Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
2. Năng lực
-Tự chủ và tự học: Nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Điều chỉnh hành vi:Thực hiện được một số việc làm góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
BÀI 5: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Môn: GDCD Lớp 8- Bộ sách Cánh diều (Thời lượng thực hiện: 02 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên. 2. Năng lực -Tự chủ và tự học: Nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Điều chỉnh hành vi:Thực hiện được một số việc làm góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 3.Phẩm chất - Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. - Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Tài liệu, SGK, SGV, SBT - Thiết bị dạy học: Máy chiếu đa năng, bảng, phấn, giấy A0, tranh ảnh. 2. Học sinh: Tài liệu, SGK, SBT III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Mở đầu Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Đối mặt a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kỹ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới. b. Nội dung: HS tham gia chơi trò chơi Đối mặt: kể tên những hành vi bảo vệ môi trường và gây ô nhiễm môi trường. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về những hành vi bảo vệ môi trường và gây ô nhiễm môi trường. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho HS chơi theo đội và chia lớp thành 2 đội. - Phổ biến thể lệ: Hai đội sẽ kể tên xen kẽ những hành vi bảo vệ môi trường và gây ô nhiễm môi trường trong thời gian 3 phút. Đội 1 sẽ kể tên những hành vi bảo vệ môi trường, đội 2 sẽ kể những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Hết thời gian quy định, đội nào kể tên được nhiều hành vi bảo vệ môi trường và gây ô nhiễm môi trường hơn sẽ giành chiến thắng. * Thực hiện nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS tham gia chơi trò chơi * Tổ chức, điều hành: GV có thể cho HS nhận xét và kết luận, công bố kết quả đội thắng cuộc. * Kết luận, đánh giá: GV dẫn dắt HS hướng tới chủ đề bài học: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nhiệm vụ 2: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. b. Nội dung: Em hãy gọi tên 2 hình ảnh trong SSK trang 27 và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu: Em có suy nghĩ gì về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? * Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian quan sát hình ảnh và suy nghĩ câu trả lời. * Tổ chức, điều hành: GV mời HS xung phong phát biểu câu trả lời. * Kết luận, đánh giá: GV tổng kết, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học. 2. Hoạt động 2: Khám phá Nhiệm vụ 1: Đọc các thông tin và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: - HS giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. b. Nội dung: Em hãy đọc các thông tin 1, 2 trong SGK trang 28, 29 và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện đọc thông tin 1, 2 trong SGK trang 28, 29 và trả lời câu hỏi: - Theo em, ô nhiễm môi trường gây ra hậu quả gì? - Theo em, vì sao phải bảo vệ môi trường? - Theo em, môi trường và tài nguyên thiên nhiên đem lại lợi ích gì cho con người? Vì sao chúng ta cần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? * Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian để suy nghĩ và trả lời câu hỏi. * Tổ chức, điều hành: GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). * Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, đánh giá và rút ra ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nhiệm vụ 2: Đọc các thông tin và các trường hợp 1, 2 để thực hiện yêu cầu a. Mục tiêu: - HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. b. Nội dung: Em hãy đọc thông tin và các trường hợp 1, 2 trong SGK trang 29, 30, 31 và thực hiện yêu cầu. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm bàn, thực hiện đọc thông tin và các trường hợp 1, 2 trong SGK trang 29, 30, 31 và thực hiện yêu cầu. - Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật của nhân vật trong các trường hợp trên? - Em hãy nêu những quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? * Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian để suy nghĩ và trả lời câu hỏi. * Tổ chức, điều hành: GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). * Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, đánh giá và đưa ra câu trả lời chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: Đọc các trường hợp sau để thực hiện yêu cầu a. Mục tiêu: - HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - HS nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - HS thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. - HS biết phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên. b. Nội dung: Em hãy đọc các trường hợp 1, 2, 3 trong SGK trang 31 và thực hiện yêu cầu. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện đọc các trường hợp 1, 2, 3 trong SGK trang 31 và thực hiện yêu cầu. - Em hãy chỉ ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong các trường hợp trên? - Em hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? - Em hãy gọi tên những việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được mô tả trong các hình ảnh trên? - Em hãy kết ra những việc làm khác để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. * Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian để suy nghĩ và trả lời câu hỏi. * Tổ chức, điều hành: GV mời 1-2 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). * Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, đánh giá và đưa ra câu trả lời chốt kiến thức. 3. Hoạt động 3. Luyện tập Nhiệm vụ 1: Bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến a. Mục tiêu: - HS giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. b. Nội dung: Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến trong SGK trang 33, trang 34 c. Sản phẩm: Quan điểm của học sinh về các ý kiến trong SGK tr. 33, 34 d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận các ý kiến đồng tình hay không đồng tình trong SGK tr. 33, 34 a. Bảo vệ môi trường không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn góp phần bảo vệ cho thế hệ tương lai. b. Chỉ người lớn mới cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. c. Tài nguyên thiên nhiên là vô tận nên không nhất thiết phải tiết kiệm. - GV yêu cầu HS thảo luận các hành vi phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong SGK tr. 33, 34 a. Thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định. b. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn. c. Che giấu hành vi khai thác rừng trái phép. d. Nhà nước sẽ chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật. e. Săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm thuộc danh mục nguy cấp. g. Khai thác nước ngầm trái phép để kinh doanh. * Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian để hoạt động cá nhân, suy nghĩ và thực hiện yêu cầu. * Tổ chức, điều hành: GV mời 3- 4 HS trả lời, bày tỏ quan điểm đối với từng ý kiến. * Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, tổng kết những ý kiến phù hợp. Nhiệm vụ 2: Đọc các tình huống và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: - HS thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. b. Nội dung: Em hãy đọc các tình huống trong SGK trang 34 và trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc các tình huống trong SGK trang 34 và trả lời câu hỏi -Tình huống 1: + Em có nhận xét gì về việc làm của anh T? + Nếu là anh T, em sẽ làm gì? -Tình huống 2: + Nếu là bạn K, em sẽ làm gì? * Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian để hoạt động cá nhân đọc các tình huống, suy nghĩ câu trả lời. * Tổ chức, điều hành: GV mời 3- 4 HS trả lời * Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, tổng kết những câu trả lời phù hợp. Nhiệm vu 3: Thuyết trình về một phong trào hoặc hành động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em ấn tượng để truyền cảm hứng cho bạn bè cùng chung tay thực hiện phong trào này. a. Mục tiêu: - HS thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. b. Nội dung: Thuyết trình về một phong trào hoặc hành động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em ấn tượng để truyền cảm hứng cho bạn bè cùng chung tay thực hiện phong trào này c. Sản phẩm: Kết quả trình bày của HS trên giấy A0 d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm tổ, thực hiện xây dựng bài thuyết trình bằng sơ đồ tư duy. * Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian để thực hiện yêu cầu. * Tổ chức, điều hành: GV giao cho mỗi tổ thực hiện yêu cầu. * Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, tổng kết, rút kinh nghiệm. 4. Hoạt động 4: Vận dụng Nhiệm vụ 1: Em hãy thực hiện những việc làm phù hợp (dọn dẹp vệ sinh, trồng và chăm sóc cây xanh, nhắc nhở bạn bè, em nhỏ, ...) để góp phần bảo vệ môi trường. a. Mục tiêu: - HS thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. b. Nội dung: Thuyết trình về những việc làm phù hợp để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên c. Sản phẩm: Kết quả trình bày của HS trên giấy A0 d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm tổ, thực hiện xây dựng bài thuyết trình bằng sơ đồ tư duy. * Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian để thực hiện yêu cầu. * Tổ chức, điều hành: GV giao cho mỗi tổ thực hiện yêu cầu. * Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, tổng kết, rút kinh nghiệm. Nhiệm vụ 2: Em hãy cùng bạn bè thiết kế một số đồ dùng, dụng cụ học tập sáng tạo từ những vật dụng đã qua sử dụng để tuyên truyền về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. a. Mục tiêu: - HS thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. b. Nội dung: Thuyết trình về những việc làm phù hợp để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên c. Sản phẩm: Kết quả trình bày của HS trên giấy A0 d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm tổ, thực hiện xây dựng bài thuyết trình bằng sơ đồ tư duy. * Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian để thực hiện yêu cầu. * Tổ chức, điều hành: GV giao cho mỗi tổ thực hiện yêu cầu. * Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, tổng kết, rút kinh nghiệm. IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI HỌC .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ..................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_8_canh_dieu_bai_5_bao_ve_moi_truon.docx