Giáo án điện tử Lớp 2 (Cánh diều) - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 - Phan Thị Thuý

TIẾNG VIỆT: CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1:

 NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI(2t)

I.Yêu cầu cần đạt:

-Đọc đúng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa.

+Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?: Thời gian rất đáng quý; cần làm việc, học hành chăm chỉ để không lãng phí thời gian.;Biết cách sử dụng một số từ ngữ chỉ ngày, năm (liên quan đến hiện tại, quá khứ, tương lai);Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ;HTL 2 khổ cuối của bài thơ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tổ chức thảo luận nhóm, phân công thành viên của nhóm thực hiện trò chơi; biết điều hành trò chơi; Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập (tìm các từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt).

- Biết giá trị của thời gian, biết quý thời gian, tiếc thời gian.

+Biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc của bản thân.

 

docx 39 trang canhdieu 15/08/2022 8120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 (Cánh diều) - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 - Phan Thị Thuý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 2 (Cánh diều) - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 - Phan Thị Thuý

Giáo án điện tử Lớp 2 (Cánh diều) - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 - Phan Thị Thuý
Ngày:13/9/2021 
TIẾNG VIỆT: CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1:
 NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI(2t)
I.Yêu cầu cần đạt:
-Đọc đúng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. 
+Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?: Thời gian rất đáng quý; cần làm việc, học hành chăm chỉ để không lãng phí thời gian.;Biết cách sử dụng một số từ ngữ chỉ ngày, năm (liên quan đến hiện tại, quá khứ, tương lai);Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ;HTL 2 khổ cuối của bài thơ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tổ chức thảo luận nhóm, phân công thành viên của nhóm thực hiện trò chơi; biết điều hành trò chơi; Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập (tìm các từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt).
- Biết giá trị của thời gian, biết quý thời gian, tiếc thời gian.
+Biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án.- Máy tính, máy chiếu.
- SGK.- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
- PP/KT: tổ chức HĐ;HĐ độc lập, HĐ nhóm (TLN), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM:10’
-Mời 2 HS tiếp nối nhau đọc ND2 BT .
- GV kiểm tra xem HS có mang lịch đến lớp không; GV phát lịch cho nhóm không mang lịch, giao nhiệm vụ cho HS: Thảo luận nhóm đôi, trả lời 2 CH. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời một số HS trình bày kết quả:
+ Câu 1: Quan sát tranh và cho biết, mỗi vật trong tranh dùng để làm gì?
+ Câu 2: Đọc một quyển lịch hoặc tờ lịch tháng và cho biết:
a) Năm nay là năm nào?
b) Tháng này là tháng mấy?
c) Hôm nay là thứ mấy, ngày mấy?
BÀI ĐỌC 1: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
1. Giới thiệu bài-ghi đề.
2. HĐ 1: Đọc thành tiếng.
- GV đọc diễn cảm bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? (giọng chậm rãi, tình cảm), kết hợp giải nghĩa các từ ngữ: tờ lịch, toả hương, ước mong.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ GV cho HS đọc tiếp nối, mỗi em đọc 2 dòng thơ. GV chỉ định một HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.
+ GV yêu cầu HS đọc nhóm đôi: Từng cặp HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trong nhóm. Trước khi HS đọc, GV nhắc cả lớp nghỉ hơi đúng, thể hiện tình cảm qua giọng đọc. VD: Em cầm tờ lịch cũ: // Ngày hôm qua đầu rồi? // Ra ngoài sân / hỏi bổ // Xoa đầu em, / bố cười. //
+ GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).
+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh (cả bài) – giọng nhỏ.
+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
3. HĐ 2: Đọc hiểu:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.
- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.
- GV nhận xét, chốt đáp án:
+ Câu 1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
Trả lời: Bạn nhỏ hỏi bố: Ngày hôm qua đâu rồi?
+ Câu 2: Theo bạn, vì sao bạn nhỏ hỏi như vậy? Chọn ý bạn thích.
a) Vì tờ lịch ngày hôm qua đã bị bóc khỏi quyển lịch.
b) Vì bạn nhỏ không thấy ngày hôm qua nữa.
c) Vì ngày hôm qua đã trôi đi, không quay trở lại nữa.
GV trả lời: Cả 3 ý các em đều có thể chọn.+ Câu 3: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý:
a) Đồng lúa mẹ trồng đã chín. – 2) Khổ thơ 3.
b) Những nụ hoa hồng đã lớn lên. – 1) Khổ thơ 2.
c) Em đã học hành chăm chỉ. – 3) Khổ thơ 4.
