Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Học kì 1

Tiết 2+ 3 : TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI (T1+2)

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinhđịa phương dễ viết sai (là, nắng mới, lá cờ, năm xưa,.)

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (hớn hở, tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ, gióng giả,.)

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Bài thơi miêu tả niềm vui của học sinh trong ngày khai trường)

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác vui mừng, phấn khởi của các bạn nhỏ trong ngày khai trường.

+ Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.

 

docx 70 trang Đức Bình 21/12/2023 4780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Học kì 1

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Học kì 1
TUẦN 1 
 Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2022
Tiết 1: CHÀO CỜ 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2+ 3 : TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON
Bài 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI (T1+2)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinhđịa phương dễ viết sai (là, nắng mới, lá cờ, năm xưa,...)
- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút. 
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (hớn hở, tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ, gióng giả,...)
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Bài thơi miêu tả niềm vui của học sinh trong ngày khai trường)
- Phát triển năng lực văn học: 
+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
+ Biết chia sẻ với cảm giác vui mừng, phấn khởi của các bạn nhỏ trong ngày khai trường.
+ Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu trường, lớp qua bài thơ.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu chủ điểm và cùng chia sẻ với HS về chuẩn bị của các em với năm học mới.
+ Em chuẩn bị tranh phục, sách vở thế nào để đi khai giảng?
+ Lễ khai giảng có những hoạt động chính nào?
+ Em thích nhất hoạt động nào trong lễ khai giảng? Vì sao?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS quan sát tranh, lắng nghe ý nghĩa chủ điểm MĂNG NON
+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (là, nắng mới, lá cờ, năm xưa,...)
- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút. 
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (hớn hở, tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ, gióng giả,...)
- Phát triển năng lực văn học: 
+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
+ Biết chia sẻ với cảm giác vui mừng, phấn khởi của các bạn nhỏ trong ngày khai trường.
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia khổ: (5 khổ)
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: nắng mới, lá cờ, năm xưa, vào lớp, hớn hở, ôm vai, bá cổ,
- Luyện đọc câu: 
Sáng mùa thu trong xanh/
Em mặc quần áo mới/
Đi đón ngày khai trường/
Vui như là đi hội.//
- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Bạn học sinh trong bài thơ đi khai giảng như thế nào?
+ Câu 2: Tìm những hình ảnh ở các khổ thơ 2 và 3 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh khi gặp lại bạn bè, thầy cô?
+ Câu 3: Khổ thơ 4 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh về điều gì?
+ Câu 4: Những âm thanh và hình ảnh nào báo hiệu năm học mới bắt đầu?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Bài thơ thể hiện niềm vui của các bạn học sinh trong ngày khai trường.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu.
-HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Bạn HS dậy sớm, mặc quần áo mới với niềm vui như là đi hội.
+ Gặp bạn cười hớn hở; tay bắt mặt mừng; ôm vai bá cổ; nhìn thầy cô ai cũng như trẻ lại; lá cờ bay như reo.
+ Các bạn vui vì thấy mình lớn lên thêm, không còn bé như lớp 1, 2 nữa. 
+ Tiếng trống khai trường gióng giả, hình ảnh các bạn HS vai mang khăn quàng đỏ thắm vào lớp báo hiệu một năm học mới bắt đầu.
- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.
3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu:
+ Nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong bài thơ.
+ Biết vận dụng để đặt câu chỉ hoạt động.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương.
2. Đặt 1-2 câu nói về hoạt động của em trong ngày khai giảng.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp
