Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

Nhận biết được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.

-Nêu được cách lập kế hoạch chi tiêu.

-Lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí.

-Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.

- Biết phê phán những người chưa có kế hoạch chi tiêu.

2. Về năng lực:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được các cách hợp lí khi chi tiêu . Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện của bạn bè, người thân về việc chi tiêu hợp lí hay chưa hợp lí.

- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm về việc chi tiêu có kế hoạch.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.

 

docx 14 trang Đức Bình 23/12/2023 8320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
 Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
 Bài 8
 LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU
 Thời lượng 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Nhận biết được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.
-Nêu được cách lập kế hoạch chi tiêu.
-Lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí.
-Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
- Biết phê phán những người chưa có kế hoạch chi tiêu.
2. Về năng lực:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được các cách hợp lí khi chi tiêu . Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện của bạn bè, người thân về việc chi tiêu hợp lí hay chưa hợp lí.
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm về việc chi tiêu có kế hoạch.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.
3. Về phẩm chất: 
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu cách chi tiêu hợp lí; tích cực học tập, rèn luyện tính kỉ luật trong cách chi tiêu.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị: Giấy A0, A4, bút dạ, nam châm, máy tính, tivi
- Học liệu: Tranh vẽ, Video học liệu điện tử(https://youtu.be/bKByToJzMaI), phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) (10 phút)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
 - Học sinh bước đầu nhận biết về kế hạch chi tiêu của bản thân, gia đình để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: lập kế hoạch chi tiêu để làm gì ? Biểu hiện của việc chi tiêu đúng mục đích hay chưa đúng mục đích ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của việc chi tiêu hợp lí?
 b. Nội dung: Gv giao câu hỏi.
Câu 1:Em hãy cho biết những việc làm nào sau đây thể hiện sống và làm việc có kế hoạch.
a.Có sự sắp xếp trước khi bắt tay vào việc.
b.Làm đến đâu hay đến đấy.
c.Cứ học từ từ, đến khi thi mới nỗ lực học rút.
d.Từ việc nhỏ đến việc lớn đều cần có kế hoạch.
e.Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn
Câu 2 - GV đưa ra chủ đề: Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chi tiêu không có kế hoạch.
Câu 3. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Mua sắm.
Giá tiền cho mỗi sản phẩm cụ thể như sau:
Sách:150 000đ Tập sách bút 100 000đ, Giấy nhớ :30 000đ, Bút lông :50 000đ, Cục tẩy, bút chì 20 000đ, Kéo, keo.... 50 000đ và một số đồ dùng khác.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hai câu hỏi 
Em hãy cho biết những việc làm nào sau đây thể hiện sống và làm việc có kế hoạch.
a.Có sự sắp xếp trước khi bắt tay vào việc.
b.Làm đến đâu hay đến đấy.
c.Cứ học từ từ, đến khi thi mới nỗ lực học rút.
d.Từ việc nhỏ đến việc lớn đều cần có kế hoạch.
e.Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn
Câu 2 - GV đưa ra chủ đề: Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chi tiêu không có kế hoạch.
Câu 3. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Mua sắm.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Chia lớp thành 4 nhóm. GV bày lên bàn một vài món đồ (sách vở, bút, tẩy, kẹp tóc, giấy nhớ,) và làm bảng giá cho từng món đồ. Mỗi học sinh sẽ được phát cho một số tiền (bằng giấy) cụ thể. Trong vai trò một người đi mua sắm, HS sẽ tự mua cho mình những món đồ ưng ý. Nhóm nào mua được nhiều đồ và có số tiền còn dư nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học 