4. HĐ 3: Luyện tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.
- GV chốt đáp án:
+ BT 1: Các từ ngữ chỉ ngày: hôm kia – hôm qua – hôm nay – ngày mai – ngày kia.
+BT 2: Các từ ngữ chỉ năm: năm kia – năm ngoái (năm trước) – năm nay – năm sau (sang năm, năm tới) – năm sau nữa.
- KL: Các em đã tìm được nhiều từ ngữ chỉ thời gian, các em sẽ biết sử dụng những từ ngữ ấy để nói về các hoạt động trong mỗi thời điểm của mình, với mỗi ngày mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm dù đã trôi qua, đang diễn ra hay sắp tới, các em đều học được nhiều điều hay, làm được nhiều việc tốt.
5. HĐ 4: HTL 2 khổ thơ cuối
- HDHS HTL từng khổ thơ 3, 4 theo cách xoá dần những chữ trong từng khổ thơ, để lại những chữ đầu mỗi dòng thơ. Rồi xoá hết, chỉ giữ những chữ đầu mỗi khổ thơ. Cuối cùng, xoá toàn bộ.
-Y/c các tổ đọc thuộc lòng các khổ thơ 3, 4.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. GV khuyến khích những HS giỏi HTL cả bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS-TLnhóm đôi, trả lời 2 CH.
-1số HS trình bày kết quả - cả lớp lắng nghe:
+ Câu 1:
Hình chiếc đồng hồ: Một chiếc là đồng hồ báo thức, chiếc kia là đồng hồ treo tường. Đồng hồ cho em biết giờ giấc (biết thời gian). Đồng hồ báo thức còn có chuông gọi em thức dậy đúng giờ.
Hình các quyển lịch: Quyển 1 là lịch bàn (để trên mặt bàn). Quyển 2, 3 là lịch treo tường. Quyển 3 có 12 tờ để biết ngày của 12 tháng. Quyển 2 có 365 – 366 tờ, mỗi tờ ghi 1 ngày, hết ngày thì bóc tờ lịch đi.
+ Câu 2: HS chọn đọc 1 quyển lịch.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo GV:
+ HS đọc tiếp nối, mỗi em đọc 2 dòng thơ. HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.
+ HS đọc nhóm đôi.
+ HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp.
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn
+ Câu 1:
HS 1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
HS 2: Bạn nhỏ hỏi bố: Ngày hôm qua đâu rồi?
+ Câu 2:
HS 2: Theo bạn, vì sao bạn nhỏ hỏi như vậy? Chọn ý bạn thích.
HS 1 phát biểu tự do.
+ Câu 3:
-HS 1: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý; Ngày hôm qua không mất đi vì trong ngày hôm qua:
-HS 2:
-Đồng lúa mẹ trồng đã chín. – 2) Khổ thơ 3.
-Những nụ hoa hồng đã lớn lên. - 1) Khổ thơ 2.
-Em đã học hành chăm chỉ. - 3) Khổ thơ 4.
+ Câu 4:
-HS 2 phỏng vấn: Ngày hôm qua, bạn đã làm được việc gì tốt?
-HS 1: Ngày hôm qua, tôi đã giải bài toán rất nhanh, được cô khen.
-HS 3: Ngày hôm qua vào buổi tối mẹ đi làm về muộn, tôi giúp mẹ trông em bé để mẹ kịp nấu cơm. Mẹ rất vui. /...
- HS lắng nghe GV chốt đáp án.
- HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.
- HS lên bảng báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS lắng nghe.
- HS HTL 2 khổ thơ cuối.
- Các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 3, 4.
- Cả lớp đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
IV.Điều cần điều chỉnh:
TUẦN 2 Ngày:13/9/2021 
TOÁN: TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC – SỐ LIỀN SAU
I.Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được tia số, vị trí các số trên tia số, sử dụng tia số để so sánh số.
+ Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
- Thông qua việc nhân biết tia số, xác định vị trí các số trên tia số, sử dụng số để so sánh, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
-Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Giáo án, Laptop; màn hình , Mô hình tia số
- SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động 5’
- Cho lớp hát bài “ Tập đếm”
-Bài hát nói về sau đó GV giới thiệu bài
B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập:25’
Bài 1: 
- Gv yêu cầu hs nêu đề bài:a) Y/c HS t/hiện:
b) HS củng cố kĩ năng nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước
- Số liền trước của số 5 là số nào?
