Giáo án Giáo dục công dân 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quế Phong
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1) Về kiến thức
- Nêu được khái niệm cầu cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân
2) Về năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về lao động cần cù, sáng tạo.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến lao động cần cù, sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân; Trân trọng những thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.
+ Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong việc thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động hằng ngày.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến cần cù, sáng tạo trong lao động; Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống phản ánh sự cần cù, sáng tạo trong lao động; Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết vấn đề liên quan đến thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động ở đời sống thực tế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quế Phong
Tuần: 6.7.8 Tiết: 6.7.8 KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 3 BÀI 3. LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO NS : 1/10/2023 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1) Về kiến thức - Nêu được khái niệm cầu cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. - Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động. - Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân 2) Về năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về lao động cần cù, sáng tạo. + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến lao động cần cù, sáng tạo. - Năng lực đặc thù: + Năng lực điều chỉnh hành vi: Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân; Trân trọng những thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. + Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong việc thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động hằng ngày. + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến cần cù, sáng tạo trong lao động; Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống phản ánh sự cần cù, sáng tạo trong lao động; Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết vấn đề liên quan đến thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động ở đời sống thực tế. 3) Về phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động lao động phù hợp với lứa tuổi. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm, trung thực và không ngừng sáng tạo trong lao động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 8; - Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục tiêu. Tạo tâm thế tích cực và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm để các học sinh cùng suy nghĩ và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra: Em hãy tìm những câu ca dao tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo và cho biết ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đó c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những một số biểu hiện thường gặp của lao động cần cù và sáng tạo Con trâu là đầu cơ nghiệp. Đừng giống buồm trong bão giông. Đào nương không sợ uổng công, đắp phai chớ sợ phí sức. Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền. Tấc đất tấc Vàng Năm trước được cau, năm sau được lúa. Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu. Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa. d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc theo nhóm để các học sinh cùng suy nghĩ và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra: Em hãy tìm những câu ca dao tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo và cho biết ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đó Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên gọi từ một đến hai HS lên chia sẻ, các HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn Báo cáo, thảo luận - Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình - Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Gv nhấn mạnh: Lao động cần cù, sáng tạo là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, giúp con người không chỉ tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho bản thân mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Mỗi người cần kế thừa và phát huy truyền thống quý báu đó, lao động cần cù, sáng tạo không ngừng để góp phần xây dựng thành công đất nước giàu đẹp. văn minh. 