Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được thế nào là xác định mục tiêu cá nhân

- Nhận biết được vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.

- Nêu được cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

- Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.

2. Về năng lực:

 - Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được thế nào là mục tiêu cá nhân, các loại mục tiêu cá nhân; giải thích được vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.

 - Năng lực phát triển bản thân: Biết cách xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân; lập được mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện; xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân sau trung học cơ sở với sự tư vấn của thầy giáo, cô giáo và người thân.

 

docx 9 trang Đức Bình 23/12/2023 3020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân
TÊN BÀI DẠY:
BÀI 7: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CÁ NHÂN
Môn học: GDCD 8
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức 
- Nêu được thế nào là xác định mục tiêu cá nhân
- Nhận biết được vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.
- Nêu được cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
- Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.
2. Về năng lực: 
	- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được thế nào là mục tiêu cá nhân, các loại mục tiêu cá nhân; giải thích được vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.
	- Năng lực phát triển bản thân: Biết cách xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân; lập được mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện; xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân sau trung học cơ sở với sự tư vấn của thầy giáo, cô giáo và người thân.
3. Về phẩm chất: 
	- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với việc xác định mục tiêu phát triển của bản thân.
	- Chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập và làm việc, bước đầu hành động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
	- Kỹ năng nhận thức, quản lí bản thân: Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Giáo dục công dân 8;
- Phương tiện thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ.
- Hoạt động khởi động: Hình ảnh 
- Hoạt động khám phá: Hình ảnh/ slide chiếu các hình ảnh trong SGK, giấy A3, bút màu, băng keo/nam châm dính bảng.
- Hoạt động luyện tập: Slide chiếu hoặc bản in phiếu bài tập để hướng dẫn HS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động 
a) Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi trong lớp học, gợi mở biểu tượng về xác định mục tiêu cá nhân, giúp HS bước đầu nhận biết, làm quen với nội dung bài học.
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
 Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi.
GV chiếu hình ảnh minh họa trong SGK của hoạt động khởi động, mô tả hoạt động khởi động, giao nhiệm vụ cho HS như nội dung sau: 
	Nội dung: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về chủ đề của các hình ảnh, đặt tên cho mỗi hình ảnh và mối quan hệ giữa nội dung của các hình ảnh.
	Câu hỏi: a) Em hãy đặt tên chủ đề cho mỗi hình ảnh trên. 
	 b) Chỉ ra mối liên hệ giữa chủ đề của các hình ảnh đó. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS chia sẻ với các bạn trong nhóm.
- GV quan sát quá trình HS làm việc nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV mời từ 2 – 3 nhóm HS chia sẻ chủ đề của các hình ảnh; đặt câu hỏi gợi mở để HS suy nghĩ về chủ đề xác định mục tiêu cá nhân. Dựa trên câu trả lời, GV gợi ý cho HS thảo luận, nhận xét xem bản thân có mục tiêu cá nhân nào không?
Sản phẩm: 
- HS hoàn thành các câu hỏi
- Câu trả lời cho các câu hỏi của GV. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học 
