Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

I. Mục tiêu bài học:

1. Năng lực

* Năng lực điều chỉnh hành vi:

- Học sinh nêu được một số truyền thống dân tộc; nhận biết được giá trị các truyền thống dân tộc Việt Nam.

- Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc.

2. Phẩm chất

 *Phẩm chất yêu nước: Tự hào về truyền thống dân tộc việt Nam.

II. Thiết bị, học liệu:

- Thiết bị dạy học:

+ Thiết bị CNTT, phần mềm: MS PowerPoint, Youtube, Cutter, Canva, Video Editor, Padlet.

+ Thiết bị dạy học khác: máy tính, tivi, nam châm gắn bảng.

 

docx 9 trang Đức Bình 23/12/2023 2340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Giáo án Giáo dục công dân 8 (Cánh diều) - Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
TÊN BÀI: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
GDCD 8 – Bộ sách Cánh diều
( Thời gian thực hiện: 02 tiết)
I. Mục tiêu bài học: 
1. Năng lực
* Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Học sinh nêu được một số truyền thống dân tộc; nhận biết được giá trị các truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc.
2. Phẩm chất
 *Phẩm chất yêu nước: Tự hào về truyền thống dân tộc việt Nam.
II. Thiết bị, học liệu:
- Thiết bị dạy học:
+ Thiết bị CNTT, phần mềm: MS PowerPoint, Youtube, Cutter, Canva, Video Editor, Padlet.
+ Thiết bị dạy học khác: máy tính, tivi, nam châm gắn bảng.
- Học liệu
+ Học liệu số: Video “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” https://www.youtube.com/watch?v=Zp0H2AqsxC0; Video về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
+ Học liệu khác: giấy A0, phiếu học tập, SGK Giáo dục công dân Lớp 8 - Bộ sách Cánh diều.
III. Tiến trình dạy học
Phương án ứng dụng CNTT của bài dạy:
Hoạt động
Mục tiêu hoạt động
Nội dung hoạt động
Phương pháp dạy học
PA KTĐG
Phương án ứng dụng CNTT
Thiết bị
Phần mềm hỗ trợ
Khởi động
Tạo hứng thú cho HS học tập; Bước đầu tiếp cận với nội dung bài học.
Học sinh xem Video và trả lời câu hỏi
Trò chơi
Quan sát
MT, Tivi
Power Point, You Tobe,
Cutter
Hình thành kiến thức mới
HĐ1: 
- Học sinh nêu được một số truyền thống dân tộc; 
-HS nhận biết được giá trị các truyền thống dân tộc Việt Nam
Hs nghiên cứu thông tin, xem video có nội dung về một số truyền thống của dân tộc VN, làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi
Dạy học nhóm
Đánh giá qua sản phẩm học tập
Máy tính, Tivi
Giấy A0
Power Point,
Video Editor
HĐ 2:
- Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc.
HS quan sát hình ảnh, xem clip có nội dung về truyền thống yêu nước của dân tộc VN, làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi
Dạy học nhóm
Đánh giá qua sản phẩm học tập
MT, Tivi
Phiếu học tập
- Giấy A0
Power Point,
You Tobe
HĐ 3: 
- Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc
Học sinh đọc tình huống, trao đổi cặp đôi 
Giải quyết vấn đề
Quan sát
MT, Tivi
Power Point
Luyện tập
Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Hs vẽ sơ đồ tư duy ndbh, Trò chơi mở ô chữ, làm việc cá nhân giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa.
Trò chơi
Đánh giá qua sản phẩm học tập
MT, Tivi
Power Point,
Can va.
Vận dụng
(Hs làm ở nhà)
Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc.
Học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu của giáo viên.
Dạy học dự án.
Đánh giá qua sản phẩm học tập
MT, Tivi
Power Point,
Padlet
1. Mở đầu 
a) Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho HS học tập;
 - Bước đầu tiếp cận với nội dung bài học.
b) Nội dung: 
Học sinh xem Video, chơi trò chơi theo yêu cầu của giáo viên.
c) Sản phẩm: 
Dự kiến sản phẩm:
Ca từ trong bài hát: 
- Giống hùng thiêng, ngàn năm cháu con lưu danh sử sách; 
- Giặc bao phen khiếp vía chùn tâm can, đất nước ngoan cường một dải gấm hoa;
- Sóng lớn Bạch Đằng giang ơi, vùi thây bao quân xâm lấn;
- Lớp lớp người chung tay dựng xây gấm son san hà.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV sử dụng bài trình chiếu thiết kế bằng MS Power Point để tổ chức các hoạt động học tập.
GV yêu cầu HS xem video bài hát “Hào khí Việt Nam” của Phan Đình Tùng.
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ
Học sinh nghe bài hát sau đó tham gia chơi trò chơi “Thẩm thấu âm nhạc”
