Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
I. MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức.
- HS hiểu được thế nào là lẽ phải, giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết, ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải.
- Phân biệt được những hành vi bảo vệ lẽ phải và những hành vi không bảo vệ lẽ phải.
- Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng những lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Lên án những hành vi không biết bảo vệ lẽ phải.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, rèn luyện, quan sát cuộc sống để nhận biết được đâu là lẽ phải.
- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để bảo vệ lẽ phải, biết lên án những hành vi sai trái, không hợp với lẽ phải.
- Phát triển bản thân: Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức, hướng đến những điều tốt đẹp, phù hợp với lẽ phải để nâng cao giá trị bản thân.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi sai trái, đi ngược lại với lẽ phải.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI Môn học: GDCD; lớp: 8 – Cánh diều Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức. - HS hiểu được thế nào là lẽ phải, giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết, ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải. - Phân biệt được những hành vi bảo vệ lẽ phải và những hành vi không bảo vệ lẽ phải. - Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng những lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Lên án những hành vi không biết bảo vệ lẽ phải. 2. Về năng lực: Học sinh được phát triển các năng lực: -Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, rèn luyện, quan sát cuộc sống để nhận biết được đâu là lẽ phải. - Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để bảo vệ lẽ phải, biết lên án những hành vi sai trái, không hợp với lẽ phải. - Phát triển bản thân: Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức, hướng đến những điều tốt đẹp, phù hợp với lẽ phải để nâng cao giá trị bản thân. - Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi sai trái, đi ngược lại với lẽ phải. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân, học tập, rèn luyện đạo đức theo chuẩn mực xã hội. - Yêu nước: Biết bảo vệ lẽ phải để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. - Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người, không a dua theo cái xấu, trái với lẽ phải. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh 2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 8, tư liệu báo chí, thông tin, clip. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) a. Mục tiêu: - Tạo được hứng thú học tập của học sinh với bài học. - Học sinh bước đầu nhận biết được thế nào là lẽ phải? Sự cần thiết của việc bảo vệ lẽ phải? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải. b. Nội dung: * Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp,công bằng,văn minh. Để đạt được điều đó chúng ta cần tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng việc trả lời câu hỏi tình huống trong sgk. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ? Em hãy kể tên những việc làm đúng, làm sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy trường học. Theo em với những việc làm đúng, làm sai Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. đó chúng ta cần có thái độ như thế nào? Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh trình bày câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ * Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học. - Một số việc làm đúng của học sinh trong việc thực hiện nội quy trường học: + Đi học đầy đủ, đúng giờ. Nghỉ học phải xin phép. + Không nói tục, chửi bậy và thực hiện các hành vi bạo lực học đường. + Trước khi đến lớp học: phải học và làm bài đầy đủ; có đầy đủ đồ dùng và phương tiện học tập. + Ngồi trong lớp học: Trật tự,chú ý nghe giảng, có ý thức tham gia xây dựng bài; không được phép ra ngoài khi chưa có sự đồng ý của giáo viên. - Một số việc chưa đúng của học sinh trong việc thực hiện nội quy trường học: + Đi học muộn; tự ý nghỉ học mà không có lý do. + Nói tục, chửi bậy và thực hiện các hành vi bạo lực học đường. + Không học bài và làm bài tập trước khi đến lớp. *Thái độ của HS: Đối với những việc làm đúng chúng ta cần khuyến khích, cổ vũ và học tập theo. Trước những việc làm sai, chúng ta cần: nghiêm túc nhắc nhở, phê bình, góp ý sửa chữa. *GV: Như vậy việc bảo vệ lẽ phải là việc làm cần thiết trong cuộc sống của con người. Vậy như thế nào là bảo vệ lẽ phải? Sự cần thiết của nó đối với đời sống và việc bảo vệ lẽ phải đem đến ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người. Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay: Bảo vệ lẽ phải. I.KHỞI ĐỘNG: 2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới) a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm lẽ phải là gì? - Lý giải được vì sao cần phải bảo vệ lẽ phải? - Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho hs quan sát tranh, đọc câu chuyện: “Chu Văn An và thất trảm sớ” (sgk) - GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong sgk. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Nhiệm vụ 1: Sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Theo dõi các hình ảnh trong sgk; đọc truyện “Chu Văn An và thất trảm sớ” a) Em hãy chỉ rõ hành động, việc làm, lời nói thể hiện việc bảo vệ lẽ phải của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên. b) Em hãy cho biết tại sao thầy giáo Chu Văn An lại dâng "Thất trảm sở"? Theo em, việc làm đó có phải là bảo vệ lẽ phải không? c) Em hiểu lẽ phải là gì? Thế nào là bảo vệ lẽ phải? Vì sao chúng ta cần bảo vệ lẽ phải? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành bốn nhóm, viết vào 3 phiếu học tập, tương ứng với ba câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - Các nhóm trình bày sản phẩm. Học sinh cử đại diện nhóm lần lượt trình bày các câu trả lời của nhóm mình. - Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhóm của bạn. a. Hai hình ảnh trong sgk - Ở hình một: hình ảnh các bạn học sinh đi học bằng xe máy điện, làm nhiệm vụ tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ. Các bạn đã tuân thủ quy định về luật giao thông đường bộ là: đi về phía bên phải; đội mũ bảo hiểm đầy đủ. -> Tác dụng: Đem đến sự an toàn cho bản thân và cho những người cùng tham gia giao thông trên đường. - Ở hình 2: bạn hs nam đã khuyên bạn nữ đến cơ quan chức năng để khai báo về vụ tai nạn giao thông mình đã chứng kiến, thể hiện bạn nam là người có trách nhiệm, có ý thức bảo vệ lẽ phải. Còn bạn nữ thì thờ ơ , vô trách nhiệm đối với những sự việc mà mình đã chứng kiến; không biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. -> Như vậy sẽ làm mất thời gian của cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thực hiện đúng quy định về an toàn giao thông và ngược lại... *GV phân tích thêm lí do vì sao hiện nay có một số người tìm cách lảng tránh sự thật: là vì họ sợ bị liên đới, bị quy tội... b. Thầy giáo Chu Văn An dâng “Thất trảm sớ” nhằm tố cáo tội ác hại dân, hại nước của những tên quan nịnh thần; mong muốn vua Trần Dụ Tông xử tội những tên gian thần này. - Việc làm của thầy giáo Chu Văn An là một biểu hiện của sự tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. 1. Sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải Nhiệm vụ 2: Rút ra nội dung kiến thức. a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu lẽ phải là gì, thế nào là bảo vệ lẽ phải, biết lấy ví dụ những hành vi bảo vệ lẽ phải và những việc làm không biết bảo vệ lẽ phải; ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải; biết đánh giá, nhận xét việc làm trái ngược với việc bảo vệ lẽ phải. b) Nội dung: Qua việc quan sát hình ảnh và tìm hiểu câu chuyện: “Chu Văn An và Thất trảm sớ” học sinh trả lời được các câu hỏi: ?Qua việc quan sát hình ảnh và tìm hiểu câu chuyện: “Chu Văn An và Thất trảm sớ” em hãy cho biết Lẽ phải là gì? ? Bảo vệ lẽ phải là gì? ? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống biết bảo vệ lẽ phải mà em biết? ? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống không biết bảo vệ lẽ phải mà em biết? ? Bảo vệ lẽ phải đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta? ? Để bảo vệ lẽ phải mỗi người cần phải làm gì? c) Sản phẩm: Qua việc quan sát hình ảnh và tìm hiểu câu chuyện: “Chu Văn An và Thất trảm sớ” em hãy cho biết Lẽ phải là gì? - Lẽ phải là những điều đúng đắn được xác định dựa trên những quy ước chung của con người, phù hợp với quy tắc, chuẩn mực và lợi ích chung của xã hội. ? Bảo vệ lẽ phải là gì? - Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn. ? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống biết bảo vệ lẽ phải mà em biết? - Biết lắng nghe ý kiến của người khác, sau đó phân tích mặt đúng sai. - Chấp hành đúng quy định nơi mình học tập và làm việc. - Góp ý để bạn biết cái sai của bạn, giúp bạn sửa đổi khuyết điểm của mình để ngày càng hoàn thiện hơn. ? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống không biết bảo vệ lẽ phải mà em biết? - Nhìn thấy bạn quay cóp gian lận trong thi cử mà không báo cáo với giám thị. - Một số học sinh đi hàng hai hàng ba không chấp hành luật an toàn giao thông. - Chỉ làm theo ý của mình mà không lắng nghe ý kiến của người khác. ? Bảo vệ lẽ phải đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta? - Bảo vệ lẽ phải giúp con người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. ? Để bảo vệ lẽ phải mỗi người cần phải làm gì? Để bảo vệ lẽ phải mỗi người cần phải : - Chấp hành nội quy nơi mình sống và học tập. - Phê phán những việc làm sai trái. - Lắng nghe ý kiến của mọi người, phân tích và đánh giá ý kiến hợp lí. - Bảo vệ những quan điểm, ý kiến dúng đến cùng Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Học sinh xem lại hình ảnh và câu chuyện, trả lời câu hỏi : - GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận. - HS: Các nhóm đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi. - HS: Thảo luận tìm ra Lẽ phải là gì? ? Bảo vệ lẽ phải là gì? ? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống biết bảo vệ lẽ phải mà em biết? ? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống không biết bảo vệ lẽ phải mà em biết? ? Bảo vệ lẽ phải đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta? ? Để bảo vệ lẽ phải mỗi người cần phải làm gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV: Theo dõi, quan sát, giúp đỡ học sinh khi cần thiết. - HS: Làm việc theo nhóm đã phân công, các thành viên trong nhóm cùng trao đổi, thảo luận để trả lời được câu hỏi. Bước 3:Báo cáo kết quả thảo luận: - GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu. - GV : Cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS: Hoàn thành câu trả lời của nhóm, phân công học sinh làm nhiệm vụ báo cáo sản phẩm khi giáo viên yêu cầu. - HS: Đại diện nhóm báo báo kết quả. - HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV: Nhận xét kết quả thảo luận của học sinh, kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp. - GV: Nhận xét, đánh giá chốt vấn đề để giúp học sinh hiểu được Lẽ phải là gì? ? Bảo vệ lẽ phải là gì? ? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống biết bảo vệ lẽ phải mà em biết? ? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống không biết bảo vệ lẽ phải mà em biết? ? Bảo vệ lẽ phải đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta? ? Để bảo vệ lẽ phải mỗi người cần phải làm gì? - HS: Theo dõi, lắng nghe. - HS : Ghi bài vào vở. - Lẽ phải là những điều đúng đắn được xác định dựa trên những quy ước chung của con người, phù hợp với quy tắc, chuẩn mực và lợi ích chung của xã hội. - Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn. - Bảo vệ lẽ phải giúp con người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. Nhiệm vụ 3: Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải(25’) a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu cần phải làm gì để bảo vệ lẽ phải, từ đó có những việc làm phù hợp để bảo vệ lẽ phải; Biết đánh giá, nhận xét việc làm trái ngược với việc bảo vệ lẽ phải. b) Nội dung: * Học sinh đọc và phân tích các trường hợp, tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi ? Em suy nghĩ như thế nào về cách ứng xử của bạn X trong trường hợp trên? Vì sao? Nếu em là X em sẽ làm gì? ? Em có biết mức xử phạt trường hợp đưa thông tin sai lệch về tình hình COVID- 19 đã bị pháp luật xử lí như thế nào? ? Em suy nghĩ như thế nào về cách ứng xử của bạn P trong tình huống 1? Vì sao? Nếu em là P em sẽ làm gì đẻ bảo vệ lẽ phải? ? Em suy nghĩ như thế nào về cách ứng xử của bạn H trong tình huống 1? Vì sao? Nếu em là H em sẽ làm gì đẻ bảo vệ lẽ phải? c) Sản phẩm: Trường hợp : - Trong trường hợp trên, bạn X đã cư xử rất đúng. Vì những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng có thể sẽ gây ảnh hưởng đến người khác. Nếu dưa thông tin sai lệch sẽ gây hoang mang cho nhiều người làm ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe và cả cuộc sống của họ nữa. Thậm chí những người đưa thông tin sai lệch còn bị xử lí theo quy định của pháp luật nữa. - Tung tin giả về COVID- 19 sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng. Tình huông 1: - Cách ứng xử của bạn P trong tình huống 