- GV mời HS trình bày.
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương, gợi ý một số câu:
+ Em xếp hàng và làm lễ khai giảng cùng các bạn.
+ Em hát to bài hát quốc ca trong lúc chào cờ.
+ Sau khi kết thúc lễ khai giảng, chúng em cùng nhau trò chuyện hỏi thăm về thời gian nghỉ hè.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Từ ngữ chỉ sự vật: quần áo, cặp sách, lá cờ
+ Từ ngữ chỉ hoạt động: reo, cười, đo, bay.
+ Từ ngữ chỉ đặc điểm: mới, trong xanh, trẻ, lớn, đỏ, tươi.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc chung cả lớp: suy nghĩ đặt câu về hoạt động của em trong ngày khai giảng.
- Một số HS trình bày theo kết quả của mình
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát một số hình ảnh lễ khai giảng năm học mới ở các nơi khác để các em hiểu biết thêm sự phong phú của lễ khai giảng.. 
+ GV nêu câu hỏi trong lễ khai giảng ở video có gì khác với lễ khai giảng của trường mình?
+ Em thích nhất hoạt động nào?
- Nhắc nhở các em cần nghiêm túc trong các hoạt động tập thể. Biết giữ trật tự, lắng nghe, không ồn ào gây rối,...
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát tranh , ảnh .
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
 ___________________________________________
Tiết 4: TOÁN 
 BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh và xếp thứ tự các số trong phạm vi 1000.
- Ôn tập về ước lượng số đồ vật theo nhóm 1 chục.
2. Năng lực:
Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn khác như: Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,..; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
Năng lực riêng: 
- Thông qua các hoạt động đếm, đọc, so sánh, ước lượng, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến để đưa ra cách thực hiện bài tập, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên: Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh: sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV giới thiệu: Học Toán 3 chúng ta sẽ tiếp tục được học về số, về hình, làm tính cộng, tính trừ, tính nhân, tính chia; làm quen với ứng dụng của Toán học trong cuộc sống hằng ngày qua các hoạt động như: cân, đo, đong, đếm, xem đồng hồ, đọc nhiệt độ và xem lịch.
- GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ :
+ Nhiệm vụ 1 : Đếm từ 1 đến 10
+ Nhiệm vụ 2 : Đếm theo chục từ 10 đến 100
+ Nhiệm vụ 3 : Đếm theo trăm từ 100 đến 1000
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi lấy ví dụ về số có ba chữ số và phân tích cấu tạo số của số đó. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của các cặp đôi, trên cơ sở đó dẫn dắt HS ôn tập lại kiến thức qua các bài tập trong bài học ngày hôm nay:
Ôn tập các số trong phạm vi 1000
B. LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH
Bài tập 1. Điền số thích hợp
a. Mục tiêu : HS vận dụng và thực hành vào bài tập, biết cách tính tổng các số, biết cấu tạo của số, biết vị trí và biết sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần trong dãy số.
b. Cách thức thực hiện:
- GV chiếu, dán hình ảnh lên bảng, hướng dẫn, giảng giải và yêu cầu HS bắt cặp đôi, thực hiện bài tập 1.
c. Số liền trước của số 470 là... Số liền sau của số 489 là...
d. 715 gồm... trăm...chục...đơn vị, ta viết 715 = ...+.....+...
- GV gọi đại diện các cặp đứng dậy trình bày (mỗi cặp thực hiện một ý nhỏ).
- GV gọi HS nhận xét, đánh giá và lần lượt đưa ra đáp án theo ý trả lời đúng của HS.
Bài tập 2. Quan sát tranh, thực hiện yêu cầu
a. Mục tiêu HS biết so sánh và tìm ra số lớn nhất, biết sắp xếp thức tự các số từ lớn đến bé.
b. Cách thức thực hiện:
- GV dán hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS đọc thầm nội dung bài tập 2, trả lời câu hỏi:
a. Nêu tên bạn thu gom được nhiều vỏ chai nhựa nhất?
b. Nêu tên các bạn thu gom số lượng vỏ chai nhựa theo thứ tự từ nhiều đến ít. 
- GV gọi đại diện các cặp đứng dậy trình bày (mỗi cặp thực hiện một ý nhỏ).
- GV gọi HS nhận xét, đánh giá đưa ra đáp án đúng.
Bài tập 3. Quan sát hình ảnh, ước lượng số ong và số bông hoa
a. Mục tiêu HS biết cách ước lượng.
b. Cách thức thực hiện:
- GV dán hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS quan sát hình ảnh, ước lượng số con ong, bông hoa trong hình:
- GV gọi 3 – 4 HS đứng dậy nêu kết quả ước lượng của mình.
- GV cùng HS lần lượt đếm số con ong và số bông hoa, đưa ra kết quả cuối cùng:
+ 32 con ong
+ 23 bông hoa
C. VẬN DỤNG