- Số liền sau của số 9 là số nào?
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: Số?
a) Cá nhân HS tìm số thích hợp dưới mỗi vạch tia số rồi nói cho bạn kết quả
- Con có nhận xét gì về các vạch trên tia số?
- Các tia số được sắp xếp như thế nào?
- So sánh số đứng sau với số đứng trước trên tia số
b) Trả lời câu hỏi
- Số liền trước của số 5 là số nào?
- Số liền sau của số 9 là số nào?
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: Số?
-Yêu cầu hs làm bài vào vở
- Chiếu bài và chữa bài của hs 
- Gọi hs nêu cách làm
- GV kết luận
Bài 4: Chon dấu (>, <) thích hợp
- Yêu cầu HS quan sát tranh, xem ban voi đang gợi ý cho chúng ta điều gì?
- GV chốt kiến thức
D. Hoạt dộng vận dụng:
Bài 5: Sắp xếp các số
E. Củng cố- dặn dò:3’
- Yêu cầu hs nêu đề toán
- Yêu cầu hs thực hiện thao tác so sánh trực tiếp từng cặp số (từng đôi một) để láy ra số bé hơn, từ đó sắp xếp các số theo thứ tự bài tập yêu cầu.
- Nhận xét bài làm của hs 
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Tia số giúp các em trong học toán?
- Dặn dò: Về nhà nói điều em biết về Tia số, SLT-SLS cho người thân nghe.
-Thực hiện
-HS xác định yêu cầu 
- Hs chọn và xếp các thẻ vào tia số
- HS nêu kết quả
Hs khác nhận xét
HS nêu kết quả
- HS trả lời
- HS khác nhận xét.
 HS xác định yêu cầu 
- Hs làm bài tập vào vở
- HS nêu kết quả
Hs khác nhận xét
- Các vạch trên tia số cách đều nhau
- Các tia số đượcc sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn theo chiều mũi tên, từ trái sang phải. 
- Số đứng sau luôn lớn hơn số đứng trước nó.
- HS thực hành theo cặp đố bạn trả lời câu hỏi sgk
- Nhận xét nhóm bạn
-Hs nêu đề toán
- Hs làm bài vào vở
- Hs nhận xét bài của bạn
- Hs nêu cách làm
- Hs đổi chéo vở chữa bài.
-HS đọc yêu cầu bài toán
- HS đọc phần gợi ý của bạn voi.
- HS đọc bài toán
- Thực hiện sắp xếp
- HS nêu kết quả
-Hs lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện tốt các bài tập so sánh các số.
- Giúp con sử dụng tia số để nhận biết số nào lớn hơn, số nào bé hơn.
- HS lắng nghe
IV.Điều chỉnh sau tiết dạy:
TUẦN 2 Ngày:14/9/2021 
TIẾNG VIỆT: BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT(2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
-Nghe đọc, viết lại chính xác bài thơ Đồng hồ báo thức. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.
+Làm đúng BT điền chữ ng / ngh, củng cố quy tắc viết ng / ngh.
+Viết đúng 10 chữ cái (từ g đến ơ) theo tên chữ. Thuộc lòng tên 19 chữ cái .
+Biết viết các chữ cái Ă, Â viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Ấm áp tình yêu thương cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
+ Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.
- Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án.- Máy tính;Bảng lớp, viết bài thơ HS cần chép và bảng chữ cái (BT 3).
- SGK.- Vở Luyện viết 2, tập một.
+PP/KT:Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, GQ vấn đề. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài:5’
- GV nêu MĐYC của bài học.
2. HĐ 1: Nghe – viết:15’
2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe đọc, viết lại bài thơ Đồng hồ báo thức.
- GV đọc mẫu 1 lần bài thơ.
- GV yêu cầu 1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ:
+ Về ND: Bài thơ miêu tả hoạt động của kim giờ, kim phút, kim giây của một chiếc đồng hồ báo thức. Mỗi chiếc kim đồng hồ như một người, rất vui.
+ Về hình thức: Bài thơ có 2 khổ thơ. Mỗi khổ 4 dòng. Mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.
2.2. Đọc cho HS viết:
- GV đọc thong thả từng dòng th ... ột số HS trả lời:
+ Em biết những gì và bạn Hồng Anh?
+ Nhờ đâu em biết rõ về bạn như vậy?