1 là hoàn toàn đúng vì phát hiện việc làm sai trái của bà K gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng thì phải báo với cơ quan pháp luật có thẩm quyền để họ xử lí tranh gây ảnh hưởng lâu dài tới người dân. Nếu em là P em sẽ mạnh dạn báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền để họ xử lí. Tình huông 2: - Bạn H biết việc bạn thân của mình bỏ bê học hành mà không báo cáo với giáo viên chủ nhiệm là sai. Việc làm đó không phải là giúp bạn mà là hại bạn vì nếu cứ để như vậy thì việc học tập của bạn sẽ ngày càng sa sút. - Nếu em là H em sẽ trả lời rõ với cô giáp chủ nhiệm về tình hình học tập của bạn để cô giáo biết và có biện pháp xử lí giúp cho bạn ấy học hành tiến bộ hơn. Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV: Cho học sinh thảo luận 1 trường hợp và 2 tình huống trang 22/SGK. - GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận. - HS: Nhận nhiệm vụ thảo luận. Mỗi nhóm hs, thảo luận trong thời gian 5 phút, trả lời câu hỏi lên phiếu học tập. Trường hợp Tình huống 1 Tình huống 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV: Theo dõi, quan sát, giúp đỡ học sinh khi cần thiết. - HS: Thảo luận nhóm, cùng trao đổi, suy nghĩ, tìm hiểu, phân tích để trả lời nội dung của nhóm mình. - HS: Thống nhất nội dung trả lời chung cho nhóm và cử thành viên báo cáo. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận: - GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu. - GV: Cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: Đặt câu hỏi thảo luận chung Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn hs trong mỗi trường hợp và tình huống trên? - HS: Đại diện nhóm báo báo kết quả. - HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV: Nhận xét kết quả thảo luận của mỗi nhóm, điều chỉnh, bổ sung các nội dung còn thiếu, kịp thời động viên, đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp. - GV: Nhận xét, đánh giá chốt vấn đề để nhận xét cách ứng xử và cách xử lí trong những trường hợp trên để thể hiện việc bảo vệ lẽ phải. - HS: Theo dõi, lắng nghe - HS: Ghi bài vào vở. ? Là học sinh, em sẽ làm gì để bảo vệ lẽ phải? Lấy ví dụ? - Là học sinh, em cần tôn trọng, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của bản thân theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái; lên án, phê phán với những hành vi sai trái, không phù hợp lẽ phải. - Ví dụ: + Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, không đi hàng hai, hàng ba. Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. + Không quay cóp , mở sách vở trong giờ thi và kiểm tra. + Biết lắng nghe ý kiến đúng của mọi người. + Thấy việc làm sai trái của các bạn cần khuyên ngăn và báo cáo các thầy cô giáo. 2. Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải - Là học sinh, em cần tôn trọng, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của bản thân theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái; lên án, phê phán với những hành vi sai trái, không phù hợp lẽ phải. - Ví dụ: + Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, không đi hàng hai, hàng ba. Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. + Không quay cóp , mở sách vở trong giờ thi và kiểm tra. + Biết lắng nghe ý kiến đúng của mọi người. + Thấy việc làm sai trái của các bạn cần khuyên ngăn và báo cáo các thầy cô giáo. Bài tập tình huống: Các em hãy quan sát những hình ảnh sau và trả lời câu hỏi ? Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật trong những bức tranh trên? Hành vi nào thể hiện nhân vật biết bảo vệ lẽ phải, hành vi nào thể hiện nhân vật không biết bảo vệ lẽ phải? Vì sao? - Học sinh quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi. - GV gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức: + Những người biết bảo vệ lẽ phải: bạn nữ trong tranh 1, bạn nam trong tranh 2, bạn nữ trong tranh 3, người đàn ông lái xe trong tranh 4, hai bạn học sinh ở tranh 5 và người đàn ông ở tranh 6. Vì những người này biết công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn. + Những người không biết bảo vệ lẽ phải: bạn nam ở tranh 1, 3 bạn nam ở tranh 2, bạn xem bài người khác ở tranh 3, bạn nữ ngồi sau ở tranh 4, người rải đinh trên đường ở tranh 5 và người phụ nữ ở tranh 6. Vì những người này có những lời nói và hành vi không đúng, thậm chí còn vi phạm pháp luật. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: -HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập. b. Nội dung: - Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy kiến thức, làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoathông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập. Bài 1: GV cho học sinh chơi trò chơi “ Nhanh như chớp” LUẬT CHƠI: - Số người tham gia: cả lớp - Cách thức: Chia lớp làm hai đội (hoặc 3) theo dãy bàn. Mỗi dãy cử 1 đại diện. Lần lượt đọc câu hỏi và trả lời. Đội nào không trả lời được hoặc trả lời sai thì đội bạn có quyền trả lời. Bài tập 2 Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây, vì sao ? A. Thấy nhà hàng xóm tổ chức đánh bạc anh S báo cáo với chính quyền. B. Biết người thân tàng trữ ma túy trái phép chị H đã che giấu khi cơ quan công an đến điều tra. C. Biết cửa hàng của bà X thường xuyên cân thiếu hàng cho khách chị P đã nhắc nhở bà X. D . Biết ngày mai là thi cuối kỳ, D không ôn bài mà chuẩn bị tài liệu để mang vào phòng thi. Bài tập 3: Xử lý tình huống: Thực hiện trò chơi “ Tập làm chuyên gia”. Gv: chọn 1 học sinh làm phóng viên dẫn dắt vào tình huống, mỗi học sinh được hỏi với mỗi tình huống tương ứng thể hiện mình là chuyên gia để giải quyết tình huống đó. A, Gần đây,H thường bỏ tiết để đi chơi điện tử nhiều lần,H rủ bạn thân là K đi cùng nhưng K không đi , K khuyên bạn không nên bỏ học và chơi các trò chơi điện tử bạo lực nhưng H không nghe. Em hãy nhận xét việc làm của các bạn học sinh trên, nếu chứng kiến việc làm của H em sẽ khuyên H như thế nào ? B, Hàng xóm nhà T thường gây ồn ào to tiếng ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình T và mọi người xung quanh .Bố mẹ của T không dám góp ý vì sợ mất lòng . Nếu là T, em sẽ làm gì ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ. - Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm. - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS. - GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS: + Kết quả làm việc của học sinh. + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. 3. Luyện tập Bài tập 1: Em hãy liệt kê những việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải trong gia đình, nhà trường và xã hội Trong gia đình Nhà trường Xã hội - Kính trọng ông bà cha mẹ - Đoàn kết anh em - Đi học đúng giờ, - Đoàn kết bạn bè - Bảo vệ của công. - Chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ, - Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường như trồng cây gây rừng, tiết kiệm điện nước, vứt rác đúng nơi quy đinh, Bài tập 2 Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây, vì sao ? A. Thấy nhà hàng xóm tổ chức đánh bạc anh S báo cáo với chính quyền (Đồng tình) B. Biết người thân tàng trữ ma túy trái phép chị H đã che giấu khi cơ quan công an đến điều tra. (Không đồng tình) C. Biết cửa hàng của bà X thường xuyên cân thiếu hàng cho khách chị P đã nhắc nhở bà X. (Đồng tình) D . Biết ngày mai là thi cuối kỳ, D không ôn bài mà chuẩn bị tài liệu để mang vào phòng thi. (Không đồng tình) Bài tập 3: Xử lý tình huống: - Việc làm của các bạn là không đúng.... - Em sẽ khuyên bạn dành thời gian cho việc học tâp, chơi điện tử sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, dễ sa vào các tệ nạn xã hội... B. - Em sẽ sang nhà hàng xóm góp ý hoặc nhờ người có uy tín ở xóm nhắc nhở giúp . còn nếu không được nữa thì có ý kiến với chính quyền địa phương ... Bài tập 4: Em hãy bình luận quan điểm: Để bảo vệ lẽ phải chúng ta cần phải có tinh thần khách quan lòng kiên trì và dũng cảm Một học sinh sẽ đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp 4. Hoạt động 4: Vận dụng(15’) a) Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Nội dung: Hs biết nêu được những việc đã làm và sẽ tiếp tục làm để bảo vệ lẽ phải Hs viết một thông điệp, làm tập san thể hiện ý thức bảo vệ lẽ phải. c) Sản phẩm: Phần bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Câu 4: Nêu những việc đã làm và sẽ làm bảo vệ lẽ phải? Câu 5: Học sinh viết thông điệp thể hiện ý thức bảo vệ lẽ phải. Làm việc theo nhóm lớn tạo một tập san thể ý thức bảo vệ lẽ phải. * Câu 4: Hs nêu. Gv động viên khuyến khích. * HS phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, tùng thành viên nhận nhiệm vụ và hoàn thiện sản phẩm ở nhà. (HD: có thể vẽ tranh, chụp ảnh, sưu tầm, giới thiệu về bảo vệ lẽ phải) * Báo cáo sản phẩm trong giờ học tiếp theo Rút kinh nghiệm sau bài dạy ..
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_8_canh_dieu_bai_4_bao_ve_le_phai.docx