Bước 3. Tổ chức, điều hành
Trong thời gian 2 phút HS ghi lại những ca từ thể hiện niềm tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hs nào ghi được nhiều ca từ thì HS đó là người chiến thắng.
Bước 4. Đánh giá, kết luận
GV nhận xét tuyên dương học sinh.
Gv kết luận và đẫn dắt vào bài học.
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Nhiện vụ 1: Tìm hiểu truyền thống của dân tộc Việt Nam
a) Mục tiêu:
- Học sinh nêu được một số truyền thống dân tộc; 
- HS nhận biết được giá trị các truyền thống dân tộc Việt Nam.
 - Tích cực tham gia các hoạt động nhóm
b) Nội dung: 
Hs hoạt động theo nhóm/ cá nhân, theo dõi bài trình chiếu của giáo viên và tham gia các hoạt động học tập để tìm hiểu về truyền thống dân tộc
c) Sản phẩm: 
Dự kiến sản phẩm: 
* Những truyền thống của dân tộc Việt Nam được nói đến trong các thông tin: ..............
* Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp như: Yêu nước, kiên cường; đoàn kết, nhân nghĩa; yêu choộng hòa bình; cần cù sáng tạo, vượt khó vươn lên; tôn sư trọng đạo, hiếu học...
* Giá trị của truyền thống dân tộc Việt Nam đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước:
+ Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc;
+ Là nguồn sức mạnh để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
+ Là tiền để quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc tài liệu học tập, theo dõi bài trình chiếu của GV và tham gia các hoạt động học tập, hoàn thành sản phẩm học tập
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ
GV sử dụng bài trình chiếu thiết kế bằng MS Power Point để tổ chức các hoạt động học tập.
GV cung cấp cho học sinh video về các truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Bước 3. Tổ chức, điều hành
GV hướng dẫn HS khai thác thông tin trong sách giáo khoa.
 HS làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi ra giấy A0. 
Câu hỏi thảo luận nhóm:
1. Em hãy cho biết những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam được nói đến trong các thông tin?
2. Hãy chia sẻ về những truyền thống khác mà em biết?
3. Theo em truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đinh, quê hương, đất nước?
 GV quan sát quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ kịp thời cho HS.
 GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Hs đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm. Hs các nhóm nhóm khác theo dõi, nhận xét, ý kiến bổ sung
Bước 4. Đánh giá, kết luận
GV cùng toàn lớp thảo luận đáp án. Các nhóm tự đánh giá kết quả thực hiện của mình và báo cáo để lớp trưởng ghi điểm lên bảng.
 Tiêu chí đánh giá: mỗi ý trả lời đúng được 10 điểm. Nhóm đạt điểm số cao nhất sẽ được + 2 điểm; nhóm đạt điểm số cao thứ hai sẽ được + 1 điểm vào cột điểm thi đua.
 HS tự hoàn thiện nhiệm vụ nội dung trong vở cá nhân.
 GV tổng kết và chuyển ý sang nhiệm vụ tiếp theo.
2.2. Nhiện vụ 2: Tìm hiểu biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc
a) Mục tiêu: 
- Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc.
- Tích cực tham gia các hoạt động nhóm
b) Nội dung: 
HS hoạt động theo nhóm/cá nhân, theo dõi bài trình chiếu của GV và tham gia các hoạt động học tập để tìm hiểu về biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc.
c) Sản phẩm: 
Dự kiến sản phẩm: 
Câu 1: Hành động, việc làm của các nhân vật trong mỗi hình ảnh: 
- H.a 1: Công dân Việt Nam sáng tạo và biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
- H.a 2: Thanh niên sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- H.a 3: Đội cứu hộ, cứu nạn giúp dỡ những người dân, đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
- H.a 4: Đội tình nguyện đắp đường đá ở suối để người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.
Những hành động đó đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam một cách bình dị, gần gũi thông qua hành động, lời nói, thái độ, cảm xúc, xuất phát từ tinh thần tự nguyện và cống hiến của tất cả mọi người.
Câu 2: Những biểu hiện khác: Tích cực sáng tạo trong học tập và lao động, chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng, trân trọng bảo vệ các di sản văn hóa....
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Giao nhiệm vụ