 Trong cuộc sống, có những người chi tiêu không có kế hoạch, không cân đối được thu, chi vậy lập kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết của mỗi người để làm tốt điều đó cô trò ta đi vào bài học hôm nay. 
Câu 1: Đáp án a,d,e
Câu 2:
+ Chi tiêu có kế hoạch là một việc làm thông minh. Việc này sẽ giúp chúng ta chi tiêu hợp lí, tiết kiệm chi phí và để dành được tiền cho các sự việc phát sinh ngoài ý muốn, đầu tư sinh lời,
+ Chi tiêu không hợp lí sẽ khiến tiền bạc cạn dần dù kiếm được nhiều đến bao nhiêu. Và dần đến một lúc nào đó, khi một việc phát sinh xảy ra mà yêu cầu cần tiền để giải quyết sẽ không thể làm được.
Câu 3: HS tự lên kế hoạch cho riêng mình
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu
a. Mục tiêu: 
- Nắm được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.
- Nêu được cách lập kế hoạch chi tiêu của mình và tạo thói quen chi tiêu hợp lí.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin, tình huống.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm: Phiếu bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1 tìm hiểu: Sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập
Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin
Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập
 ? Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi? 
a) Em hãy quan sát mỗi hình ảnh và cho biết bạn học sinh nào chi tiêu không có kế hoạch. Theo em, chi tiêu có kế hoạch sẽ mang lại lợi ích gì cho các bạn học sinh đó?
b) Em hãy cho biết vì sao mỗi người cần phải lập kế hoạch chi tiêu. Nếu chúng ta chi tiêu không có kế hoạch thì có thể rơi vào những hoàn cảnh nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
1. Sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu
a.Tình huống 1
Đáp án: 
a) Bạn học sinh nào chi tiêu không có kế hoạch:
- Hình ảnh 1 cả hai bạn 
- Hình ảnh 3 bạn nam
Chi tiêu có kế hoạch sẽ giúp các bạn học sinh đó không phải đi vay tiền người khác; tăng tiết kiệm; bớt được các khoản chi tiêu không cần thiết; chủ động về tài chính
b) Mỗi người cần phải lập kế hoạch chi tiêu bởi vì chi tiêu có kế hoạch giúp chúng ta cân đối các khoản thu và chi một cách hợp lí; tránh được các khoản chi tiêu không cần thiết; có thể tăng tiết kiệm; chủ động về tài chính trong hiện tại và tương lai.
Nếu không có kế hoạch chi tiêu, các hoàn cảnh có thể gặp phải bao gồm:
• Tiền thừa bị phá hủy
• Quá tải tài chính
• Gặp khó khăn trong việc kiểm soát tài chính
• Khó khăn trong việc tránh những mức chi phí không cần thiết
• Luôn phải vay mượn tiền người khác
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Tình huống 2:HĐ nhóm đôi 
 Lên lớp 8, bạn Phương được mẹ giao nhiệm vụ đi chợ, mua sắm các vật dụng cần thiết cho gia đình. Mẹ đưa một tài khoản tiền để chi tiêu trong một tuần và hướng dẫn bạn lên kế hoạch cụ thể mỗi khi mua sắm..... 
a. Việc bạn Phương chi tiêu tùy tiện đã dẫn đến khó khăn gì trong cuộc sống gia đình? Nếu mẹ không đủ tiền để đưa thêm thì điều gì sẽ xảy ra?
b. Em hãy dự kiến những khó khăn có thể xảy ra nếu Phương tiếp tục chi tiêu tùy tiện như vậy.
c. Em hãy nêu lí do cần lập kế hoạch chi tiêu.rồi rút ra bài học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: nghe hướng dẫn. Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Tham gia thảo luận nhiệt tình đạt hiệu quả cao.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
Giáo viên giới thiệu: 
 Trong cuộc sống, có những người chi tiêu không có kế hoạch, không cân đối được thu, chi, thậm chí rơi vào tình trạng nợ nần. Vì thế, lập kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết gíup mỗi người kiểm soát được thu, chi, chủ động trong việc thực hiện các dự định của bản thân trong hiện tại và tương lai. 
