả. - Bước 4: GV nhận xét đánh giá quá trình thảo luận của các nhóm, chốt lại kiến thức. * Liên hệ GD các em rèn cho mình phẩm chất chí công vô tư ngay từ những công việc nhỏ nhất. ? Đối với cá nhân, phẩm chất chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào? - Cuộc đời và sự nghiệp của Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm của ND ta đối với Bác. Đó là sự tin yêu kính trọng, sự khâm phục, lòng tự hào và sự gắn bó, gần gũi, thân thiết. + Liên hệ GD các em trong thực tế. ? Đối với tập thể, xã hội, phẩm chất chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào? ? Là HS cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào? + Liên hệ GD các em phải nhận thức đúng để phân biệt giữa chí công vô tư và không chí công vô tư, thẳng thắn, trung thực trong mọi công việc - Yêu cầu HS đọc câu danh ngôn trong SGK. KL: Sống và làm việc như Tô Hiến Thành và Chủ tịch HCM sẽ đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng XH, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh. Được mọi người kính trọng, tin cậy. II. Nội dung bài học. 1/ Khái niệm. - Ông là người chí công vô tư, làm mọi việc vì lợi ích chung... - Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. VD: Bác A tự nguyện hiến đất để xây dựng trường học. 2/ Biểu hiện: (5’) -- Tiếp nhận nhiệm vụ Biểu hiện cơ bản của chí công vô tư: công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ, nêu những thắc mắc, những nội dung chưa hiểu về nhiệm vụ được giao để GV giải đáp. - Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm nhận xét, bổ sung. - Biểu hiện cơ bản của chí công vô tư: công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung. 3/ Ý nghĩa: + Đối với sự phát triển cá nhân: Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể và kính trọng. + Đối với tập thể, xã hội: Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước. * Rèn luyện chí công vô tư: - Có thái độ ủng hộ người chí công vô tư. - Phê phán hành vi vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng. “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” Hồ Chí Minh * Hoạt động 3: Bài Tập. (8’) + Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải quyết được những bài tập trong SGK. + Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu BT, nghiên cứu, trả lời câu hỏi. + Phương thức thực hiện: Thảo luận cặp, cá nhân. + Sản phẩm: HS làm đúng các bài tập. + Phương án KTĐG: Đánh giá thông qua kết quả trả lời câu hỏi và bài tập của HS. + Tiến trình thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV chiếu BT1 - Yêu cầu HS trình bày quan điểm. - HS làm BT – - GV kết luận, chính xác hóa đáp án - Đánh giá điểm - GV chiếu BT 2 - Yêu cầu HS trình bày quan điểm. - HS làm BT – - GV kết luận, chính xác hóa đáp án - GV chiếu BT 3 - Yêu cầu HS trình bày quan điểm. - HS làm BT – - GV kết luận, chính xác hóa đáp án - Liên hệ thực tế, GD các em phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư III/ Bài tập. */ Bài 1 tr – 5: - HS làm việc cá nhân, trình bày. - HS nhận xét. - Hành vi d, e thể hiện phẩm chất chí công vô tư: Vì giải quyết công việc công bằng, hợp lý, xuất phát từ lợi ích chung. - Hành vi a, b ,c, đ. Thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phối mà giải quyết công việc một cách thiên lệch, không công bằng. */ Bài 2 tr – 5: - Thảo luận cặp. - Trình bày. Nhận xét, bổ sung. - Tán thành với ý kiến: d, đ. - Không tán thành ý kiến: a, b, c. */ Bài 3 tr – 6: - HS làm việc cá nhân, trình bày. - HS nhận xét. - Em không đồng tình với các việc làm trên, vì tất cả các việc làm đó không thể hiện sự chí công vô tư. + TH (a) ông Ba sai, nhưng vì nể không dám chỉ ra cái sai, như vậy mình trở thành kẻ đồng loã dung túng với cái sai của ông Ba. + TH (b), (c): Ý kiến của Trung đúng, hành vi của Trang đúng, mình phải đứng về lẽ phải, bảo vệ cho Trung và Trang, như vậy mới là người thấu tình đạt lí, chí công vô tư. 3. Củng cố, luyện tập. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (3’) * Củng cố, luyện tập. ? Những hành vi/việc làm nào dưới đây thể hiện sự chí công vô tư? A. Luôn công bằng, không thiên vị khi giải quyết công việc. B. Luôn ưu tiên cho những người thân quen với mình khi xử lí công việc. C. Luôn hành động theo lẽ phải. D. Luôn lấy lợi ích chung làm thước đo để giải quyết công việc tập thể. E. Luôn xuất phát từ lợi ích cá nhân để giải quyết công việc chung. * Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Học thuộc bài học. - Hoàn thiện BT 4 (6) vào vở. - Đọc bài “Tự chủ’ Ngày soạn: 12. 9. 2023 Ngày dạy: 15. 9. 2023 Lớp 9B, A Tiết 2- Bài 2: TỰ CHỦ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là tự chủ. - Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ. - Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ. 2. Kĩ năng: - Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt. */ Giáo dục kỹ năng sống: HS biết ra quyết định hành động phù hợp để thể hiện tính tự chủ. Biết định hướng trước những áp lực tiêu cực của bạn bè , tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân và kiểm soát cảm xúc. 3. Thái độ: - HS rèn luyện tính tự chủ. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt: - Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực, yêu nước. - Năng lực: năng lực tự học, năng lực hợp tác, sáng tạo, năng lực giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 9. - Những tấm gương, ví d ... ác hoá đáp án. Câu 1: Giả sử người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ làm gì? Câu 2 : Vì sao mỗi người cần rèn luyện tính liêm khiết ? Câu 3 : Em hiểu thế nào là chí công vô tư ? Câu 4 : Hiện nay có một số bạn HS bắt chước các mốt quần áo và đầu tóc của nước ngoài. Em có suy nghĩ gì trước biểu hiện đó ? Câu 5 : Em hãy kể một số việc làm thể hiện tính tự lập của em ? Câu 6 : Em sẽ làm gì khi thấy các bạn đánh nhau ? Câu 7 : Em sẽ làm gì nếu có bạn rủ em đi đánh điện tử ăn tiền? Câu 8 : Kể chuyện 1 tấm gương năng động, sáng tạo? Hoạt động 2 Hướng dẫn HS làm bài tập. - Tổ chức cho HS làm bài tập theo hình thức trò chơi sắm vai. - Nhận xét từng nhóm. - Tình huống: Hiện nay, đa số các bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như: tuồng, chèo, dân ca... ? Hãy nêu suy nghĩ của em trước biểu hiện đó? ?Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc? - Nhận xét, chính xác hoá đáp án. - Liên hệ GD các em giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc... I. Khái quát nội dung (25’) - Từng HS lên hái hoa, trả lời câu hỏi - HS nhận xét bạn. Kể tên các chuẩn mực đạo đức. - Nếu bạn thân em mắc khuyết điểm, em sẽ không bao che cho bạn, thẳng thắn chỉ rõ cái sai cho bạn, khuyên bạn và giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. - Vì tính liêm khiết giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể. - Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. - Em không tán thành với việc làm của một số bạn đó, vì : + Đó là sự bắt chước một cách mù quáng, máy móc. + Việc tiếp thu văn hoá nước ngoài phải có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của ta, phù hợp với truyền thống dân tộc. + Sự giản dị, chân thực của mỗi con người. - Tự làm bài tập. - Thực hiện các nhiệm vụ được phân công. - Tự làm các công việc nhà giúp đỡ cha mẹ : nấu cơm, giặt giũ, quét nhà... - Em sẽ : không thờ ơ, hoặc cổ vũ, mà can ngăn các bạn không đánh nhau. Nếu không can ngăn được thì báo ngay cho thầy cô giáo, người lớn để ngăn chặn... - Kiên quyết và khéo léo từ chối không chơi điện tử ăn tiền. - Khuyên cvan bạn không chơi điện tử. - Giải thích để bạn hiểu đó là hành vi bị PL nghiêm cấm vì chơi điện tử cũng là một hình thức cờ bạc... - HS kể chuyện. Rút ra bài học. II. Bài tập (14’) HS giải các bài tập theo yêu cầu - Phân vai, diễn theo tình huống. - Nhận xét. - Đại diện nhóm trình bày. - Các bạn làm BGK, nhận xét, bình chọn nhóm hùng biện hay nhất. - Đó là biểu hiện không đúng đắn vf nghệ thuật dân tộc cũng có nhiều giá trị nghệ thuật phong phú, độc đáo được bạn bè các nước ưa chuộng, ca ngợi (VD: dâ ca quan họ Bắc Ninh, hát ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế gới). Sở dĩ các bạn không thấy được cái hay, cvais đẹp của nghệ thuật dân tộc là vì không chịu tìm hiểu, không hiểu được gí trị của nó. - Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN, giới