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 1: Khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo và những biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo. b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm đọc và tìm hiểu thông tin 1,2 và trả lời câu hỏi a. Hãy nêu những biểu hiện cần cù, sáng tạo trong lao động của Niu - tơn qua câu chuyện trên. b. Các bạn học sinh trong tranh đã lao động như thế nào, sáng tạo ra làm sao để chế tạo được rô bốt? c.Em hiểu như thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Hãy nêu các biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động d. Em học hỏi được điều gì từ những tấm gương lao động cần cù, sáng tạo trên? c) Sản phẩm. a. Những biểu hiện cần cù, sáng tạo trong lao đoọng của Niu - tơn qua câu chuyện trên. Không ngừng tìm tòi, học hỏi Tự giam mình trong phòng để làm việc và đọc sách Ông cặm cụi làm việc quên ăn quên ngủ b. Các bạn học sinh trong tranh đã lao động, sáng tạo để chế táo được rô bốt: Cần cù đọc sách, nghiên cứu, vẽ sơ đồ thực hành và cải tiến rô bốt tới khi thành công và hoạt động được. c. Lao động cần cù, sáng tạo là: Cần cù lao động tự giác và sáng tạo vì chúng ta đang sống trong thời đại khoa học và kĩ thuật phát triển, được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống và trong sản xuất xã hội. Không tự giác, sáng tạo trong học tập thì không thể tiếp cận với sự phát triển của nhân loại. Biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động: – Lao động tự giác: + Chủ động khi làm việc; + Không đợi ai nhắc nhở; + Không bị ai bắt buộc hoặc áp lực; – Lao động sáng tạo: + Luôn tìm tòi suy nghĩ, cải tiến; + Phát hiện cái mới, hiện đại các quy trình trong lao động; + Tiết kiệm (thời gian, vật liệu) tạo năng suất cao, chất lượng hiệu quả. d. Em học hỏi những tấm gương lao động cần cù, sáng tạo trên: Thực hiện tốt nhiệm vụ, nội quy, kế hoạch học tập, rèn luyện của người học sinh để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Kiên trì và vạch ra kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ tới cùng. Tự giác học, làm bài, đọc thêm tài liệu, không đợi ai nhắc nhở, đốn đốc. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm đọc và tìm hiểu thông tin 1,2 và trả lời câu hỏi a. Hãy nêu những biểu hiện cần cù, sáng tạo trong lao đoọng của Niu - tơn qua câu chuyện trên. b. Các bạn học sinh trong tranh đã lao động như thế nào, sáng tạo ra làm sao để chế tạo được rô bốt? c.Em hiểu như thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Hãy nêu các biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động d. Em học hỏi được điều gì từ những tấm gương lao động cần cù, sáng tạo trên? Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc thông tin. - Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. Báo cáo, thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh đại diện các nhóm đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra - Các học sinh còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý. Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm rõ khái niệm lao động cần cù, sáng tạo cũng như những biểu hiện của nó Gv nhấn mạnh: Lao động cần củ là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phần đầu hết minh vi công việc Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. 1. Khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. Lao động cần củ là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phần đầu hết minh vi công việc Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tim tôi cái mới, tim ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Biểu hiện của lao động cần cù: chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên Biểu hiện của lao động sáng tạo: luôn luôn suy nghĩ, tim tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả; nghiêm khắc sửa chữa sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động. a) Mục tiêu. Học sinh nêu được: Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin 1,2. Các nhóm suy nghĩ và hoàn thành câu trả lời mà sách giáo khoa đưa ra cũng như hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. a. Qua bức tranh và các trường hợp trên em hãy cho biết những kết quả đã đạt được nhờ sự cần cù, sáng tạo trong lao động. b. Việc chưa cần cù, sáng tạo trong lao động khiến gia đình anh Dũng gặp khó khăn gì? c. Theo em, vì sao cần rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động? Nêu những việc cần làm để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động. c) Sản phẩm. a. Qua bức tranh và các trường hợp trên em hãy cho biết những kết quả đã đạt được nhờ sự cần cù, sáng tạo trong lao động là: Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng được kinh tế gia đình và đất nước Được mọi người yêu quý, tôn trọng. b. Việc chưa cần cù, sáng tạo trong lao động khiến gia đình anh Dũng gặp khó khăn: Năng suất trồng cây không cao Thu nhập thấp, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. c. Theo em, rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động vì giúp cho bản thân cải thiện được đức tính, tinh thần học hỏi, cải thiện được kinh tế, tăng gia sản xuất phát triển quê hương và đất nước. Những việc cần làm để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động: Luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, lắng nghe học hỏi. Sáng tạo trong lao động Phê phán những biểu hiện chây lười d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin 1,2. Các nhóm suy nghĩ và hoàn thành câu trả lời mà sách giáo khoa đưa ra cũng như hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. a. Qua bức tranh và các trường hợp trên em hãy cho biết những kết quả đã đạt được nhờ sự cần cù, sáng tạo trong lao động. b. Việc chưa cần cù, sáng tạo trong lao động khiến gia đình anh Dũng gặp khó khăn gì? c. Theo em, vì sao cần rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động? Nêu những việc cần làm để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận. - Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. Báo cáo thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra qua việc trả lời câu hỏi 1 và 2 - Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý. Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét - Giáo viên chốt kiến thức giúp học sinh hiểu rõ được ý nghĩa của lao động cần cù sáng tạo cũng như có ý thức rèn luyện phẩm chất này Học sinh cần phải quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động phê phán những biểu hiện chảy lười, thụ động trong lao động 2. Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động. Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người + Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. + Tạo ra được nhiều giá trị vật chất, tinh thần góp phần cải thiện và nâng cao đời sống + Được mọi người yêu quý, tôn trọng. Học sinh cần phải quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động phê phán những biểu hiện chảy lưỡi, thụ động trong lao động 3. Hoạt động: Luyện tập Câu hỏi 1: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến nàp dưới đây? Vì sao? a) Mục tiêu. HS củng cố kiến thức đã học thông qua thực hành xử lí tình huống cụ thể có liên quan đến nội dung bài học, có ý thức rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động và học tập. b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng suy nghĩ, đưa ra các ý kiến để lý giải cho từng trường hợp cụ thể c) Sản phẩm. - Ý kiến a) Đồng tình. Vì: ở bất cứ lĩnh vực nào (dù là lao động chân tay hay lao động trí óc,) chúng ta đều cần sự chăm chỉ, cần cù và sáng tạo. - Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: cần cù và sáng tạo không phải là khả năng thiên bẩm mà là kết quả của sự rèn luyện. - Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: ở bất cứ lĩnh vực nào (dù là lao động chân tay hay lao động trí óc,) chúng ta đều cần sự chăm chỉ, cần cù và sáng tạo. - Ý kiến d) Không đồng tình. Vì: trong lao động, dù bất cứ việc gì (khó hoặc dễ) chúng ta đều cần phải chăm chỉ, nỗ lực hết mình để hoàn thành ở mức cao nhất. d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân Các học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về từng trường hợp cụ thể Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân - Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời Báo cáo, thảo luận - Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được sự cần thiết phải rèn luyện phẩm chất cần cù sáng tạo trong lao động và học tập. Câu hỏi 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động? Vì sao? a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống liên quan đến việc rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động và học tập. b) Nội dung. HS làm việc cá nhân, đọc suy nghĩ và đưa ra quan điểm của bản thân cho vấn đề đặt ra c) Sản phẩm. - Những hành vi thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động, là: + Bạn Đ luôn chủ động giúp mẹ làm bếp và thường xuyên cải biến các món ăn mới để cả nhà được ngon miệng. + Chị M thường tái chế phế liệu thành vật dụng để trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình mình. - Giải thích: + Bạn Đ đã chủ động giúp đỡ mẹ làm công việc nhà (đây là biểu hiện của sự chăm chỉ, cần cù). Bên cạnh đó, để bữa ăn của cả nhà được ngon miệng hơn, bạn Đ luôn suy nghĩ, tìm tòi các công thức nấu ăn mới (đây là biểu hiện của sự sáng tạo). + Chị M đã biết cách tận dụng các phế liệu để chế tạo ra những vật dụng mới, việc này vừa giúp chị tiết kiệm một phần chi phí sinh hoạt, vừa góp phần bảo vệ môi trường (đây là biểu hiện của sự sáng tạo). d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập HS làm việc cá nhân, đọc tình huống, suy nghĩ và đưa ra quan điểm của bản thân cho từng tình huống Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân - Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời Báo cáo, thảo luận - Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung Kết luận, nhận đinh - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để hiểu rõ được sự cần thiết phải rèn luyện phẩm chất cần cù sáng tạo trong lao động và học tập. Câu hỏi 3: Em hãy đọc tình hướng và trả lời câu hỏi: a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống thấy được ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo. b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu, trao đổi,thống nhất để đưa ra câu trả lời cho từng tình huống. c) Sản phẩm. a. Việc làm của anh A và ý kiến của B theo em việc làm của A hoàn toàn đúng thể hiện tinh thần lao động cần cù, sáng tạo tạo thêm nhiều tính năng và công năng cho sản phẩm còn chị B thì không có sự cải tiến, sáng tạo mà vẫn còn trì hoãn trong công việc đi theo lối cũ không có tính mới. b. Ý kiến củ chị H em không đồng tính vì trong lao động ngoài yếu tố cần cù, chịu khó ra thì chúng ta cần nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, có sự đột phá, sáng tạo giúp nâng cấp sản phẩm, công việc tốt hơn. Nếu em là chị H em sẽ nghiên cứu sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm tối ưu mang tính sáng tạo tăng năng suất trong công việc. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu, trao đổi,thống nhất để đưa ra câu trả lời cho từng tình huống. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh cùng nhau làm việc theo theo nhóm, đọc tình huống, liên hệ thực tế và đưa ra câu trả lời cho từng tình huống. Báo cáo, thảo luận - Giáo viên tổ chức cho các nhóm tiến hành dàn dựng và biểu diễn Kết luận, nhận đinh - Giáo viên tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được sự cần thiết của việc rèn luyện phẩm chất cần cù, sáng tạo Câu 4. Em hãy kể những việc em đã làm thể hiện sự cần cù, sáng tạotrong lao động và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với các bạn trong lớp. a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống thấy được ý nghĩa của việc thực hiện cần cù, sáng tạo b) Nội dung. HS làm việc cá nhân, tự suy nghĩ và đánh ra được bản thân trong việc thực hiện cần cù sáng tạo sau đó chi sẻ với các bạn trong lớp c) Sản phẩm. - HS biết được các việc làm nhằm rèn luyện phẩm chất cần cù, sáng tạo - Những việc em đã làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động: + Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi, như: quét dọn nhà cửa, rửa bát, nấu những món ăn đơn giản, chăm sóc em, + Luôn cố gắng hết mình để hoàn thành những nhiệm vụ học tập được giao. + Suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp học tập mới, khoa học và hiệu quả hơn. Ví dụ như: tổng kết kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy; học tiếng Anh thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ, + Tái chế các phế liệu thành đồ thủ công để sử dụng hoặc đem bán. Ví dụ: làm ống đựng đồ dùng học tập từ bìa carton; làm chuông gió từ vỏ chai nhựa, d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc cá nhân, tự suy nghĩ và đánh ra được bản thân trong việc thực hiện cần cù sáng tạo sau đó chi sẻ với các bạn trong lớp Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân Báo cáo, thảo luận - Giáo viên mời một số học sinh chia sẻ bài viết của mình Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được những việc cần làm để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo Câu 5. Em hãy gửi một thông điệp bày tỏ sự trân trọng thành quả lao động của người thân hoặc những người xung quang a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống thấy được ý nghĩa của việc thực hiện cần cù, sáng tạo b) Nội dung. HS làm việc cá nhân, tự suy nghĩ và đánh ra được bản thân trong việc thực hiện cần cù sáng tạo sau đó chi sẻ với các bạn trong lớp c) Sản phẩm. - HS biết được các việc làm nhằm rèn luyện phẩm chất cần cù, sáng tạo - Một số thông điệp bày tỏ sự trân trọng thành quả lao động: + “Lao động là vinh quang”. + “Lao động làm ta khuây khỏa được nỗi buồn, tiết kiệm được thời gian và chữa khỏi bệnh lười biếng”. + “Thiên tài 1% là cảm hứng và 99% là mồ hôi”. + “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc cá nhân, tự suy nghĩ và đánh ra được bản thân trong việc thực hiện cần cù sáng tạo sau đó chi sẻ với các bạn trong lớp Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân Báo cáo, thảo luận - Giáo viên mời một số học sinh chia sẻ bài viết của mình Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được những việc cần làm để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo 4. Hoạt động: Vận dụng Câu 1: Hãy viết bài chia sẻ về một tâm gương lao động cần cù, sáng tạo mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó. a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới b) Nội dung. HS làm việc theo cá nhân, tìm hiểu và lựa chọn một tấm gương cần cù và sáng tạo để thành công: Bài viết cần chỉ rõ người thật, việc thật và công việc thật c) Sản phẩm. - Bước đầu hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc theo cá nhân, tìm hiểu và lựa chọn một tấm gương cần cù và sáng tạo để thành công: Bài viết cần chỉ rõ người thật, việc thật và công việc thật Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc ở nhà, suy nghĩ và hoàn thành nhiệm vụ Báo cáo, thảo luận - Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian để học sinh giới thiệu nhân vật mà mình đã tìm hiểu - Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi Kết luận, nhận định - Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu và tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.. Câu 2: Em và các bạn hãy thiết kế một sản phẩm thể hiện sự sáng tạo từ những vật liệu tái chế. a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm tại nhà, suy nghĩ và lên ý tưởng để thực hiện nhiệm vụ được giao. c) Sản phẩm. - Bước đầu hiểu được ý nghĩa của việc lao động cần cù, sáng tạo d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc theo nhóm tại nhà, suy nghĩ và lên ý tưởng để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc ở nhà, suy nghĩ và hoàn thành nhiệm vụ Báo cáo, thảo luận - Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian để học sinh thuyết minh sản phẩm - Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi Kết luận, nhận định - Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn và tích cực rèn luyện phẩm chất cần cù, sáng tạo
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_b.docx