(Hoặc cách hiểu khác là chúng ta luôn phải tính toán chi tiêu sao cho hợp lí, phù hợp với thu nhập, thực hiện được kế hoach trong chi tiêu để cuộc sống của bản thân, gia đình không gặp khó khăn trong cuộc sống)
b.Tình huống 2
Bài giải:
+ Việc làm của Phương đã dẫn tới chi tiêu thậm hụt, hoang phí, gia đình khó khăn về mặt kinh tế trong cuộc sống gia đình.
Nếu mẹ không có đủ tiền đưa thêm thì sinh hoạt gia đình thì sẽ khó khăn và rơi và thiếu thốn, khó khăn.
+ Những khó khăn có thể xảy ra nếu Phương tiếp tục chi tiêu tùy tiện:
-Mất cân bằng tài chính
- Thậm thút vào những khoản chi tiêu cần thiết.
- Cuộc sống không ổn định.
+ Xây dựng kế hoạch chi tiêu giúp cân bằng được tài chính, tránh những khoản chi không cần thiết, thực hiện được tiết kiệm, góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.
c. Bài học
 Kế hoạch chi tiêu là một bản danh sách các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
 Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết giúp chúng ta cân đối các khoản thu và chi một cách hợp lí; tranh được các khoản chi tiêu không cần thiết; có thể tăng khoản tiền tiết kiệm, chủ động về tài chính trong hiện tại và tương lai.
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung. Cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu
a. Mục tiêu: 
- Giải thích được một cách đơn giản về việc lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của việc chi tiêu hợp lí? 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi thông qua thảo luận : “Nếu tôi là nhà hùng biện”
* Câu hỏi thảo luận cặp đôi: 
Em hãy đọc trường hợp sau đây và trả lời câu hỏi? 
Trường hợp 1. Hằng tháng, Hà được bố mẹ cho 200 000 đồng để chi tiêu và dự phòng khi cần đến. Số tiền tuy nhỏ nhưng là công sức làm việc vất vả của bố mẹ nên Hà ý thức được việc phải chi tiêu có kế hoạch. hà đặt mục tiêu tiết kiệm tiền chi tiêu hằng tháng để mua sách vở, đồ dùng học tập cho năm học mới. Sau khi tham khảo cách lập kế hoạch chi tiêu qua sách báo, Hà tự lập kế hoạch chi tiêu của mình cụ thể như sau:
A. Tính toán các khoản tiền có được trong mỗi tháng bao gồm tiền từ bố mẹ, người thân cho hay bất kì khoản thu nào có được trong tháng. Trên cơ sở đó, Hà xác định mục tiêu mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 20% tổng số tiền có được.
B. Sau khi để riêng khoản tiề ... ạch chi tiêu
Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp
b) Thói quen chi tiêu của bạn An trong trường hợp 2 chưa được phù hợp. Trong tháng 2, khi có nhiều tiền hơn, bạn An cũng chi tiêu nhiều hơn; đặc biệt bạn chi tiêu cho giải trí cao hơn 6 lần so với tháng 1, tiền ăn cũng nhiều hơn. Chính vì vậy mà bạn bị tiêu quá giới hạn đặt ra.
c.Bài học rút ra về cách rèn luyện để tạo thói quen chi tiêu hợp lí cho bản thân:
-Tạo thói quen tiết kiệm ngay từ bây giờ
-Giữ lại tối thiểu 15- 20% thu nhập trong tháng cho khoản tiết kiệm
-Chỉ mua sắm những thứ mình cần chứ không phải mình muốn
-Lên kế hoạch tiêu xài tiết kiệm trong tuần/tháng/năm
-Ghi lại chi tiêu hằng ngày
Trường hợp 2
Bài giải:
a. Các bước lập kế hoạch chi tiêu:
Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.
Bước 2: Xác định các khoản cần chi.
Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi
Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu
Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.
b. Kế hoạch của bản thân
Trường hợp 1
Trường hợp 2
Trường hợp 3
Thời gian
3 tháng
6 tháng.
2 năm.
Mục tiêu
cần thêm 300 000 đồng để đủ tiền cho chuyến đi cắm trại.
đủ tiền mua 1 chiếc xe đạp giá 1,2 triệu đồng.
đủ tiền mua 1 chiếc máy tính xách tay.
Cách thực hiện
tiết kiệm mỗi tháng 100 000 đồng.
tiết kiệm mỗi tháng 200 000 đồng (tức mỗi tuần 50 000 đồng).
Tiết kiệm chi tiêu.
Tiết kiệm các khoản tiền người thân cho.
Thiết kế đồ họa cho cửa hàng in ấn, quảng cáo.
2.2.Bài học
*Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta có thể thực hiện 5 bước cơ bản như sau: 