- GV yêu cầu mỗi HS tìm 1 tên riêng trong bản Tự thuật.
3. HĐ 2: Viết Tự thuật / Điền vào chỗ trống theo mẫu (BT 2)
- GV nêu YC của BT2. GV giải thích:
+ Mẫu ở trên là bản Tự thuật của bạn Dương Hồng Anh.
+ Mẫu Tự thuật đã in sẵn trong VBT, HS chỉ điền thông tin vào cột bên phải.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. GV nhắc HS viết xong, nhớ kiểm tra: Nội dung tự thuật đã đúng chưa? Các tên riêng đã viết hoa đúng chưa?
- GV mời1 số HS đọc bản Tự thuật trước lớp. 
GV chấm, chữa, nhận xét bản tự thuật của5– 7 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc lại bài Tự thuật, cả lớp đọc thầm theo.
- HS lắng nghe CH, trả lời:
+ Em biết họ, tên của bạn Hồng Anh, biết bạn ấy là nữ, biết ngày sinh / nơi sinh / quê quán / nơi ở hiện nay / bạn Hồng Anh học lớp nào / trường nào / sở thích của bạn.
+ Nhờ bản Tự thuật.
- Mỗi HS tìm 1 tên riêng trong bản Tự thuật.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào VBT.
- HS đọc bản Tự thuật trước lớp.
TUẦN 2 Ngày:16/9/2021 
TOÁN BÀI: SỐ HẠNG – TỔNG
I.Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết tên gọi và các thành phần và kết quả phép tính cộng. 
- Thông qua nhận biết tên gọi các thành phần và kết quả phép tính cộng, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến. Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
-Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Giáo án; Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
- Các thẻ số, thẻ dấu và thẻ ghi tên các chữ chỉ thành phần kết quả phép cộng: Số hạng, tổng.
- SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động:5’
* Ôn tập và khởi động
- HS lấy các thể số và thẻ dấu. Đố nhau thành lập các phép cộng và tính kết quả.
B. Hoạt dộng hình thành kiến thức:10’
- Gv kết hợp giới thiệu bài
- Yêu cầu HS đọc kĩ từng phép tính, VD: 4 + 2= 6, chỉ tay vào từng số, ví dụ số 6, số 2 và nghĩ ra một cái tên gọi cho từng số và nói cho bạn nghe. 
- GV cung cấp thuât ngữ: 4 – SH; 
2 – SH; 6 – Tổng.
 C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập:12’
Bài 1: Nêu SBT, ST, Hiệu trong mỗi phép tính sau.
- GV nêu BT1.
- Yêu cầu hs làm bài
- HS nhận biết phép tính và kết quả đã cho
- Hãy nêu tổng đã cho của phép tính?
- Nêu tên gọi thành phận trong phép tính cộng.
- Gọi hs chữa miệng
- GV chốt kiến thức.
Bài 2: - GV nêu BT2.
a) 10 và 5
b) 20 và 30
- Yêu cầu HS làm BT vào vở
- GV chấm vở, chiếu bài nhận xét
D. HĐ vận dụng:5’
Bài 3: Trò chơi “Tìm bạn”
- Tổ chức trò chơi “Thực hành lâp tổng”Mỗi nhóm được phát hai như sgk. 
- GV nêu luật chơi: Trong thời gian 3 phút nhóm nào lập được nhiều tổng nhất và đúng sẽ thắng cuộc.
- YC học sinh tham gia trò chơi
-Nhận xét, tuyên dương.
E.Củng cố- dặn dò:3’
- Bài học hôm nay, em học được điều gì? Từ ngữ toán học nào em thấy mới? 
- Dặn dò: Về nhà, em hãy nói cho người thân nghe từ ngữ toán học mới hôm nay được học, nhớ lấy ví dụ để người nghe hiểu rõ từ ngữ đó.
- HS thực hiện nhóm 4 thành lập phép cộng và tính kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét
- Hoạt động nhóm 2
- HS trình bày
- HS khác nhận xét
- HS nhắc lại
-HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện theo cặp
- Hs nêu kết quả
- Hs khác nhận xét
- HS trả lời
-HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở
a) 10 + 5 = 15
b) 20 + 30 = 50
- Đổi vở kiểm tra kết quả
- HS chữa bài
- Hoạt động nhóm 4
HS rút hai thẻ bất kì trong bộ đồ dung học Toán. Từ hai thẻ số đó lập tổng, ghi lại kết quả và chi sẻ với các bạn trong nhóm.