	 GV yêu cầu Hs quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa trang........., theo dõi bài trình chiếu của GV và tham gia các hoạt động học tập, hoàn thành câu hỏi thảo luận và trả lời các câu hỏi khác của GV để tìm hiểu biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc.
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ
	 GV sử dụng bài trình chiếu thiết kế bằng MS Power Point để tổ chức các hoạt động học tập.
GV cung cấp video về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam https://www.youtube.com/watch?v=Zp0H2AqsxC0
Bước 3. Tổ chức, điều hành
 GV hướng dẫn HS khai thác hình ảnh để hoàn thành nhiệm vụ học tập 
HS làm việc theo nhóm lớn trong thời gian 6 phút trả lời câu hỏi thảo luận ra giấy A0.
Câu hỏi thảo luận: 
Câu 1: Mô tả những hành động, việc làm của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên. Những hành động đó đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam như thế nào?
Câu 2: Hãy kể thêm những biểu hiện khác của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam mà em biết?
GV quan sát quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ kịp thời cho HS.
GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh trong quá trình Hs thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo kĩ thuật phòng tranh.
Bước 4. Đánh giá, kết luận
Học sinh quan sát sản phẩm của các nhóm, nêu ý kiến, nhận xét.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Giáo viên chốt nội dung bài học.
2.3. Nhiện vụ 3: Tìm hiểu nội dung giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam.
a) Mục tiêu: 
- Biết được trách nhiệm của công dân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc
- Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc
- Tích cực tham gia các hoạt động nhóm
b) Nội dung: 
Học sinh nghiên cứu tình huống trong sách giáo khoa, trao đổi cặp đôi xử lí tình huống.
c) Sản phẩm: 
Dự kiến sản phẩm:
1, Cô giáo Đoàn Thị Điệp đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc bằng cách sáng tạo những chiếc áo dài thành những bài giảng trực quan sinh động, thấm đẫm tình yêu đất nước.
	2, Suy nghĩ và hành động của Minh trong trường hợp 2 thể hiện long tự hào về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. 
	3, Từ việc làm của em học được nhiều điều đáng quý về lòng tự hào về truyền thống dân tộc. Đó là mỗi người cần tìm hiểu, tôn trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc bằng những việc làm cụ thể phù hợp với bản thân.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc tài liệu học tập và theo dõi bài trình chiếu của GV, tham gia các hoạt động học tập để tìm hiểu về nội dung giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam.
HS hoạt động theo nhóm/cặp đôi.
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ
GV sử dụng bài trình chiếu thiết kế bằng MS Power Point để tổ chức các hoạt động học tập.
GV cung cấp tư liệu và yêu cầu HS hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Tổ chức, điều hành
 GV hướng dẫn HS khai thác Tư liệu để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 HS làm việc cá nhân và theo cặp đôi để trả lời các câu hỏi của GV
Câu hỏi:
 1, Cô giáo Đoàn Thị Điệp đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc như thế nào?
2, Em hãy nhận xét suy nghĩ và hành động của Minh trong trường hợp 2?
3, Em học được điều gì từ việc làm của cô Điệp và bạn Minh?
 GV quan sát quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ kịp thời cho HS.
 GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Bước 4. Đánh giá, kết luận
 Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt nội dung bài học.
 Học sinh tự hoàn thiện nội dung bài học trong vở cá nhân.
3. Luyện tập
a) Mục tiêu: 
Vận dụng kiến thức đã học đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
b) Nội dung: 
Hs vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học;
Học sinh hoạt động cá nhân, tham gia trò chơi “Mở ô chữ” được thiết kế bằng MS Power Point.
c) Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
Hs tham gia chơi trò chơi.
Yêu cầu Hs làm bài tập.
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ
GV sử dụng bài trình chiếu thiết kế bằng MS Power Point để tổ chức các hoạt động học tập.
GV sử dụng trò chơi được thiết kế bằng MS PowerPoint, bao gồm 6 ô chữ, mỗi ô chữ tương ứng một câu hỏi có nội dung liên quan đến nội dung bài học.. Mỗi câu hỏi sẽ có khoảng thời gian tối đa là 30 giây, HS sẽ có 30 giây để suy nghĩ và trả lời. Hs trả lời đúng câu hỏi ô chữ sẽ mở ra, phần quà cho học sinh sau khi ô chữ được mở. Nếu học sinh trả lời sai sẽ phải nhường quyền trả lời cho bạn khác. HS theo dõi câu hỏi trên màn hình ti vi.
Câu hỏi của trò chơi:
Câu 1: Trong các phương án trả lời dưới đây, đâu truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?
a. Đọc sách. b. Hiếu học. c. Đi học đúng giờ. d. Chú ý nghe giảng.
Câu 2: Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” nói về truyền thống nào của dân tộc?
a. Yêu thương con người. b. Tôn sư trọng đạo.
c. Yêu chuộng hòa bình. d. Cần cù, sáng tạo
Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc?
a. Đọc báo trong giờ học. b. Thích xem phim nước ngoài.
c. Giới thiệu về áo dài	. d. Chê bai những trang phục truyền thống
Câu 4: Câu nào sau đây nói về truyền thống yêu nước của dân tộc?
a. Đất có lề quê có thói. b. Nước có Vua, chùa có Bụt.
c. Cái khó ló cái khôn. d. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
Câu 5: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam cần
a. Quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc 
b. Xét nét cố chấp với mọi người.
c. Không nói chuyện riêng trong giờ học. 
d. Thực hiện nghiêm túc quy định giao thông.
Câu 6: Em đồng tình với hình ảnh nào? Vì sao?
H.a
H.b
Đ.a: Đồng tình với hình a. Vì đây là bức ảnh thể hiện sự trân trọng những trái tim vì hòa bình, là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Bước 3. Tổ chức, điều hành
	Hs thực hiện nhiệm vụ vẽ sơ đồ tư duy bài học.
	GV tổ chức cho HS tham gia chơi trò chơi, Hs sẽ xung phong và được gọi lần lượt số học sinh theo số lượng câu hỏi.
Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập ra phiếu học tập: 
Em hãy nêu những việc em đã làm được, những việc em chưa làm được và cách khắc phục để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam theo gợi ý sau?
Tên truyền thống
Việc đã làm được
Việc chưa làm được và cách khắc phục
.............
...............
.................
Định hướng trả lời: 
Tên truyền thống
Việc đã làm được
Việc chưa làm được và cách khắc phục
Truyền thống đoàn kết
Đoàn kết với các bạn trong lớp
Đôi khi vẫn còn xảy ra mâu thuẫn với bạn bè
=> Kìm chế cảm xúc, giữ bình tĩnh hơn
Truyền thống hiếu học
Chăm chỉ học tập tốt, rèn luyện bản thân
Chưa có thành tích cao trong học tập
=> Cố gắng chăm chỉ học tập nhiều hơn
Truyền thống Tương thân tương ái
Tham gia các hoạt động thiện nguyện: thăm hỏi, giúp đỡ những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn
Quyên góp sách vở giúp các bạn đồng bào miền Trung, vùng núi
=> Rủ các bạn trong lớp cùng tham gia
Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
Thăm viếng và tham gia các hoạt động vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ
........
Giáo viên quan sát học sinh làm bài.
Thu bài làm của học sinh. 
Bước 4. Đánh giá, kết luận.
 Giáo viên nhận xét tuyên dương ý thức tham gia chơi trò chơi của học sinh.
Giáo viên nhận xét một số bài làm của học sinh.
GV kết luận.
4. Vận dụng
a) Mục tiêu: 
Vận dụng sáng tạo kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc.
b) Nội dung: 
Học sinh làm việc cá nhân ở nhà: vẽ tranh hoặc sáng tác thơ, viết truyện, viết kịch,... về chủ đề “Việt Nam trong trái tim em”. Sản phẩm được nộp cho Gv theo đường link padlet https://padlet.com/tienthcsnamthang/truy-n-th-ng-d-n-t-c-hxi398avjdwbdukm
c) Sản phẩm: Sản phẩm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ
Gv yêu cầu Hs thực hiện theo yêu cầu của bài tập phần vận dung trong sách giáo khoa. Sản phẩm được hs nộp cho Gv theo đường link Patlet
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ
Gv hướng dẫn Hs sử dụng phần mềm Patlet.
Bước 3. Tổ chức, điều hành
	Hs thực hiện nhiệm vụ
Bước 4. Đánh giá, kết luận
	Gv nhận xét kết quả sản phẩm của Hs trong tiết học tiếp theo.
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_8_canh_dieu_bai_tu_hao_ve_truyen_t.docx