Bước 1: Xác định mục tiêu của kế hoach và thời hạn thực hiện dựa trên số tiền hiện có;
Bước 2: Xác định các khoản cần chi;
Bước 3: Thiết lập nguyên (quy ) tắc thu, chi;
Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu; 
Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp;
*Mỗi cá nhân cần rèn luyện để tạo thói quen chi tiêu hợp lí, có kế hoạch nhằm cân đối thu chi hàng tháng, tránh tình trạng chi lớn hơn thu.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
b. Nội dung: 
- Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
Bài tập ngoài
Câu hỏi 1: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?
a. Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.
b. Đảm bảo các khoản chi thiết yếu là nội dung quan trọng trong kế hoạch chi tiêu.
c. Chỉ những người có thói quen chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
Bài giải:
Em tán thành ý kiến: a, b
Em không tán thành ý kiến: c
Kế hoạch chi tiêu cần xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện nhữung mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình.
Câu hỏi 2: Em hãy đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu
a. Theo em, bạn H nên quyết định như thế nào? Vì sao?
b. Hãy nêu phương án lựa chọn của em và giải thích vì sao.
Bài giải:
a. Nếu em là H em sẽ nói với các bạn số tiền đó mình đã lên kế hoạch chi tiêu những khoản cần thiết cho học tập và gia đình nên không thể dành số tiền đó để mua vé chơi cho các bạn.
b. Em lên kế hoạch tiết kiệm mỗi tháng dành ra 50.000 đồng, đồng thời chi ra những khoản cho gia đình phù hợp và gạch ra những số tiền cần thiết cho gia đình không hoang phí.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành sơ đồ bài học.
- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Bài tập 4:
Cách 2
Bước 1: Không vạch ra những khoản cần chi 
Bước 2: Thích gì mua đấy dù đắt hay rẻ
Bước 3: Không thiết lặp những quy tắc cần thiết cho khoản thu chi tránh lãng  phí không cần thiết
Bước 4: Không đi mua đồ ăn, đồ sinh hoạt cần thiết và không so sánh bảng giá để mua đồ cần thiết.
Bước 5: Thậm thụt khoản chi tiêu và mất đi khả năng quản lí tài chính
 Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.
B. Khi có ai đó rơi vào nợ nần, nếu biết lập kế hoạch chi tiêu và cân đối thu chi hợp lí thì có thể thoát khỏi tình trạng đó.
C. Lập kế hoạch chi tiêu làm cho việc sử dụng tiền không được thoải mái.
D. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta có thể chủ động trong những hoàn cảnh bất ngờ phát sinh.
Bài làm
-Em đồng tình với ý kiến A, B, D. Vì đây là sự cần thiết khi lập kế hoạch chi tiêu.
- Em không đồng tình với ý kiến C. Vì lập kế hoạch chi tiêu là sử dụng tiền một cách hợp lý, đúng mục đích và đã được cân nhắc.
Bài tập 2: Em hãy nhận xét việc làm của các bạn trong những trường hợp dưới đây:
a. Lan có thói quen ghi chép lại các khoản thu chi của mình để đảm bảo cân đối giữa thu và chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã tiêu hết tiền.
b. Thấy bạn thân hay mua đồ ăn vặt, Nam nhắc nhở và khuyên bạn không nên chi tiêu như vậy vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.
c. Bạn H có thói quen chi tiêu không kiểm soát nên thường xuyên xin thêm tiền bố mẹ.
d. Bạn Bình lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng. Sau một thời gian, Bình nhận thấy chi lớn hơn thu và đã xem lại phần chi tiêu của các tháng trước. Nhận ra một số khoản chi chưa hợp lí nên Bình cắt giảm ngay.
Bài giải:
a. Việc làm của Lan là đúng. Lan đã lập kế hoạch và dự phòng chi tiêu  cho bản thân.
b. Việc làm của Nam là đúng. Nam là một người bạn tốt, biết quan tâm đến bạn của mình.
c. Việc là của H là không đúng. Tiền bố mẹ kiếm được bằng lao động vất vả, bạn H làm như vậy là không biết trân trọng công sức lao động và giúp đỡ bố mẹ.
d. Việc làm của Bình đã thể hiện việc kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp.
Bài tập 3: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