 Dựa trên Câu trả lời và phần trao đổi của HS, GV khái quát lại: Trong cuộc sống của mỗi cá nhân không thể thiếu mục tiêu, khát vọng hướng đến những điều tốt đẹp. Xác định mục tiêu cá nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Các em đã có mục tiêu cá nhân nào chưa? Làm thế nào để xác định mục tiêu? Cách lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu như thế nào?... Để tìm câu trả lời cho những vấn đề này, chúng ta sẽ thực hiện những hoạt động học tiếp theo.
2. Hoạt động 2: Khám phá 
 Nhiệm vụ 1: Khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân.
a. Mục tiêu: 
- HS nêu được khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân.
b. Tổ chức thực hiện:
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS như nội dung sau: 
	Nội dung: Học sinh quan sát hình ảnh trong SGK, thảo luận cặp đôi để thống nhất câu trả lời và viết vào giấy A4.
	Câu hỏi: 
	(a) Em hãy mô tả những mục tiêu cá nhân (thời gian thực hiện, loại mục tiêu, cách thức thực hiện) của mỗi học sinh trong các hình ảnh trên. Ngoài những mục tiêu trên, em còn biết những mục tiêu cá nhân nào?
	(b) Theo em, mục tiêu cá nhân là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi và ghi kết quả đã thống nhất ra giấy A4.
- GV quan sát các cặp HS thực hiện nhiệm vụ, phát hiện những ý kiến trái chiều khi HS đang thảo luận, phát hiện những cặp HS có kết quả không giống nhau.
Sản phẩm:
- Câu hỏi a: Các mục tiêu cá nhân được nhắc đến là: mục tiêu học tập, gia đình, tài chính, sức khoẻ, phát triển kĩ năng, mở rộng quan hệ xã hội, cộng đồng. 
Xét theo thời gian thực hiện có các loại mục tiêu: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Cách thức thực hiện: Mỗi bạn học sinh đều có những hành động cụ thể để thực hiện mục tiêu đề ra., ví dụ: để thực hiện mục tiêu học.
- Câu hỏi b: Mục tiêu cá nhân là những thành tích cụ thể trong học tập, gia đình, tài chính, sức khoẻ, phát triển kĩ năng, mở rộng quan hệ xã hội, cộng đồng, mà mỗi người muốn đạt được bằng nỗ lực của bản thân. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV chọn một số cặp đôi có kết quả không giống nhau trình bày tại chỗ, những HS khác lắng nghe và đặt câu hỏi.
- GV tổ chức cho HS lấy ví dụ cụ thể về các loại mục tiêu cá nhân (Ví dụ mục tiêu học tập của em trong năm học này; Mục tiêu môn học cụ thể; mục tiêu kỹ năng, mục tiêu tiết kiệm tiền co kế hoạch nào đó
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
Dựa trên câu trả lời và phần trao đổi của HS để phân tích thêm và yêu cầu HS ghi kết luận. 
I. Khám phá
1. Khái niệm mục tiêu cá nhân 
* Mục tiêu cá nhân là những thành tích cụ thể trong học tập, gia đình, tài chính, sức khoẻ, phát triển kĩ năng, mở rộng quan hệ xã hội, cộng đồng, mà mỗi người muốn đạt được bằng nỗ lực của bản thân. 
* Xét theo thời gian thực hiện mục tiêu, có các loại mục tiêu cá nhân:
 - Mục tiêu cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng).
 - Mục tiêu cá nhân trung hạn (từ 3 – 6 tháng).
 - Mục tiêu cá nhân dài hạn (trên 6 tháng).
 Hoạt động 3: Khám phá
 Nhiệm vụ 2:Sự cấn thiết của việc xác định mục tiêu cá nhân
a. Mục tiêu: 
-. HS nhận biết được sự cần thiết phải xác định mục tiêu cá nhân
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành các nhóm (4 hoặc 6) và giao nhiệm vụ cho HS như nội dung sau:
	Nội dung: Đọc câu chuyện trong SGK và thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi (GV có thể cho 1 HS đọc câu chuyện hoặc nếu có máy chiếu, có thể chiếu video câu chuyện, link video: https://www.youtube.com/watch?v=qEof4lnjpQw)
	Câu hỏi:
	a) Cho biết mục tiêu mà thầy giáo trong câu chuyện trên đặt ra cho các bạn học sinh.
	b) Cho biết vì sao khi bơi về, dù rất mệt và phải bơi gấp đôi quãng đường chiều đi mà các bạn học sinh vẫn bơi vào bờ an toàn?
	c) Theo em, vì sao mỗi người phải xác định mục tiêu cá nhân? Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc câu chuyện (hoặc theo dõi video) để tìm những chi tiết liên quan đến từng câu hỏi, ghi câu trả lời ra vở nháp. Trao đổi, thảo luận trong nhóm (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn). Ghi câu trả lời đã thống nhất vào bảng nhóm (hoặc A3). 
