Giáo án Giáo dục công dân 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Vân Anh
BÀI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC SÁCH GIÁO KHOA GDCD LỚP 6.
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
-Giúp hs có kiến thức cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế và pháp luật qua 12 bài học.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tìm hiểu các nội dung được học.
- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp .
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức biết tiết kiệm, hiểu biết pháp luật và thực hiện các quyền công dân.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, nhận xét được thái độ, hành vi của mình và của người khác; điều chỉnh , phát triển bản thaanvaf nhắc nhở mọi người cùng thực hiện theo chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của dân tộc.
- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Vân Anh
Ngày soạn: 01/09. Ngày dạy: 06/09. Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC SÁCH GIÁO KHOA GDCD LỚP 6. I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: -Giúp hs có kiến thức cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế và pháp luật qua 12 bài học. 2. Về năng lực: Học sinh được phát triển các năng lực: -Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tìm hiểu các nội dung được học. - Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp . - Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức biết tiết kiệm, hiểu biết pháp luật và thực hiện các quyền công dân. - Tư duy phê phán: Đánh giá, nhận xét được thái độ, hành vi của mình và của người khác; điều chỉnh , phát triển bản thaanvaf nhắc nhở mọi người cùng thực hiện theo chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. - Yêu nước: Tự hào về truyền thống của dân tộc. - Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh 2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) a. Mục tiêu: - Tạo được hứng thú với bài học. - Học sinh bước đầu nhận biết về yêu cầu trong chương trình GDCD 6 chuẩn bị vào bài học mới. - Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới . Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu nội dung SGK GDCD 6. SGK có bao nhiêu bài học? -Mỗi bài đề cập đến nội dung gì? Hãy kể tên các bài trong chương trình? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần. - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu cấu trúc SGK GDCD 6. -Nội dung mỗi bài có cấu trúc ntn? -Tác dụng của mỗi phần trong bài? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần. - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trìnhhọc sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học I.Nội dung SGK GDCD 6: - SGK gồm 12 bài: KÌ I: Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ Bài 2. Yêu thương con người. Bài 3. Siêng năng, kiên trì Bài 4. Tôn trọng sự thật Bài 5. Tự lập Bài 6. Tự nhận thức bản thân HỌC KÌ II Bài 7. Ứng phó với tình huống nguy hiểm Bài 8. Tiết kiệm Bài 9. Công dân nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Bài 10. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Bài 11. Quyền cơ bản của trẻ em Bài 12. Thực hiện quyền trẻ em. II.Cấu trúc sách giáo khoa GDCD lớp 6. 1.Khởi động: Mở đầu tạo hứng thú để dẫn vào bài mới. 2. Khám phá: Phát hiện tri thức mới nhằm trả lời các câu hỏi : Là gì? Biểu hiện như thế nào? Làm như thế nào? Ý nghĩa? 3. Luyện tập: Củng cố kiến thức kĩ năng đã khãm phá. 4. Vận dụng: Vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. * Để bài học giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, GD kinh tế,pháp luật thực sự có ích, các em hãy thường xuyên vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày. * Chuẩn bị bài mới: Xem trước Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ Phần 1,2. Tr 5,6. ************************************************ Ngày soạn: 02/09 Tiết 2: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ (Thời gian thực hiện: 2 tiết) -Tiết 1- GĐ nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Một số truyền thống của gia đình, dòng họ. - Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ. - Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. 2. Về năng lực: Học sinh được phát triển các năng lực: -Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. - Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. - Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. - Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. - Yêu nước: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ. - Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh 2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) a. Mục tiêu: - Tạo được hứng thú với bài học. - Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống của gia đình, dòng họ để chuẩn bị vào bài học mới. - Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ? b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Thẩm thấu âm nhạc” c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thẩm thấu âm nhạc” Luật chơi: Học sinh xem video bài bát “Lá cờ” (sáng tác: Tạ Quang Thắng) và trả lời câu hỏi. Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những truyền thống đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần. - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chính là giữ gìn nguồn gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy không ai khác chính là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay. Vậy tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. 2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới) Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Truyền thống gia đình, dòng họ a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ. - Liệt kê được các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin, tình huống. - GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. ĐỌC THÔNG TIN: Gia đình dòng họ cố giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân nổi tiếng về truyền thống hiếu học. Từ thời chiến tranh cho đến thời hiện tại, gia đình có 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có thành tựu nổi tiếng. Con cháu trong dòng họ luôn tự hào và không ngừng phát huy truyền thống hiếu học ấy. Tính đến 3 đời con trai, con gái, dâu, rể và các cháu, gia đình dòng họ Nguyễn Lân có gần 20 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, đóng góp tích cực trong việc xây dựng và phát triển quê hương đất nước. THẢO LUẬN NHÓM: PHIẾU BÀI TẬP Dòng họ Nguyễn Lân có truyền thống gì? Em có suy nghĩ gì về truyền thống của dòng họ Nguyễn Lân? Từ thông tin trên và hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là truyền thống gia đình dòng họ? TRÒ CHƠI THỬ TÀI HIỂU BIẾT: Chia lớp ra thành 2 đội. Mỗi đội có 5 bạn xuất sắc nhất. Đại diện 2 đội lên bảng và liệt kê những truyền thống mà em biết trong 5p. Đội nào viết được nhiều truyền thống sẽ được 10 điểm. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm: Phiếu bài tập. KẾT QUẢ PHIẾU BÀI TẬP NHÓM: Gia đình dòng họ cố giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân nổi tiếng về truyền thống hiếu học. Đó là truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy. Em thấy ngưỡng mộ, đáng học tập. Truyền thống gia đình dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ tìm hiểu: Khái niệm truyền thống gia đình dòng họ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập Câu 1: Dòng họ Nguyễn Lân có truyền thống gì? Câu 2: Em có suy nghĩ gì về truyền thống của dòng họ Nguyễn Lân? Câu 3: Từ thông tin trên và những hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời. - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề I. Khám phá 1. Truyền thống gia đình, dòng họ * Khái niệm -Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. -Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra. Nhiệm vụ 2: Các truyền thống tốt đẹp Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết” Luật chơi: + Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất. + Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút. + Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: nghe hướng dẫn. Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viê ... ền trẻ em. - Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em. - Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng; bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em. - Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em. 2. Về năng lực Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được các quyền trẻ em, tích cực tham gia thực hiện quyền trẻ em của bản thân thành những việc làm phù hợp lứa tuổi. Năng lực phát triển bản thân: Biết vận dụng các quyền trẻ em để thực hiện các việc làm của bản thân một cách phù hợp để hoàn thiện bản thân mình. 3. Về phẩm chất Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện các quyền trẻ em cơ bản của bản thân, tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt quyền của trẻ em. Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tôn trọng lẽ phải, bảo vệ điều hay, lẽ phải công bằng trong nhận thức, ứng xử. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh 2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế học tập, hứng thú với bài học. - Học sinh bước đầu nhận biết về trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em để chuẩn bị vào bài học mới. - Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em? b. Nội dung: Học sinh cùng nghe bài hát “Dấu chấm hỏi” (sáng tác: Thế Hiển). c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Câu 1: Bạn nhỏ trong bài hát không được ai nuôi dưỡng, chăm sóc, không được đi học, không được ăn no. Câu 2: Có nhiều tổ chức cá nhân phải chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em cho bạn nhỏ là: bố mẹ, nhà trường, nhà nước, công an... d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua tìm hiểu bài hát “Dấu chấm hỏi” (sáng tác: Thế Hiển). Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Câu 1: Bạn nhỏ trong bài hát không được hưởng những quyền nào của trẻ em? Câu 2: Ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em cho bạn nhỏ ấy? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Câu 1: Bạn nhỏ trong bài hát không biết bố mẹ mình là ai, không có nhà ở, không được ai nuôi dưỡng, chăm sóc, không được đi học, không được ăn no, không được bảo vệ. Câu 2: Có nhiều tổ chức cá nhân phải chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em cho bạn nhỏ là: bố mẹ, nhà trường, nhà nước, công an, các tổ chức xã hội... - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học Ngoài xã hội vẫn còn nhiều mảnh đời bất hạnh, nhiều trẻ em không được sống trong yêu thương, chăm sóc, không được hưởng đầy đủ quyền trẻ em. Để trẻ em được sống, được học tập, được phát triển đầy đủ cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. 2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới) Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em 2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới) Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em a. Mục tiêu: - Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc, tìm hiểu tình huống - GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập, phần tham gia trò chơi....) d. Tổ chức thực hiện: c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm . d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập và trò chơi tiếp sức Câu hỏi: Theo em gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em * Phiếu bài tập: Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em bằng cách hoàn thiện phiếu bài tập * Trò chơi tiếp sức Luật chơi: + Giáo viên chia lớp thành ba đội, một đội tìm hiểu về trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền trẻ em, một đội tìm hiểu về trách nhiệm của nhà trường trong việc thực hiện quyền trẻ em, một đội tìm hiểu về trách nhiệm của xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em + Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút. + Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: + Nghe hướng dẫn. + Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. +Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc cá nhân - Học sinh chơi trò chơi tiếp sức Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn -Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. 2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em - Gia đình: Tiến hành khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu phù hợp, quản lí và bảo vệ trẻ en khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng, bị mua bán... - Nhà trường: quản lí, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh... - Xã hội: đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện, xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em, xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ... 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: -HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập. b. Nội dung: - Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và diễn kịch ... c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và diễn kịch ... ? Bài tập 1: Em hãy nêu một số biểu hiện thực hiện tốt và thực hiện chưa tốt quyền trẻ em ở gia đình, trường học và địa phương em. ? Bài tập 2: Em tán thành hoặc không tán với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao? ? ? Bài tập 3: Bài tập tình huống: GV cho học sinh đóng vai diễn kịch. Các bạn khác theo dõi, nêu nhận xét. Tình huống 1: Giờ ra chơi, Quân và các bạn ra sân trường đá cầu. Trong lúc đỡ cầu, Quân vô tình giẫm phải chân của Hưng. Mặc dù Quân đã xin lỗi nhưng Hưng vẫn tỏ thái độ khó chịu và mắng chửi Quân bằng những lời lẽ khó nghe và còn đe dọa Quân. Tình huống 2: Trường Lan tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử. Tuy nhiên, bố của Lan rất buồn và không biết phải làm gì để bố đồng ý cho mình đi? Nếu em là Lan em sẽ làm gì để bố đồng ý? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. - Với hoạt động diễn kịch: HS nghe hướng dẫn, tham gia. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm. - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS. - GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS: + Kết quả làm việc của học sinh. + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Bài tập 1: Bài tập 2: Em tán thành với ý kiến b và d Em không tán thành với ý kiến a và c Bài tập 3: TH1: Nếu là Hưng em sẽ nói bạn biết bạn làm như vậy là vi phạm quyền xúc phạm người khác. TH2: Nếu là Lan em sẽ nói với bố mẹ em muốn đi để học hỏi thêm kinh nghiệm bên ngoài và muốn trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, con cũng có quyền được vui chơi. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua hoạt động dự án.. c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi hoạt động dự án ... + Em hãy tìm hiểu và trang bị cho bản thân các kiến thức và kĩ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Ghi lại những việc trẻ em nên làm và không nên làm để phòng chống nguy cơ xâm hại trẻ em theo bảng mẫu sau: Việc trẻ em nên làm để phòng chống nguy cơ bị xâm hại Việc trẻ em không nên làm để phòng chống nguy cơ bị xâm hại Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc cá nhân. + Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Việc trẻ em nên làm để phòng chống nguy cơ bị xâm hại Việc trẻ en không nên làm để phòng chống nguy cơ bị xâm hại Dám chỉ ra các hành vi thực hiện chưa đúng quyền trẻ em Dám bày tỏ ý kiến với mọi người Không che giấu người phạm tội Không tiếp xúc với người lạ ....................*******************************************...................
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_c.docx