- HS trả lời
 HS lắng nghe
IV.Điều chỉnh sau tiết dạy:
TUẦN 2 Ngày:17/9/2021 
TIẾNG VIỆT: GÓC SÁNG TẠO: BẠN LÀ AI?(hơn 55 phút)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tạo lập văn bản đa phương thức: HS viết được một đoạn văn tự giới thiệu chân thực về bản thân. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Biết trang trí bài viết bằng tranh ảnh sưu tầm, tranh tự vẽ hoặc hình cắt dán.
+Biết chọn một số thông tin nổi bật để giới thiệu bản thân; biết tạo lập một văn bản đa phương thức (viết, vẽ hoặc dán ảnh) chân thật, hồn nhiên.
- Làm được một sản phẩm có tính sáng tạo để tự giới thiệu.
- Từ bài viết, hiểu hơn về bản thân, có ý thức về bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án.- Máy tính, máy chiếu.
- SGK.- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
+ PP/KT: tổ chức HĐ; HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (TLN,HĐN)
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu: Tiếp tục từ lớp 1, lên lớp 2, cử hai tuần học các em sẽ có 1 bải GST: tạo một sản phẩm có tính sáng tạo, có lời văn kèm tranh, ảnh. Bài học hôm nay có tên Bạn là ai?. Với bài học này, mỗi em sẽ viết một đoạn văn ngắn kèm tranh, ảnh, tự giới thiệu một cách chân thực về bản thân: Em là ai?, Sở thích, hứng thú, ước mơ,... của em là gì?.
2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học:
- GV mời 3 HS đọc nội dung BT. GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ, nghe 3 bạn tiếp nối nhau đọc 3 hoạt động trong SGK.
- GV nhắc HS:
+ Đề bài này không YC các em viết theo mẫu kê khai như bản Tự thuật của bạn Hồng Anh ở tiết trước (SGK, tr. 19) mà được viết tự do. VD về 1 mẫu:Tôi là Vũ Tiến Hùng, HS lớp 2B Trường Tiểu học Trần Quốc Toản.Ngày sinh của tôi là 5-5-2014. Tôi thích học môn Toản. Tôi thích xem phim siêu nhân. Ước mơ của tôi là làm thợ lặn, tìm hiểu biển. Vì vậy, hiện nay tôi thích đọc sách về biển và các đại dương.
+ Đề bài YC các em viết 4 – 5 câu. Đó là YC tối thiểu. Các em có thể viết nhiều hơn 5 câu. (Khuyến khích HS viết nhiều câu hơn là để không hạn chế khả năng của những HS khá, giỏi).
3. HĐ 2: Làm bài
- GV yêu cầu HS bày lên bàn những gì đã chuẩn bị: Ảnh HS hoặc tranh HS tự vẽ; giấy màu, bút màu, kéo, hồ dán. GV phát thêm cho mỗi HS một tờ A4, một mẩu giấy có dòng kẻ ô li (hình chữ nhật hoặc ô van cỡ 7x8 cm).
- GV HD và giúp đỡ HS: nhắc HS đặt dấu chấm kết thúc câu; chỉ cho các em vị trí thích hợp để gắn ảnh, vẽ tranh, gợi ý trang trí,...
4.HĐ 3: Bình chọn vàGT sản phẩm trước lớp:
- GV yêu cầu các bạn trong tổ, nhóm lựa chọn sản phẩm có nội dung hay, hình ảnh đẹp để thi đua với các tổ, nhóm khác.
- GV đính lên bảng lớp 8 – 9 sản phẩm được chọn như Phòng tranh.
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau giới thiệu to, rõ chân dung của mình.
- GV tổ chức cho cả lớp bình chọn.
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo. Khuyến khích HS mang sản phẩm về nhà khoe với người thân. GV gắn SP được đánh giá cao lên vị trí trang trọng ở góc lớp suốt tuần.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc nội dung BT. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS lắng nghe.
- HS bày lên bàn những gì đã chuẩn bị.
- HS nghe GV hướng dẫn, hoàn thành BT.
- Các bạn trong tổ, nhóm lựa chọn sản phẩm có nội dung hay, hình ảnh đẹp để thi đua với các tổ, nhóm khác.
- HS quan sát.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu to, rõ chân dung của mình.
- Cả lớp bình chọn.
- HS lắng nghe.