a. Mục tiêu HS biết áp dụng kiến thức, tư duy và tìm ra được vị trí ghế ngồi của hai bố con bạn Ngọc.
b. Cách thức thực hiện:
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng bài tập số 4 trang 7 sgk: Số  ... :
+ Nhận biết cách sắp xếp ý theo trình tự thời gian.
+ Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm; bước đầu biết sử dụng dấu hai chấm báo hiệu phần giải thích, liệt kê.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 1
- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
1. Các sự việc trong buổi lễ chào cờ được kể theo trình tự nào? Chọn ý đúng
a) Việc diễn ra trước kể trước, việc diễn ra sau, kể sau (theo thời gian).
b) Kể lần lượt các hoạt động ở sân trường, trong lớp học (theo không gian)
c) Kể lần lượt hoạt động của các khối lớp 1,2,3,4,5 (theo khối lớp)
- GV nhận xét tuyên dương.
2. Dấu hai chấm trong các câu sau được dùng làm gì? Ghép đúng:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2
- GV mời HS trình bày.
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương
3. Em cần thêm dấu hai chấm vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
a) Học sinh toàn trường mặc áo màu cờ Tổ quốc, chuẩn bị cho một sự kiện lớn trong lễ khai giảng xếp thành hình bản đồ Việt Nam.
b) Vì mới thành lập, trường tiểu học Kim Đồng chỉ có 4 khối lớp khối 1, khối 2, khối 3 và khối 4.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 4
- GV mời HS trình bày.
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc chung cả lớp, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
a) Việc diễn ra trước kể trước, việc diễn ra sau, kể sau (theo thời gian).
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và ghép đúng các ý với nhau.
- Một số HS trình bày theo kết quả của mình:
1 à b
2 àa
- Các nhóm nhận xét.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc nhóm 4, thảo luận và đưa ra kết quả đạt dấu hai chấm vào 2 câu trên.
 a) Học sinh toàn trường mặc áo màu cờ Tổ quốc, chuẩn bị cho một sự kiện lớn trong lễ khai giảng: xếp thành hình bản đồ Việt Nam.
b) Vì mới thành lập, trường tiểu học Kim Đồng chỉ có 4 khối lớp: khối 1, khối 2, khối 3 và khối 4.
- Các nhóm nhận xét
4. Vận dụng.
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát cảnh xếp hình bản đồ Việt Nam của một số trường, tổ chức,.... 
+ GV cùng trao đổi với HS về cách xếp hình, nét đẹp, về tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam,...
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
_____________________________________________
Tiết 3: TIẾNG VIỆT 
Bài viết 2: EM CHUẨN BỊ ĐI KHAI GIẢNG
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết được đoạn văn kể về việc chuẩn bị đi khai giảng. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Biết sử dụng dấu câu phù hợp. 
- Phát triển năng lực văn học: Biết kể lại một sự việc đã từng chứng kiến, tham gia, bày tỏ được cảm xúc của mình khi chứng kiến, tham gia sự việc đó.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết chính tả của bạn.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức nghe hát : Niềm vui ngày khai trường để khởi động bài học.
- GV cùng trao đổi về nội dung bài hát
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe bài hát.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Biết trình bày được đoạn văn kể về việc chuẩn bị đi khai giảng của mình để trao đổi với bạn trong nhóm và trước lớp.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Chuẩn bị viết bài.
Viết một đoạn văn kể về việc em chuẩn bị đu khai giảng
- GV mời HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS quan sát, đọc gợi ý và ghi nhớ các bước viết một bài văn theo quy tắc bàn tay.
- GV mời cả lớp thảo luận nhóm 2 theo bước 1, 2 trong quy tắc.
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét, trao đổi.
- GV nhận xét, bổ sung.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát, đọc gợi ý quy tắc bàn tay.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, trao đổi thêm
3. Luyện tập.
- Mục tiêu:
+ Viết được đoạn văn kể về việc chuẩn bị đi khai giảng. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.
+ Biết sử dụng dấu câu phù hợp. 
- Cách tiến hành:
3.1. Viết đoạn văn kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng.
- GV mời HS viết vào vở ôli.
- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.
3.2. Giới thiệu đoạn văn.
- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV thu một số bài chấm và nhận xét cung cả lớp.
- HS viết bài vào vở ôli.
- 1-3 HS đọc bài viết của mình trước lớp
- các HS khác nhận xét
- HS nộp vở để GV chấm bài.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Chữ đẹp mà nết càng ngoan”.
+ Cho HS lắng nghe bài hát. 
+ Cùng trao đổi nội dung bài hát với HS.
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.
- HS lắng nghe bài hát.
- Cùng trao đổi với GV về nhận xét của mình về nội dung bài hát.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
 ___________________________________________
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 1: HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể được một tên thành viên trong gia đình bên nội và bên ngoại.
- Viết cách xưng hô hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình họ hàng nội, ngoại theo gợi ý.
- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” để khởi động bài học.
+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về nội dung gì?
+ Người mẹ đã mong điều gì cho con?
+ Người mẹ đã mong điều gì cho gia đình?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: Bài hát nói về lời ru của mẹ
 mong con khôn lớn.
+ Trả lời: Người mẹ mong con lớn 
nên người.
+ Trả lời: Người mẹ mong gia đình 
mãi mãi hạnh phúc.
2. Thực hành:
- Mục tiêu:
+ Kể được một số tên thành viên trong gia đình bên nội và bên ngoại.
+ Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Kể tên một số thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại. (làm việc cá nhân)
- GV nêu yêu cầu: Em hãy kể tên một số thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại của em.
+ Vì sao lại xưng hô như vậy?
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt HĐ1 :
Trong đất nước chúng ta việc xưng hô trong gia đình dòng họ tuỳ thuộc vào mỗi vùng miền. Có nơi gọi bố mẹ bằng ba - má, có nơi lại gọi là cha – mẹ; có nơi gọi là thầy-u,... vì vậy chúng ta xưng hộ theo địa phương của mình sao cho phù hợp và lễ phép.
- Một số học sinh trình bày.
- Một số học sinh nêu theo cách 
xưng hô của địa phương.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Học sinh lắng nghe1
Hoạt động 2. Cách thể hiện tình cảm của mình với họ hàng. (làm việc nhóm 4)
- GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.
+ Họ đang gặp nhau vào dịp gì?
+ Tình cảm của những người trong hình như thế nào?
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung.
Hoạt động 3. Nêu được việc mình làm thể hiện tình cảm với gia đình, họ hàng. (làm việc cá nhân)
- GV nêu yêu cầu và cho học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Em thường làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với họ hàng?
- GV cho các bạn nhận xét.’
- GV nhận xét chung và tuyên dương.
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu 
bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ Những người trong hình có mối 
quan hệ họ hàng với nhau, được thê
 hiện qua cách xưng hô. Họ gặp nhau 
vào dịp sinh nhật của một thành viên 
trong họ hàng và tết Nguyên Đán.
+ Những người trong hình thể hiện 
tình cảm gắn bó với nhau, thông qua
 hành động đến thăm và chúc tết nhau
 nhân dịp đón năm mới; tặng qua
 nhân dịp dinh nhật; sự vui vẻ của
 mỗi người khi gặp họ hàng nhà mình.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Học sinh làm việc cá nhân để trả lời 
câu hỏi.
+ 4-5 học sinh trả lời theo hiểu biết
 của mình.
- Học sinh nhận xét.
3. Vận dụng:
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Viết cách xưng hô hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình họ hàng nội, ngoại theo
 gợi ý.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 4. Viết cách xưng hô hoặc dán ảnh các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại. (Làm việc nhóm 4)
- GV chia sẻ sơ đồ và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.
+ Viết cách xưng hô hoặc dán ảnh các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại của em theo sơ đồ, gợi ý dưới đây.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu 
cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ Ông nội – bà bội; ông ngoại-bà ngoại
+ Bác gái-bác trai; mẹ, dì
+ Anh họ - chị họ; em, anh (chị)
- Các nhóm
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP 
 Nhận xét tình hình học tập trong tuần
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_3_hoc_ki_1.docx