Giáo án Công nghệ Lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 07, Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng - Năm học 2023-2024

Tiết 07: BÀI 5: NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được kĩ thuật nhân giống cày trồng bằng giâm cành.

- Thực hiện được việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về kĩ thuật nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác hiệu quả với các bạn trong nhóm và tuân thủ các quy định trong quá trình thực hành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng phát hiện và giải quyết hiệu quả các vấn đế phát sinh trong quá trình thực hành.

2.2. Năng lực công nghệ :

- Năng lực nhận biết công nghệ: Nhận biết, kể tên, và phân loại các phương pháp nhân giống vô tính. Mô tả được các bước thực hành nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

- Năng lực sử dụng công nghệ: Thu thập và xử lí thông tin từ sách giáo khoa, web, trao đổi với người thân có kinh nghiệm. Thực hành nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

 

docx 4 trang Đức Bình 23/12/2023 3380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 07, Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 07, Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng - Năm học 2023-2024

Giáo án Công nghệ Lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 07, Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng - Năm học 2023-2024
Ngày soạn: 15/10/2023
Tuần:07
Tiết 07: BÀI 5: NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG 
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được kĩ thuật nhân giống cày trồng bằng giâm cành.
- Thực hiện được việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành 
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về kĩ thuật nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác hiệu quả với các bạn trong nhóm và tuân thủ các quy định trong quá trình thực hành.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng phát hiện và giải quyết hiệu quả các vấn đế phát sinh trong quá trình thực hành.
2.2. Năng lực công nghệ : 
- Năng lực nhận biết công nghệ: Nhận biết, kể tên, và phân loại các phương pháp nhân giống vô tính. Mô tả được các bước thực hành nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.
- Năng lực sử dụng công nghệ: Thu thập và xử lí thông tin từ sách giáo khoa, web, trao đổi với người thân có kinh nghiệm. Thực hành nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.
3. Phẩm chất: 
- Tuân thủ nội quy thực hành, có ỷ thúc đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành.
- Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:
- Tranh ảnh, video liên quan đến kĩ thuật nhân giống vô tính cây trồng.
- Chuẩn bị địa điểm, nguyên vật liệu, dụng cụ cần thiết cho bài thực hành 
2. Học sinh: 
- Đọc trước bài học trong SGK; tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến kĩ thuật nhân giống vô tính cây trồng.
- Nghiên cứu quy trình thực hành nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: 
a) Mục tiêu: - Thông qua các hình ảnh, video và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về nhân giống vô tính cầy trồng, đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b) Nội dung:
- GV đưa ra các câu hỏi hoặc có thể sử dụng cảu hỏi ở phần mở đầu trong SGK về nhân giống vô tính cây trống để kích thích HS mong muốn tìm hiểu nội dung bài học. 
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chiếu hình ảnh về 1 số kĩ thuật nhân giân giống vô tính cây trồng
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát và nêu những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan. 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mời các học sinh khác chia sẻ ý kiến. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Biết được khái niệm và một số phương pháp nhân giống cây trồng.
- Nêu được kĩ thuật nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành
b) Nội dung: Tìm hiểu về khái niệm, các phương pháp nhân giống vô tính, kĩ thuật nhân giống vô tính bằng phương phép giâm cành.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm về nhân giống vô tính cây trồng
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh trên máy chiếu. Hoạt động cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Cây giống được tạo ra bằng các bộ phận nào của cây mẹ? 
+ Liên hệ thực tế cho biết hình thức nhân giống này được áp dụng với các loại cây trồng nào?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung khái niệm về nhân giống vô tính.
I. Khái niệm
- Nhân giống vô tính cây trồng là hình thức tạo ra cây giống trực tiếp từ các bộ phận sinh dưỡng (lá, thân, rễ) của cây mẹ. Các cây con được tạo ra bằng hình thức nhân giống này mang các đặc điểm giống với cây mẹ.
- Hình thức nhân giống này thường được áp dụng cho các loại cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh,...
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh cặp đôi quan sát hình ảnh các phương pháp nhân giống vô tính cây trồng, nghiên cứu tài liệu SGK và trả lời câu hỏi 
+ Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính.
+ So sánh sự giống và khác nhau của các phương pháp nhân giống vô tính?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động nhóm đưa ra câu trả lời
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung các phương pháp nhân giống vô tính. 
II. Các phương pháp nhân giống vô tính
Giâm cành
- Cắt một đoạn cành bánh tẻ nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ. sau đó cắm xuống đất ẩm cho cành ra rễ và phát triển thành cây mới
Ghép
- Dùng một bộ phận sinh dưỡng cùa một cây (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) ghép vào một cây khác. 
Chiết cành
- Chọn cành khoẻ mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết, sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bó vào đoạn cành vừa tách vỏ, bọc nylon ra ngoài và dùng dây buộc chặt hai đầu. Sau một thời gian, khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ thi cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng.
*Hướng dẫn về nhà
Đọc lại các bài đã học từ tiết 1 đến tiết 7 để tiết học sau ôn tập giữa kỳ I

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tiet.docx