IV.Điều chỉnh sau tiết dạy:
TUẦN 2 Ngày:17/9/2021 
TIẾNG VIỆT: TỰ ĐÁNH GIÁ(15 phút)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 1, Bài 2.
- Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn.
- Rút ra được những bài học cho bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án.- Máy tính, máy chiếu.
- SGK.- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
+PP/KT: tổ chức HĐ; HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giao nhiệm vụ cho học sinh:Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh giá: Bảng tự đánh giá gồm 2 cột: nội dung 2 cột có quan hệ với nhau theo từng cặp, VD: Nếu các em đã “biết các chữ hoa A, Ă, ” (nêu ở cột trái: Đã biết những gì?) thì sẽ biết “viết các chữ hoa A, Ă, ” (nêu ở cột phải: Đã làm được những gì?). Vì vậy, khi đọc, các em cần đọc lần lượt từ dòng a ở cột trái (Đã biết những gì?) sang dòng a ở cột phải (Đã làm được những gì?), tiếp đến, đọc các dòng khác theo cách tương tự.
2. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ:Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / – vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT (hoặc phiếu học tập).
- GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu.
3. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:Cách TH:
- GVYC HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.
- GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương HS.
- HS lắng nghe hướng dẫn.
- HS đánh dấu vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT.
- HS làm BT.
- HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.
- HS quan sát, lắng nghe.
IV.Điều chỉnh sau tiết dạy:
TUẦN 2 Ngày:17/9/2021 
 TOÁN SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU`
I.Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết tên gọi và các thành phần và kết quả phép tính trừ.
- Thông qua nhận biết tên gọi các thành phần và kết quả phép tính trừ, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến. Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
-Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Giáo án;Laptop: màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
- SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động:5’
* Ôn tập và khởi động
- HS lấy các thể số và thẻ dấu. Đố nhau thành lập các phép trừ và tính kết quả.
B. Hoạt dộng hình thành kiến thức:10’
- Gv kết hợp giới thiệu bài
- Yêu cầu HS đọc kĩ từng phép tính, VD: 6-2=4, chỉ tay vào từng số, ví dụ số 6, số 2 và nghĩ ra một cái tên gọi cho từng số và nói cho bạn nghe. 
- GV cung cấp thuât ngữ: 6 – SBT; 
2 – ST; 4 – hiệu.
 C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập:12’
Bài 1: 
- GV nêu BT1.
- Yêu cầu hs làm bài
- HS nhận biết phép tính và kết quả đã cho
- Hãy nêu hiệu đã cho của phép tính?
- Nêu tên gọi thành phận trong phép tính trừ.
- Gọi hs chữa miệng
- GV chốt kiến thức.
Bài 2: 
- GV nêu BT2.
a) Số bị trừ là 12, số trừ là 2.
b) Số bị trừ là 60, số trừ là 20.
- Yêu cầu HS làm BT vào vở
- GV chấm vở, chiếu bài nhận xét
D. HĐ vận dụng:5’
Bài 3: Trò chơi “Tìm bạn”
- Tổ chức trò chơi “Tìm bạn”
Mỗi nhóm được phát hai như sgk. 
- GV nêu luật chơi: Nhóm nào tìm nhanh, đúng sẽ thắng cuộc.
- YC học sinh tham gia trò chơi
Nhận xét, tuyên dương.
E.Củng cố- dặn dò:3’
- Bài học hôm nay, em học được điều gì? Từ ngữ toán học nào em thấy mới? 
- Dặn dò: Về nhà, em hãy nói cho người thân nghe từ ngữ toán học mới hôm nay được học, nhớ lấy ví dụ để người nghe hiểu rõ từ ngữ đó.
- HS thực hiện nhóm 4 thành lập phép trừ và tính kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét
- Hoạt động nhóm 2
- HS trình bày
- HS khác nhận xét
- HS nhắc lại
-HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện theo cặp
- Hs nêu kết quả
- Hs khác nhận xét
- HS trả lời
-HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở
a) 12 – 2 = 10
b) 60 – 20 = 40
- Đổi vở kiểm tra kết quả
- HS chữa bài
- Hoạt động nhóm 6
HS di chuyển tìm bạn của mình sao cho 3 bạn tìm được nhau có thể tao nên một phép tính đúng với tên gọi thành phần và kết quả phù hợp.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
IV.Điều chỉnh sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_2_canh_dieu_tuan_2_nam_hoc_2021_2022_pha.docx