Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người.
- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền và ngĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên .
- Nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động, lập được hợp đồng lao động có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,.
-Năng lực chuyên biệt:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
TÊN BÀI DẠY: BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN Môn học: GDCD 8 I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người. - Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền và ngĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên . - Nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động, lập được hợp đồng lao động có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... -Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. + Tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp với lứa tuổi. 2. Về phẩm chất: - Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống đó . - Trách nhiệm: Tự kiểm soát, đánh giá những quy định của tập thể, chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm lao động của công dân với gia đình, cộng đồng, đất nước. II. Thiết bị dạy học và học liệu - SGK Giáo dục công dân 8. - Phương tiện thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ. - Hoạt động khởi động: Hình ảnh. - Hoạt động khám phá: Hình ảnh/ slide chiếu các hình ảnh trong SGK, giấy A3, bút màu, băng keo/nam châm dính bảng. - Hoạt động luyện tập: Slide chiếu hoặc bản in phiếu bài tập để hướng dẫn HS. Phiếu học tập số 1. Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân Quyền của công dân Nghĩa vụ Nhận xét TH Dự kiến sản phẩm : Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân Quyền của công dân Nghĩa vụ -Mọi công dân tự do sử dụng sức lao động lựa chọn việc làm , nghề nghiệp - Nâng cao trình độ , hưởng cac điều kiện an toàn .. Lao động để tự nuôi sống bản thân , gia đình Nhận xét TH Trường hợp 1: K đã thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ lao động của mình theo quy định của pháp luật. Trường hợp 2: M chưa thực hiện đùng quyền, nghĩa vụ lao động của mình, bởi vì đi làm vừa là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ của công dân. Phiếu học tập số 2. Đối tượng Quyền Nghĩa vụ Người lao động Người sử dụng lao động Dự kiến sản phẩm : Đối tượng Quyền Nghĩa vụ Người lao động -Thoả thuận các nội dung hơp đồng - Không bị phân biệt đối xử. Hưởng lương phù hợp Được bảo hộ Nghỉ theo chế độ Cung cấp thông tin. Thực hiện hợp đồng. Chấp hành kỉ luật lao động. Tuân theo sự quản lí Người sử dụng lao động Tuyển dụng, bố trí, quản lí Khen thưởng và xử phạt Thực hiện hợp đồng lao động Đào tạo , đào tạo lại III. Tiến trình các hoạt động. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU. a) Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi trong lớp học, gợi mở biểu tượng về xác định mục tiêu cá nhân, giúp HS bước đầu nhận biết, làm quen với nội dung bài học. b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. GV: Chiếu hình ảnh yêu cầu HS quan sát hình ảnh, chia sẻ ý nghĩa câu ca dao sau đây: - Em biết những câu nói, câu chuyện, bài thơ nào có ý nghĩa tương tự? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - HS thảo luận cặp đôi. - GV quan sát quá trình HS làm việc nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. GV mời từ 2- 3 nhóm HS trình bày sản phẩm của nhóm mình. * Câu thứ nhất: Muốn ấm no thì cần phải chăm chỉ làm việc (lao động). * Câu thứ hai: Được chia làm hai vế, nhằm so sánh “một hột thóc” được đổi bằng “chín giọt mồ hôi” rơi. Để làm ra được một hạt thóc thì người nông dân đã phải làm việc cần mẫn, vô cùng vất vả trên cánh đồng, bất kể thời tiết mưa rét hay nắng cháy da. * Qua câu ca dao, cha ông ta muốn khuyên nhủ mọi người trong cuộc sống để có được mọi thứ thì cần phải lao động chăm chỉ. Ví như người nông dân vậy, để làm ra được một hột thóc thôi đâu phải chuyện đơn giản. Đồng thời cha ông còn muốn răn dạy chúng ta cần biết quý trọng hạt thóc, hạt gạo và mọi thứ mà chúng ta có được từ sức lao động. - Những câu có ý nghĩa tương tự: + Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, dắng cay muôn phần. + Bài thơ : Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa + Câu nói của Bác Hồ: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu bài học. GV giới thiệu bài học: Ngoài những câu ca dao, câu nói , bài thơ mà các em đã nêu, cô đọc cho các em nghe bài “Vè thằng nhác” .( Chiếu máy bài vè). Các em ạ! Từ xa xưa ông cha mình đã luôn khuyên nhủ con cháu phải yêu lao động, chính vì lười nhác mà anh chàng trong bài vè đã phải chết rũ giữa đồng. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về vai trò của lao động, một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên 2. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ. a. Mục tiêu: - Tầm quan trọng của lao động đối với đời sống của con người. - Pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên. - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động và nội dung của hợp đồng lao động. - Trách nhiệm của học sinh trong tham gia lao động. b. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1:Vai trò của lao động đối với đời sống cá nhân con người. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi Câu hỏi: a) Em hãy cho biết hoạt động của con người trong từng hình ảnh trên đã tạo ra những sản phẩm nào? b) Các sản phẩm đó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập. HS quan sát, thảo luận cặp đôi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. - Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời. a) + Hình ảnh 1: Tạo ra lúa gạo - nuôi sống con người + Hình ảnh 2: Tạo ra những con người có ích cho xã hội - tạo nên sự phát triển cho xã hội + Hình ảnh 3: Tạo ra các dịch vụ khám chữa bệnh - nâng cao sức khỏe cho con người + Hình ảnh 4: Tạo ra các sản phẩm may, mặc - tạo ra sản phẩm, thu nhập cho con người b) - Lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội: cái ăn, cái mặc - Lao động đem lại các giá trị về tinh thần: trí tuệ, sức khoẻ - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề: Đúng vậy, chính lao đông đã giúp mỗi chúng ta được ăn no, mặc ấm, có được cuộc sống đủ đầy về vật chất. Không những thế có nhiều người lao động lại đem lại một đời sống tinh thần vô cùng hạnh phúc, đó là sự phát triển về trí tuệ, về sức khoẻ, về tâm hồn Vậy đối với xã hội, lao động có vai trò gì? Nhiệm vụ 2: Vai trò của lao động đối với sự phát triển của toàn xã hội. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi: Sau khi về thăm quê, anh M nhận thấy cuộc sống của người dân địa phương có nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp. Do đó, anh M đã quyết định mở công ty sản xuất sợi ở quê hương mình. Công ty của anh M không chỉ thu mua nguyên liệu mà còn ưu tiên tuyển lao động là người địa phương. Nhờ có việc làm trong công ty, người dân có thu nhập ổn định, đời sống từng bước được nâng cao. Câu hỏi: a) Em hãy cho biết trường hợp trên đã tạo ra những sản phẩm nào? Sản phẩm đó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người. b) Theo em, lao động có ý nghĩa gì đối với xã hội? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập. HS quan sát, thảo luận sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.(Giáo viên chụp bài làm của nhóm chiếu lên màn hình cho cả lớp quan sát). a) Việc làm của anh M đã tạo ra sản phẩm: - Tạo ra việc làm, thu nhập cho người dân quê mình. - Giúp cho đời sống mọi người được nâng cao. b) Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động tạo thu nhập cho con người; quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề. Gv: Do nhu cầu thiết yếu: ăn mặc, ở, uống ... đòi hỏi con người phải không ngừng lao động và cải tiến các hình thức lao động. Nhu cầu con người càng tăng thì lao động càng được cải tiến. Chính sự cải tiến là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vd: Tay để bới -> que, xương ->đá -> cuốc -> cày ->máy cày Đập lúa bằng đá -> máy tuốt đạp chân -> tuốt bằng mô tơ -> máy gặt đập liên hoàn. “ăn no, mặc ấm” -> “ăn ngon, mặc đẹp. I. Khám phá. 1. Tầm quan trọng của lao động động đối với đời sống con người. a) Đối với đời sống của mỗi cá nhân con người. - Lao động giúp cho đời sống vật chất trở nên ấm no, đầy đủ. - Lao động đem lại hạnh phúc về tinh thần, sức khoẻ cho con người. - Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động tạo ra sản phẩm, thu nhập cho con người. b) Lao động đối với sự phát triển của toàn xã hội. - Lao động giúp cho xã hội tồn tại và phát triển. Nhiệm vụ 2: Pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân. a. Một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi Thông tin Hiến pháp năm 2013 Điều 15 (trích) 1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Điều 35 (trích) 1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. 2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. Trường hợp 1. Sau khi tốt nghiệp đại học, K không về làm cho công ty của gia đình mà đi làm ở công ty khác với mục đích học hỏi để phát triển bản thân. Công ty đã đảm bảo cho K được hưởng một mức lương cao, được hưởng các chế độ bảo hiểm và nghỉ ngơi. Khi K chia sẻ với gia đình về lựa chọn của mình, bố mẹ K đã đồng ý và ủng hộ quyết định của con. Trường hợp 2. Tốt nghiệp đại học, nhưng M không đi làm mà vẫn phụ thuộc vào bố mẹ. Hằng ngày. M thường ở nhà xem ti vi, lướt mạng xã hội, khi bị bố mẹ nhắc nhở tìm công việc thi M thường lẩn tránh với lí do không muốn đi làm vì sợ áp lực. Căn cứ vào thông tin trên, em hãy nhận xét ở trường hợp 1 và 2, K và M đã thực hiện quyền, nghĩa vụ lao động của mình như thế nào? Hoàn thiện phiếu học tập số 1 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ : HS đọc thông tin và hoàn thiện phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo hoạt động: GV thu phiếu học tập , yêu cầu 1 số em trình bày kết quả. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề. 2. Pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên a. Một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân. • Lao động là quyền và nghĩa vụ cùa công dân. • Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để lựa chọn việc làm. nơi làm việc; lựa chọn n ... i với lao động chưa thành niên vì: trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động; Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hoá, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề. Trường hợp 2: Ông H không thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động đối với lao động chưa thành niên bởi vì thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên. b. Một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên. -Lao động chưa thành niên là người lao dộng chưa đủ 18 tuổi. - Lao động chưa thành niên có quyền được quan tâm chăm sóc về các mặt lao động, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động; được học văn hoá. giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề; được làm việc theo đúng thời gian quy định. -Lao động chưa thành niên có nghĩa vụ thực hiện các công việc ở nơi làm việc phù hợp với lứa tuồi để bao đảm sự phát triền về thể lực. trí lực, nhân cách. Nhiệm vụ 3: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động. a. Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. GV:Em hãy đọc thông tin, trường hợp, tình huống sgk , trao đổi cặp đôi hoàn thiện phiếu học tập số 2 và trả lời câu hỏi ? Xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong tình huống?Nếu là bạn của anh A, em hãy giải đáp băn khoăn của anh đó? Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi, hoàn thiện phiếu học tập và trả lời câu hỏi. Bước 3:Báo cáo kết quả: Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả. - Chị G có quyền được giải đáp các thắc mắc về hợp đồng lao động; bà N có nghĩa vụ phải cung cấp và giải thích các thông tin mà chị G thắc mắc. -Nếu là bạn của anh A, em sẽ giải đáp như sau: trong điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kĩ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu. Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động: GV nhận xét , đánh giá HS qua HĐ và chốt lại nội dung (chiếu nội dung cho học sinh theo dõi). 3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động và nội dung của hợp đồng lao động a. Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động. Nhiệm vụ 3: Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động. b. Một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv chiếu thông tin nội dung điều 21 bộ luật lao động 2019 Chiếu một hợp đồng cụ thể. Yêu cầu HS đọc thông tin và làm việc cá nhân.(chuẩn bị ở nhà) ?Em hãy giúp anh K lập được hợp đồng lao động với công ty A Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc thông tin và tự lập một hợp đồng( chuẩn bị ở nhà). Bước 3: Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kq đã được chuẩn bị ở nhà. Gọi HS nhận xét , bổ xung Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động: GV nhận xét và đánh giá. b. Một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động. -Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Nhiệm vụ 4: Trách nhiệm của học sinh trong tham gia lao động. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV : Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi. Tình huống 1. Suy ngẫm về trách nhiệm của học sinh trong tham gia lao động, bạn Hà cho rằng, mỗi học sinh tùy theo năng lực của mình nên lựa chọn các công việc phù hợp với lứa tuổi. Tình huống 2. Với mục đích làm cho khuôn viên nhà trường ngày càng sạch đẹp, lớp của D đã tổ chức hoạt dộng lao dộng tập thể vào ngày chủ nhật. Các bạn trong lớp rất hào hứng tham gia và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lao dộng. Tuy nhiên, bạn B lại không tham gia với lí do còn bận việc nhà. A.Em có đồng tình với ý kiến cua bạn Hà trong tình huống 1 không? Vì sao? B.Em hãy nhận xét thái dộ, hành vi cua các bạn trong lớp D và bạn B ờ tình huống 2. Nếu là D em sẽ giải thích như thế nào để B tích cực tham gia các hoạt động lao động. Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi, hoàn thiện phiếu học tập. Bước 3:Báo cáo kết quả: Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả. a) Em đồng ý với ý kiến của bạn Hà. Vì ở lứa tuổi học sinh chúng ta cũng có rất nhiều công việc như: chăm chỉ học tập, trau dồi tri thức; làm các công việc giúp đỡ gia đình,... b) Các bạn trong lớp đã thực hiện đúng nghĩa vụ lao động của người học sinh. Bạn D chưa thực hiện đúng nghĩa vụ lao động của người học sinh. Nếu là bạn của D, em sẽ giải thích cho D hiểu rằng tích cực trong lao động còn là tham gia các hoạt động lao động ở trường, ở lớp và cộng đồng chứ không phải chỉ ở nhà. Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động: GV nhận xét , đánh giá, chốt kiên thức. 4. Trách nhiệm của học sinh trong tham gia lao động. - Chăm chỉ học tập, trau dồi tri thức. -Tích cực làm các công việc nhà để giúp đỡ gia đình. -Chủ động tham gia các hoạt động lao động của lớp, trường và công cộng. -Quý trọng lao động của bản thân và tôn trọng lao động của người khác. 3. HOẠT ĐỘNG :LUYỆN TẬP. a. Mục tiêu: - HS luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá. - HS được phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. b. Nội dung: - Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi và học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập 1: Khẳng định nào sau đây không đúng về tầm quan trọng của lao động đối với đời sống của con người? Vì sao? A. Lao động tạo ra thu nhập góp phần nâng cao đời sống của con người. B. Lao động không phải là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. C. Lao động tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. D. Lao động chỉ mang lại giá trị cho mỗi bản thân mỗi con người. Dự kiến sản phẩm : B. Lao động không phải là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Vì lao động quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bài tập 2: Theo em, hành vi nào sau đây là thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Vì sao? A. Bố mẹ bắt T phải làm việc ở nhà máy gần nhà. B. Công ty cho anh P được nghỉ phép hằng năm. C. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân. D. Bạn M luôn chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình. E. Anh G bị phân công làm làm các công việc nặng với lí do là lao động mới. Dự kiến sản phẩm : Hành vi thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân: B. Công ty cho anh P được nghỉ phép hằng năm. Bởi vì đây là quyền của người lao động được hưởng C. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân. Bởi vì mỗi công dân có quyền lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội nhằm đem lại thu nhập cho gia đình và xã hội và mỗi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân mình, gia đình và góp phần duy trì, phát triển xã hội. Bài tập 3: Bố mẹ V kinh doanh dịch vụ ăn uống. Ngoài thời gian học tập, tham gia các hoạt động của trường, V thường phụ giúp bố mẹ bán hàng và giao đồ ăn cho khách. Là con trong gia đình, V nhận thức được bổn phận giúp đỡ bố mẹ các công việc trong nhà. Nhờ chăm chỉ làm việc, V đã góp phần làm cho kinh tế gia đình ổn định hơn. Em hãy nhận xét thái độ, hành vi của V trong trường hợp trên? Dự kiến sản phẩm : Bạn V trong trường hợp trên đã thực hiện và tuân thủ tốt quyền và nghĩa vụ lao động của học sinh. Bài tập 4: Từ khi thuê được G (15 tuổi) vào làm trong xưởng cơ khí của mình, ông D luôn bắt G đứng ở khu vực máy kéo nguy hiểm, không trang bị đồ bảo hộ lao động và thậm chí bắt G làm thêm giờ mà không trả lương. a) Theo em, ông D đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? b) Nếu là G, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Dự kiến sản phẩm : a) Ông D đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, đó là: được hưởng mức lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động b) Nếu em là G, em sẽ trao đổi lại với ông D, nếu không được nữa em sẽ kiện ông. 4. HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. a. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để vận dụng vào thực tiễn, phát triển tư duy sáng tạo. b. Nội dung: - Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, c. Sản phẩm: Là bài làm của học sinh và học sinh sẵn sàng chia sẻ trước lớp. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Bài tập 1: Em hãy lập kế hoạch thực hiện các hoạt động lao động của bản thân ở gia đình và nhà trường theo gợi ý sau:HS chuẩn bị sau tiết 1 của bài) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS sẽ trình bày bài làm của mình trước lớp vào đầu tiết học sau. Dự kiến sản phẩm : Ngày Công việc cần làm Đánh giá Cách khắc phục Vào ngày cuối tuần Phụ mẹ bán hàng Đạt Vào các ngày thứ 3,5,7 Rửa bát Giặt quần áo Chưa đạt Giặt quần áo sau khi tắm luôn Hàng ngày Dọn dẹp nhà cửa Đạt Làm cỏ vườn Đạt Hàng ngày Nấu cơm Chưa đạt Sắp xếp thời gian hợp lí Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, sản phẩm của học sinh. Bài tập 2: Em hãy tham gia hoạt động tuyên truyền của địa phương về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Từ đó, ghi lại ý nghĩa của hoạt động đó đối với bản thân và mọi người xung quanh. GV hướng dẫn HS làm bài ở nhà. 5. HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG. a. Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đãhọc b. Nội dung: - Học sinh làm việc cá nhân ,nhóm tại nhà, vẽ được sơ đồ tư duy khái quát bài học. c. Sản phẩm: Là bài làm của học sinh và học sinh sẵn sàng chia sẻ trước lớp. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoặc có thể theo nhóm, mỗi nhóm là 1 sản phẩm. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Kể tên một số chính sách mà địa phương em khuyến khích phát triển sản xuất giải quyết việc làm cho người lao động. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà, Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS chia sẻ bài làm của mình vào đầu tiết học sau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, sản phẩm của học sinh. Dặn dò. Vẽ sơ đồ tư duy khái quá kiến thức bài học. Sưu tầm thêm những câu tục ngữ, thành ngữ , ca dao, câu nói, bài hát .. viết về lao động. Hoàn thành nội dung phần vận dụng, mở rộng . IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_8_canh_dieu_bai_10_quyen_va_nghia.docx