a. Thu nhập của anh trai bạn X tương đối cao nhưng tháng nào chi tiêu cũng không đủ. Cuối tháng, anh của X thường xuyên phải mua hàng chịu rồi đầu tháng có lương thanh toán sau.
Nếu em là X, em sẽ khuyên anh trai như thế nào?
b. Hễ có tiền là K tiêu hết luôn. Khi thấy bạn bè có món đồ nào trông lạ mắt, K lại đua đòi, xin tiền bố mẹ để mua bằng được. Thấy K nhiều lần mua đồ chỉ chơi một lần là chán, có nhiều thứ chưa dùng đến, bạn thân khuyên K không nên lãng phí như vậy nhưng K không nghe.
Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của K. Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K như thế nào?
Bài giải:
a. Nếu em là X, em sẽ khuyên anh trai nên chi tiêu hợp lý hơn bằng cách lập kế hoạch chi tiêu rõ răng, cụ thể.
b. Thói quen chi tiêu của K đang mất kiểm soát, đua đòi với các bạn. Nếu em là bạn của K, em sẽ khuyên K chi tiêu hợp lý hơn, không chỉ vì nhìn thấy các bạn có mình cũng muốn có mà xin bố mẹ mua bằng được; giải thích cho K hiểu về sự vất vả khi kiếm tiền của bố mẹ; đặc biệt sẽ cho K thấy được sẽ còn những bạn nhỏ, em nhỏ đáng thương hơn mình, không có đồ chơi để chơi, mình có thì nên trân trọng.
Bài tập 4:
a. Em hãy nêu những thói quen chi tiêu không hợp lí và đề xuất cách khắc phục.
Bài giải:cách 1
Hay mua đồ ăn vặt => Bỏ ngay thói quen này
Dành quá nhiều tiền cho giải trí => Thay vì việc mua đồ chơi, em có thể tự sáng tạo ra đồ chơi
Hay mua những thứ không thực sự cần thiết => Suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua
5. Em hãy lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng của bản thân cho hợp lí của tình huống
a. Em hãy cùng người thân lập kế hoạch chi tiêu của gia đình trong một tháng và nhận xét việc thực hiện chi tiêu của gia đình mình.
b. Tiết kiệm được 300.000 đồng, bạn M muốn tạo bất ngờ trong ngày sinh nhật mẹ sắp tới. Em hãy giúp bạn M lập kế hoạch chi tiêu để tổ chức buổi sinh nhật ý nghĩa.
Bài giải:
Thực hành lập kế hoạch chi tiêu:
Bước 1: Xác định những khoản cần chi tiêu và những đồ dùng cần thiết
Bước 2: Đưa ra đồ ăn cần thiết, những khoản phải chi
Bước 3: Thiết lập những quy tắc cần thiết cho khoản thu chi tránh lãng  phí không cần thiết
Bước 4: Đi mua đồ ăn, đồ sinh hoạt cần thiết và so sánh bảng giá để mua đồ cần thiết.
Bước 5: Kiểm tra các khoản chi trong ngày và đưa ra điều chỉnh mua sắm trong hôm sắp tới.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề chi tiêu trong cuộc sống.
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua trò chơi, hoạt động dự án..
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi trò chơi, hoạt động dự án ..
+Trò chơi 
Bạn hãy chia sẻ với các bạn các công cụ chi tiêu hợp lí trên ứng dụng điện thoại....
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
VẬN DỤNG
Bài tập 1: Em hãy thực hiện kế hoạch chi tiêu đã đề ra ở bài luyện tập 5
Bài giải:
Hoạt động 4: VẬN DỤNG
Bài tập 2: Em hãy sưu tầm công cụ giúp chi tiêu hợp lí và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Bài giải:
Các ứng dụng trên điện thoại giúp chi tiêu hợp lí:
1. Money Lover
2. Sổ Thu Chi MISA
3. Fast Budget – Expense Manager
Bài tập 3
 Gia đình mỗi tuần cho em 50 000 đồng tiền tiêu vặt. Em sẽ chi tiêu cho những khoản nào? Theo em, làm thế nào để chi tiêu số tiền đó hiệu quả?
Dự kiến.
 Em sẽ dùng số tiền đó để mua đồ dùng học tập, sách vở khi cần thiết. Theo em, cần phải tạo nên một kế hoạch chi tiêu hợp lý và kiểm soát được khoản chi tiêu của mình. Em sẽ chi tiêu một nửa cho các khoản nhu yếu, khoản còn lại em tiết kiệm để chi tiêu cho các mục đích khác.
DẶN DÒ:
- Về nhà học thuộc nội dung bài học
 - Làm bài tập trong sgk
 - Chuẩn bị bài mới: bài 9
 - Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi ở phần gợi ý
 - Liên hệ với bản thân và bạn bè xung quanh
*******************************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_8_canh_dieu_bai_8_lap_ke_hoach_chi.docx