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, phát hiện nhóm có nhiều ý kiến trái chiều khi thảo luận, những nhóm có kết quả không không giống nhau.
Sản phẩm:
- Câu hỏi a: Mục tiêu thầy giáo đặt ra cho các bạn học sinh là bơi ra biển xem ai bơi xa nhất.
- Câu hỏi b: Khi bơi về, các bạn học sinh vẫn bơi vào bờ an toàn vì các bạn HS đó xác định được mục tiêu rõ ràng.
- Câu hỏi c: Mỗi người phải xác định mục tiêu cá nhân vì xác định mục tiêu cá nhân giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và tránh được những thất bại không đáng có
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
- GV hướng dẫn HS treo kết quả vào vị trí của nhóm, cử đại diện của nhóm lên bảng trình bày (2 phút/nhóm), HS trong lớp quan sát, lắng nghe, ghi chép (sử dụng kĩ thuật 321).
- HS các nhóm lần lượt trình bày, nghe phần nhận xét từ các nhóm bạn hoặc các HS khác, trả lời các câu hỏi (nếu có). 
- GV tổ chức cho HS hiểu sâu sắc hơn sự cần thiết của xác định mục tiêu cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. yêu cầu HS ghi kết luận vào vở
2.Vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.
 Xác định mục tiêu cá nhân giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, xác định mục tiêu cá nhân còn giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và tránh được những thất bại không đáng có
Hoạt động 4: Khám phá
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cách xác định mục tiêu cá nhân
a. Mục tiêu: HS bước đầu biết cách xác định mục tiêu cá nhân 
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS như nội dung sau:
	Nội dung: HS đọc 2 trường hợp trong SGK và thảo luận cặp đôi để thống nhất câu trả lời, ghi câu trả lời vào giấy A4.
	Câu hỏi: 
	(a) Mô tả và so sánh cách xác định mục tiêu cá nhân của các bạn học sinh trong 2 trường hợp trên. 
	(b) Theo em, để có thể thực hiện được mục tiêu cá nhân đề ra, chúng ta phải xác định mục tiêu như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp, ghi câu trả lời vào vở nháp, trao đổi theo cặp và ghi kết quả đã thống nhất vào giấy A4.
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, phát hiện những ý kiến trái chiều khi HS đang thảo luận, phát hiện những cặp HS có kết quả không giống nhau.
Sản phẩm: 
- Câu hỏi a: Bạn học sinh trong trường hợp 1 (bạn H) xác định mục tiêu không rõ ràng, không phù hợp với khả năng; không thực tếBạn HS trong trường hợp 2 (bạn Q) xác định mục tiêu cụ thể, phù hợp khả năng, có tính đến thời gian hoàn thành cụ thể.
- Câu hỏi b: Để thực hiện mục tiêu đề ta, phải xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng; thực tế; phù hợp với khả năng và có dự kiến thời hạn để hoàn thành mục tiêu đó. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV chọn một số cặp đôi có kết quả không giống nhau trình bày tại chỗ, những HS khác lắng nghe và đặt câu hỏi.
- GV tổ chức cho HS lấy ví dụ về cách xác định mục tiêu cá nhân (có thể lấy ví dụ cụ thể về mục tiêu học tập trong năm học; mục tiêu sức khoẻ) theo mô hình xác định mục tiêu SMART).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv đánh giá, chốt kiến thức. yêu cầu HS ghi kết luận
3. Cách xác định mục tiêu cá nhân
a. Cách xác định mục tiêu:
-Để thực hiện mục tiêu đề ra, chúng ta phải xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng; thực tế; phù hợp với khả năng và có dự kiến thời hạn để hoàn thành mục tiêu đó.
 Hoạt động 5: Khám phá
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
a. Mục tiêu: 
HS nhận biết được cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành các nhóm (4 hoặc 6) và giao nhiệm vụ cho HS như nội dung sau: 
	Nội dung: Đọc trường hợp trong SGK và thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
	Câu hỏi:
	(a) Mô tả cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân của Lan.
	(b) Vẽ sơ đồ các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc trường hợp để tìm những chi tiết liên quan đến từng câu hỏi, ghi câu trả lời ra vở nháp. Trao đổi, thảo luận trong nhóm (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn). Ghi câu trả lời đã thống nhất vào bảng nhóm (hoặc A3). 