trẻ cần tự hào và trân trọng giá trị nghệ thuật truyền thống, phải quan tâm tìm hiểu, học tập để tiếp nối, phát triển, không để các truyền thống đó bị mai một đi. 3. Củng cố, luyện tập: ( 3’ ) - Khái quát lại nội dung cơ bản. - Nhấn mạnh nội dung cần kiểm tra. 4. Hướng dẫn hs học và làm bài tập ở nhà (2 ’) - Đọc bài 12 - Sưu tầm luật lao động. * Tự nhận xét, rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Ngày soạn: 10/11/2017 Ngày dạy: 13/11/2017 - Lớp 9A1 16/11/2017 - Lớp 9A2 17/11/2017 - Lớp 9A3 19/11/2015 - Lớp 9D Tiết 13 - Bài 10: LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN (Trải nghiệm sáng tạo – Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu được lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam và định hướng được lý tưởng sống cho bản thân. 2. Kĩ năng: - Xác định được lí tưởng sống cho bản thân. 3. Thái độ: - Có ý thức sống theo lí tưởng. 4. Năng lực: - l - Năng lực giao tiếp - Năng lực sáng tạo - Năng lực hợp tác II. NỘI DUNG Nội dung 1: Trò chơi “Hái hoa dân chủ„ kể về những anh hùng dân tộc Nội dung 2: Diễn tiểu phẩm. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Lực lượng tham gia: - Học sinh trong lớp 2. Địa điểm: - Tại phòng học lớp 9a1, 9a2, 9a3 3. Tài liệu: Cuốn sách (Đội em mang tên người anh hùng) 4. Phương tiện: - Giáo án, máy chiếu. 5. Chuẩn bị của giáo viên: - Cây hoa, phiếu câu hỏi. - Đáp án, Tiểu sử một số anh hùng dân tộc. - Yêu cầu HS chuẩn bị đóng kịch, tiểu phẩm, kể chuyện (sưu tầm) về nội dung những Lý tưởng sống của thanh niên. IV. Tổ chức các hoạt động * Khởi động (4’) - Lớp hát tập thể bài Thanh niên làm theo lời Bác - Tuyên bố lý do Qua những năm tháng tuổi thơ, con người bước vào một thời phát kỳ triển cực kỳ quan trọng của cả đời người, đó là tuổi thanh niên, lứa tuổi từ 15 đến 30. ở lứa tuổi này, con người phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh lý. Đó là tuổi trưởng thành về đạo đức nhân cách và văn hoá. Đó là tuổi khẳng định tính sáng tạo và nuôi dưỡng nhiểu ước mơ, hoài bão và khát vọng, có ý chí lớn, sống sôi nổi trong các quan hệ tình bạn, tình yêu. Đó là tuổi đến với lý tưởng sống phong phú, đẹp đẽ, hướng tới cái lớn lao với sức mạnh thôi thúc của lý tưởng. Để hiểu rõ hơn lý tưởng sống của thanh niên nói chung và HS lớp 9 nói riêng, Hôm nay tập thể lớp 9... tổ chức hoạt TNST với chủ đề “Lý tưởng sống của thanh niên”. Thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường. * Hoạt động 1: Kể những tấm gương anh hùng (10’) a/ Mục tiêu: + HS Hiểu được lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong kháng chiến . + Trân trọng sự hy sinh của các anh hùng dân tộc. b/ Cách tiến hành: B1. Hs bốc câu hỏi, trả lời B2. Hs nhận xét, bổ sung. B3. GV nhận xét c/ Kết luận về hoạt động hoạt động cá nhân Yêu cầu HS lên hái hoa, trả lời câu hỏi Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 Kể những tấm gương anh hùng (10’) * Bước 1 - Tổ chức trò chơi “Bắn tên” gọi 4 HS lên hái hoa và thực hiện kể về anh hùng theo yêu cầu của câu hỏi. * Bước 2: Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung * Bước 3: Giáo viên nhận xét - GV nhận xét – Đánh giá điểm - Liên hệ thực tế, giáo dục các em học tập lí tưởng sống của những tấm gương anh hùng dân tộc... - Kết luận. - Tuyên dương HS thực hiện tốt. - Chuyển ý: GV tổng kết và chuyển ý: Các em vừa được nghe kể về những anh hùng dân tộc, chúng ta được sống trong hòa bình, được cắp sách tới trường như hôm nay, trong trái tim chúng ta luôn biết ơn sự hy sinh của các anh... Vậy, HS lớp 9 cần phải có lý tưởng như thế nào ... chúng ta cùng chuyển sang hoạt động 2. - Cá nhân lên hái hoa và trình bày trước lớp. * Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc có rất nhiều tấm gương tiêu biểu của thanh niên: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Đặng Thuỳ Trâm VD: - Năm 1911 anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng nhà Rồng với hai bàn tay trắng trên một chiếc tàu của Pháp. Nguyễn Tất Thành đã bôn ba khắp 5 châu, 4 biển để tìm tòi, học hỏi nghiên cứu tham gia hoạt động cách mạng và trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam. - Lí Tự Trọng là người thanh niên Việt Nam yêu nước trước Cách mạng tháng 8, hi sinh khi mới 18 tuổi. Lí tưởng mà anh đã chọn Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. - Nguyễn Văn Trỗi, người con của quê hương miền Nam yêu dấu trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Anh ngã xuống trước họng súng của kẻ thù, trước khi hi sinh anh vẫn kịp hô Hồ Chí Minh muôn năm. - HS nhận xét bạn. Hoạt động 2: Diễn tiểu phẩm (27’) a/ Mục tiêu: + HS biết được lý tưởng sống của bản thân. + Biết định hướng nghề nghiệp và cố gắng học tốt để thực hiện ước mơ của mình. b/ Cách tiến hành: B1. HS thể hiện theo nhóm B2. HS nhận xét, bổ sung. B3. GV nhận xét c/ Kết luận về hoạt động ho ạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS B1. HS thể hiện theo nhóm - GV giới thiệu các nhóm lên thể hiện. Tình huống 1: Hùng và Lâm là hai anh em ruột, Hùng học lớp 10 và Lâm học lớp 8, hai anh em đang tranh cãi và ai cũng nói mình đúng. Hùng bảo "Học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"; còn Lâm thì cho là "Học sinh đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ. Còn học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời:. Người cha đi qua, nghe các con đang tranh cãi, ông đã giải thích cho các con hiểu. Tình huống 2: Nga rất thích làm cô giáo và định hướng nghề nghiệp cho mình sẽ vào trường sư phạm. Nhưng cha mẹ Nga không đồng ý vì muốn bạn học nghề y để trở thành bác sĩ. Nga tranh luận để thuyết phục cha mẹ. Tình huống 3: Nam học giỏi nhưng nhất định không tham gia một công việc gì của lớp như làm cán bộ lớp, cán bộ Đoàn hay các sinh hoạt tập thể khác. Khi được thầy giáo và lớp giao việc nhưng Nam luôn từ chối, vì Nam bảo bố mẹ bạn ấy không đồng ý, chỉ tập trung vào học cho tốt là đủ. ở nhà Nam cũng không phải làm việc gì ngoài việc học. Thầy giáo và các bạn sẽ làm gì để giúp đỡ Nam và giải thích cho bố mẹ Nam hiểu? B2. Hs nhận xét, bổ sung. B3. GV nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương. c/ Kết luận về hoạt động ho - Tổng kết toàn bài. - Liên hệ thưc tế giáo dục các em chăm chỉ học tập, xác định được lí tưởng sống đúng đắn để trở thành công dân tốt, có ích cho gia đình và góp phần xây dựng đất nước... * P hần thi thứ 2. - Lần lượt từng nhóm lên thể hiện trước lớp Nhóm 1. Nhóm 2. Nhóm 3. - HS nhận xét và trình bày quan điểm. - HS các nhóm khác nhận xét. V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP 1/ Tổng kết (2’) - Thanh niên cần sống có lí tưởng vì: + TN cần sống có lí tưởng vì TN là những chủ nhân trẻ tuổi của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. + Lứa tuổi TN là lứa tuổi của những mơ ước cao đẹp. + Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người kính trọng. 2/ Chốt kiến thức. ? Sau tiết TNST này, bản thân em học tập được điều gì ? - Cần phải trân trọng, biết ơn các anh hùng dân tộc đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước... - Cần phải tu dưỡng phẩm chất đạo đức, cố gắng học tập tốt để trở thành công dân có ích cho gia đình và góp phần xây dựng đất nước tươi đẹp. Các thế hệ cha anh đã tìm đường để chúng ta đi tới Chủ nghĩa xã hội, trên con đường tìm tòi lý tưởng đó, bao lớp người đã ngã xuống, đã hy sinh cho sự nghiệp vĩ đại, bảo vệ tổ quốc. Trên cơ sở ấy, thanh niên chúng ta nhận thấy trọng trách xây dựng, kiến thiết góp phần làm cho dân giàu nước mạnh theo con đường XHCN... 3/ Hướng dẫn học sinh học tập - Giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị xây dựng hoạt cảnh ca ngợi anh hùng dân tộc. Nhóm 1: Kể về anh Nguyễn Văn Trỗi Nhóm 2: Kể về chị Võ Thị Sáu Nhóm 3: Kể về Nguyễn Viết Xuân Nhóm 4: Kể về anh Tô Hiệu VI. Đánh giá kết quả hoạt động. (2’) 1/ Các bước tiến hành đánh giá - HS tự đánh giá xếp loại - Nhóm HS đánh giá. - GV đánh giá, xếp loại, cho điểm những nhóm thực hiện tốt (tiểu phẩm, kể 2/ Đánh giá xếp loại chung : - Tốt : - Trung bình : - Khá : - Yếu : 3/ Giáo viên đánh giá HS: - Đánh giá qua SP hoạt động sáng tạo của học sinh - Tốt : - Trung bình : - Khá : - Yếu :
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_9_nam_hoc_2023_2024.doc