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, phát hiện nhóm có nhiều ý kiến trái chiều khi thảo luận, những nhóm có kết quả không không giống nhau.
Sản phẩm:
- Câu hỏi a: Cách lập kế hoạch thực hiện của Lan được thể hiện thông qua việc xác định các bước lập kế hoạch, cụ thể: 
- Xác định mục tiêu cá nhân và dự kiến thời gian để thực hiện mục tiêu;
- Phân chia mục tiêu thành các nhiệm vụ nhỏ và cụ thể hơn;
- Cụ thể hoá các nhiệm vụ thành hành động.
- Thường xuyên đánh giá, theo dõi việc thực hiện mục tiêu; trong trường hợp các điều kiện thay đổi thì cần cập nhật, điều chỉnh để kế hoạch phù hợp hơn.
- Câu hỏi b: Vẽ sơ đồ các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV hướng dẫn HS treo kết quả vào vị trí của nhóm, cử đại diện của nhóm lên bảng trình bày (2 phút/nhóm), HS trong lớp quan sát, lắng nghe, ghi chép (sử dụng kĩ thuật 321).
- HS các nhóm lần lượt trình bày, nghe phần nhận xét từ các nhóm bạn hoặc các HS khác, trả lời các câu hỏi (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Dựa trên Sản phẩm và phần trao đổi của HS, GV phân tích thêm và yêu cầu HS ghi kết luận vào vở
b. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân, mỗi người cần:
- Xác định mục tiêu cá nhân và dự kiến thời gian để thực hiện mục tiêu;
- Phân chia mục tiêu thành các nhiệm vụ nhỏ và cụ thể hơn;
- Cụ thể hoá các nhiệm vụ thành hành động.
- Thường xuyên đánh giá, theo dõi việc thực hiện mục tiêu; trong trường hợp các điều kiện thay đổi thì cần cập nhật, điều chỉnh để kế hoạch phù hợp hơn.
3. Hoạt động : LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: 
 - Giúp HS thực hành, củng cố những kiến thức về xác định mục tiêu cá nhân đã thực hiện trong phần khám phá. 
- Hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề.
b. Tổ chức thực hiện
II. Luyện tập
Bài tập1: ( SGK/ 48)
Bài tập2:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
Xác định mục tiêu giúp chúng ta có thể đến gần hơn với thành công, tích lũy được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống.
Nên xác định nhiều mục tiêu cùng một lúc để có động lực phấn đấu cao hơn.
Nên xác định mục tiêu cao hơn khả năng của bản thân để có thêm động lực phấn đấu .
Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không thay đổi mục tiêu các nhân đã đề ra.
Đáp án: Đồng tình là: A, C. Không đồng tình là B, D.
Bài tập 3
- GV yêu cầu HS lập kế hoạch, kế hoạch cần cụ thể các nội dung sau:
Em hãy lập kế hoạch mục tiêu cá nhân của bản thân và các hành động nhằm đạt mục tiêu đó theo gợi ý dưới đây:
	- Xác định mục tiêu của bản thân (lựa chọn mục tiêu quan trọng nhất)
	- Đưa ra các mục tiêu cụ thể (hằng ngày/ hằng tuần/ hằng tháng)
	- Xác định các công việc/ hành động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đó.
	- Tiến hành theo kế hoạch đã lập và ghi lại nhật kí việc thực hiện.
	- Định kì đánh giá việc thực hiện của bản thân và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp
4. Hoạt động : VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Lập được kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
b) Tổ chức thực hiện: 
Bài tập:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh, cụ thể như sau: Xây dựng kế hoạch thi đua của nhóm “Năm điều Bác Hồ dạy” theo gợi ý dưới đây:
	- Xác định mục tiêu của phong trào
 - Xác định tiêu chí của “Năm điều Bác Hồ dạy”.
	- Mỗi thành viên xác định các nhiệm vụ cụ thể của cá nhân và nhóm.
	- Thiết lập quy định chung của nhóm, khen thưởng và kỉ luật nếu không thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra.
	- Xác định thời gian định kì để tự đánh giá bản thân và đánh giá mức độ thực hiện của các bạn trong nhóm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Với hoạt động mhom HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, 
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
----------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_8_canh_dieu_bai_7_xac_dinh_muc_tie.docx