Giáo án Công nghệ Lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1, 2 - Năm học 2023-2024
TIẾT 1;2: BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊUBÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.
- Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
- Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến.
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt.
- Nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
• Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
• Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và và trao đổi nhiệm vụ học tập với giáo viên.
• Khai thác và sử dụng được thông tin, hình ảnh trong bài học về trồng trọt dưới sự hướng dẫn của GV.
• Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu về vai trò của trồng trọt, phương thức trồng trọt, nhóm cây trồng phổ biến ở địa phương em để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động luyện, vận dụng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1, 2 - Năm học 2023-2024

Ngày soạn: 5/9 /2023 CHƯƠNG I: TRỒNG TRỌT TIẾT 1;2: BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT I. MỤC TIÊUBÀI HỌC 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt. Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam. Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến. Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt. Nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt. 2. Năng lực Năng lực chung: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và và trao đổi nhiệm vụ học tập với giáo viên. Khai thác và sử dụng được thông tin, hình ảnh trong bài học về trồng trọt dưới sự hướng dẫn của GV. Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu về vai trò của trồng trọt, phương thức trồng trọt, nhóm cây trồng phổ biến ở địa phương em để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động luyện, vận dụng. Năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ:nhận thức cơ bản về vai trò, triển vọng của trồng trọt; đặc điểm của một số nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong trồng trọt. 3. Phẩm chất Có ý thức tìm hiểu về trồng trọt nói chung và vai trò của trồng trọt ttrong đời sống. Nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SGK, Giáo án. Tranh ảnh, vieo liên quan đến vai trò của trồng trọt, phương thức trồng trọt, trồng trọt công nghệ cao. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh SGK. Đọc trước bài học trong SGK. Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến vai trò, triển vọng của trồng trọt, phương thức trồng trọt, trồng trọt công nghệ cao, các ngành nghề trong trồng trọt. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh và câu hỏi gợi ý giúp HS nhớ lại kiến thức đã có về các nhóm cây trồng phát triển. Bên cạnh đó, các hình ảnh về ngành nghề trong trồng trọt sẽ kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú trong bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số nhóm cây trồng phổ biến ở VN. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến trồng trọt và yêu cầu HS trả lời câu hỏi : + Em hãy nêu một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam mà em biết + Theo em, trong trồng trọt có những ngành nghề nào?. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: + Một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam: cây lương thực, cây ăn quả, cây rau, cây hoa, cây gia vị, cây lấy gỗ,. + Trồng trọt gồm những ngành nghề: kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư chọn giống cây trồng. - GV dẫn dắt vào bài học: Một số nhóm cây trồng phổ biến cũng như những ngành nghề liên quan đến trồng trọt là những vấn đề liên quan đến trồng trọt. Vậy, trồng trọt ra đời từ khi nào? Có những phương thức trồng trọt nào? Trồng trọt có vai trò như thê nào đối với đời sống con người? Có những ngành nghề trồng trọt nào? Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học đầu tiên của môn Công nghệ 7 – Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1:Tìm hiểu về vai trò và triển vọng của trồng trọt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận thức được vai trò, triển vọng của trồng trọt đối với các lĩnh vực khác nhau trong đời sống và nền kinh tế. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề;HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, xuất khẩu và công nghiệp chế biến. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1.1 – Vai trò của trồng trọt SGK tr.7 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các vai trò của trồng trọt tương ứng với các ảnh trong hình. - GV rút ra vai trò cuả trồng trọt: Trồng trọt có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống con người. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Từ thực tiễn cuộc sống của bản thân và quan sát thế giới xung quanh, em hãy kể thêm các vai trò của trồng trọt. - GV hướng dẫn HS tự đọc thông tin trong mục I.2 SGK tr 7, 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những lợi thể để phát triển trồng trọt của Việt Nam. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những thuận lợi để phát triển trồng trọt ở địa phương em sinh sống. - GV hướng dẫn HS tự đọc mục Thông tin bổ ích SGK tr.7 để biết thêm về các nhóm hàng và mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn. - GV kết luận: Trong tương lai, trồng trọt của nước ta sẽ có cơ hội phát triển, cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần nâng cao vị thế của trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK tr.7-8, quan sát Hình 1.2, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS, cặp đôi trả lời câu hỏi về vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, xuất khẩu và công nghiệp chế biến; Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt 1. Vai trò - Vai trò của trồng trọt thông qua các hình: + Hình 1.1a: Cung cấp lương thực, thực phẩm + Hình 1.1b: Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi + Hình 1.1c: Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. + Hình 1.1: Cung cấp các sản phẩm xuất khẩu. - Vai trò của trồng trọt từ thực tiễn cuộc sống bản thân và quan sát thế giới xung quanh: + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ mĩ nghệ, thủ công nghiệp. + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nước giải khát, nhiên liệu sinh học. + Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. + Tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa. 2. Triển vọng Những lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam: + Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt quanh năm + Phần lớn diện tích của nước ta là đất trồng với địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biển. + Có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt. + Nhà nước rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt. + Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại thiết bị, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trồng trọt. Hoạt động 2:Tìm hiểu về các nhóm cây trồng phát triển a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được các nhóm cây trồng phổ biến và mục đích của chúng đối với đời sống con người. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề;HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở tên các nhóm cây trồng tương ứng với các ảnh của Hình 1.2 SGK; Hoàn thành Phiếu học tập về các loại cây trồng mà em biết. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1.2 – Một số nhóm cây trồng phổ biếnSGK tr.8 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên các nhóm cây trồng theo mục đích sử dụng. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn: Em hãy kể tên một số nhóm cây trồng có trong hoạt động sản xuất của gia đình và địa phương em. - GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ vào Phiếu học tập:Hoàn thành nội dung theo bảng mẫu dưới đây với các loại cây trồng mà em biết Loại cây trồng Bộ phận sử dụng Mục đích sử dụng ? ? ? ? ? ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát Hình 1.2, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS, các nhóm trả lời câu hỏi về tên các nhóm cây trồng tương ứng với các ảnh của Hình 1.2 SGK; các loại cây trồng mà em biết. - GV mời HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. II. Các nhóm cây trồng phổ biến - Tên các nhóm cây trồng theo mục đích sử dụng: + Hình 1.2a: Cây lương thực + Hình 1.2b: Cây rau + Hình 1.2c: Cây ăn quả + Hình 1.2d: Cây công nghiệp + Hình 1.2e: Cây thuốc, cây gia vị + Hình 1.2g: Cây hoa, cây cảnh. - Kết quả Phiếu học tập: Loại cây trồng Bộ phận sử dụng Mục đích sử dụng Cây lúa Hạt Lương thực, thực phẩm Cây khoai Củ Lương thực, thực phẩm Cây bưởi Quả Lương thực, thực phẩm Cây rau cải Thân, lá Lương thực, thực phẩm Cây dâu tây Quả Lương thực, thực phẩm Cây cà phê Quả Cây công nghiệp Cây gừng Củ Gia vị, chữa bệnh Hoạt động 3:Tìm hiểu về một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số phương thức trồng trọt phổ biến gồm: phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên, trồng trọt trong nhà có mái che và phương thức trồng trọt hỗn hợp. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề;HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở khái niệm, ưu, nhược điểm của các phương thức trồng trọt. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Quan sát Hình 1.3, đọc thông tin mục III.1 SGK tr.9 và cho biết khái niệm, ưu, nhược điểm của phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên. + Nhóm 2: Quan sát Hình 1.4, đọc thông tin mục III.2 SGK tr.9 và cho biết khái niệm, ưu, nhược điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che. + Nhóm 3: Đọc thông tin mục III.3 SGK tr.9 và cho biết khái niệm, ưu, nhược điểm của phương thức trồng trọt kết hợp. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Em hãy nêu một số phương thức trồng trọt ở gia đình hoặc địa phương em sinh sống đang áp dụng. - GV hướng dẫn HS đọc mục Thông tin bổ ích SGK tr.10. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát Hình 1.3, 1.4, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS, các nhóm trả lời câu hỏi về khái niệm, ưu, nhược điểm của các phương thức trồng trọt. - GV mời HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. III. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam 1. Trồng trọt ngoài tự nhiên - Khái niệm: là phương thức trồng trọt phổ biến và được áp dụng cho hầu hết các loại cây trồng. Mọi công việc trong quy trình trồng trọt ... trồng và kĩ thuật làm đất trồng cây. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số loại đất trồng cây phổ biến mà em biết. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Một số loại đất trồng cây phổ biến như đất thịt, đất sét, đất phù sa, đất đen, đất đỏ, đất hữu cơ. - GV dẫn dắt vào bài học: Các loại đất trồng cây kể trên cóthành phần và vai trò như thế nào?Mục đích và yêu cầu kĩ thuật trong làm đất trồng cây được thực hiện ra sao?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 2: Làm đất trồng cây. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1:Tìm hiểu thành phần và vai trò của đất trồng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được thành phần của đất trồng và vai trò của từng phần đối với cây trồng. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề;HS đọc SGK, quan sát sơ đồ, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở các thành phần của đất trồng và vai trò của từng phần đối với cây trồng. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.1 – Các thành phần và vai trò của đất trồng, SGK tr.12. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Đất trồng có những thành phần nào? + Các thành phần của đất trồng có vai trò gì với cây trồng? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, trao đổi và trả lời câu hỏi: Em hãy liên hệ với thực tiễn trồng trọt ở gia đình và ở địa phương nơi em sinh sống. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát sơ đồ 2.1, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi về các thành phần của đất trồng và vai trò của từng phần đối với cây trồng. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Tìm hiểu thành phần và vai trò của đất trồng - Những thành phần của đất trồng: + Phần rắn. + Phần lỏng. + Phần khí. - Vai trò của các thành phần đất trồng đối với cây trồng: + Phần rắn: có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững. + Phần lỏng: có tác dụng cung cấp nước cho cây, hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thu. + Phần khí: có tác dụng cung cấp oxygen cho cây, làm cho đất tơi, xốp và giúp dễ cây dễ hấp thụ oxygen tốt hơn. Hoạt động 2:Tìm hiểu về làm đất trồng cây a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hình dung được kĩ thuật của các khâu trong quá trình làm đất trồng cây và mục đích của từng khâu. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề;HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở kĩ thuật của từng khâu trong quá trình làm đất trồng cây và mục đích của từng khâu. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu kiến thức: Làm đất trồng cây là công đoạn đầu tiên trong quy trình trồng trọt. Mỗi loại cây trồng khác nhau thì kĩ thuật làm đất cũng khác nhau. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc Bảng thông tin SGK tr.12, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số công việc chính của kĩ thuật làm đất trồng cây. - GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn sản xuất ở gia đình và địa phương (nếu có) và trả lời câu hỏi: Kể thêm các hoạt động khác trong quá trình làm đất trồng cây ở gia đình và địa phương em. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.2 – Một số công việc làm đất trồng cây SGK tr.13. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 2.2 và nêu tên, mục đích các công việc làm đất trồng cây tương ứng với mỗi ảnh. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn sản xuất ở gia đình và địa phương và trả lời câu hỏi: Kể thêm các dụng cụ thường được sử dụng trong làm đất trồng cây. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát Hình 2.2, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi về kĩ thuật của từng khâu trong quá trình làm đất trồng cây và mục đích của từng khâu. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Tìm hiểu về làm đất trồng cây - Một số công việc chính của kĩ thuật làm đât trồng cây: + Cày đất: Làm xáo trộn lớp đất mặt ở sâu khoảng 20 - 30 cm. Cày đất có tác dụng làm tăng bề dày của lớp đất trồng, chôn vùi cỏ, làm cho đất tơi xốp và thoáng khí. + Bừa/đập đất: Có tác dụng làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân bón và san phẳng mặt ruộng. + Lên luống: Một số loại cây trồng cần phải làm luống để dễ chăm sóc, chống ngập úng vào tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển. - Nêu tên, mục đích các công việc làm đất trồng cây tương ứng với mỗi ảnh: + Hình a: bừa/đập đất. + Hình b: cày đất. + Hình c: lên luống. - Các dụng cụ thường được sử dụng trong làm đất trồng cây: găng tay làm vườn, cuốc, xẻng, cào đất, kéo cắt tỉa, bay, cưa cầm tay, kéo lớn, bình tưới bình xịt, máy cắt cỏ, Hoạt động 3:Tìm hiểu về bón phân lót a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được kĩ thuật và mục đích của việc bón phân lót. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề;HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở kĩ thuật và mục đích của việc bón phân lót. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu kiến thức cho HS: Bón phân lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng, nhằm mục đích chuẩn bị sẵn thức ăn cho cây trồng hấp thụ ngay khi rễ vừa phát triển, tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại phân thường được sử dụng để bón phân lót. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, liên hệ với thực tế sản xuất ở gia đình và địa phương, trả lời câu hỏi: Kể thêm các hoạt động bón phân lót trong trồng trọt. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.3 – Một số cách bón phân lót SGK tr.13. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cách bón phân lót tương ứng với mỗi hình trong Hình 2.3. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát Hình 2.3, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi về vở kĩ thuật và mục đích của việc bón phân lót. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về bón phân lót - Loại phân thường được dùng để bón phân lót là phân hữu cơ hoặc phân lân. Phân bón được rắc đều trên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc trồng cây. - Các hoạt động bón phân lót trong trồng trọt: + Rải đều phân bón trên bề mặt đất cần gieo trồng. + Dùng một lớp đất mới phủ lên trên toàn bộ khu vực đã phân bón và cuối cùng là gieo giống cây. + Đặc biệt, với những loại cây lâu năm thì bạn nên đào hố sâu rồi cho phân bón vào hố trước khi gieo trồng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm, trả lời câu hỏi SGK. b. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ;HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS về làm đất trồng cây. - Câu trả lời của HS về mục đích của các khâu trong làm đất trồng cây. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụcho HS: + Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng: Câu 1. Phần lỏng có tác dụng gì đối với cây trồng? A. Cung cấp nước cho cây, hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thu. B. Làm cho đất tơi, xốp và giúp dễ cây dễ hấp thụ oxygen tốt hơn. C. Giúp cây đứng vững. D. Cung cấp oxygen cho cây. Câu 2. Cày đất là công việc làm xáo trộn lớp đất mặt ở sâu khoảng: A. 5- 10 cm. B. 10 -15 cm. C. 15-20 cm. D. 20 - 30 cm. Câu 3.Đâu không phải là hoạt động bón phân lót trong trồng trọt? A. Rải đều phân bón trên bề mặt đất cần gieo trồng. B. Dùng một lớp đất mới phủ lên trên toàn bộ khu vực đã phân bón và cuối cùng là gieo giống cây. C. Làm xáo trộn lớp đất mặt ở sâu khoảng 20 - 30 cm. D. Đặc biệt, với những loại cây lâu năm thì bạn nên đào hố sâu rồi cho phân bón vào hố trước khi gieo trồng. + Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.13. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời - GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nhiệm vụ 1: Câu 1. Đáp án A. Câu 2. Đáp án D. Câu 3.Đáp án C. - Nhiệm vụ 2: Mục đích của các khâu trong làm đất trồng cây: Các công việc Cày đất Bừa/đập đất Lên luống Mục đích - Làm tăng bề dày lớp đất trồng. - Chôn vùi cỏ. - Làm cho đất tơi xốp và thoáng khí - Làm nhỏ đất. - Thu gom cỏ dại trong ruộng. - Trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng. - Chống ngập úng. - Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển. - Dễ chăm sóc cây trồng. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. b. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ;HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên các công việc làm đất; mô tả quy trình làm đất trồng cây. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Nhiệm vụ 1: Điền tên các công việc làm đất và ý nghĩa của nó vào từng ảnh dưới đây cho phù hợp: + Nhiệm vụ 2:Trả lời câu hỏi Vận dụng SGK tr.13. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời - GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nhiệm vụ 1: a. Cày đất bằng trâu. b. Bừa đất bằng trâu. c. Lên luống bằng cuốc. d. Cày đất bằng máy. e. Bừa đất bằng máy. g. Lên luống bằng máy. - Nhiệm vụ 2: Gợi ý: HS quan sát, tìm hiểu cách chuẩn bị đất trồng cây trong một số điều kiện khác nhau (trong chậu, trong vườn, trong nhà lưới,...). HS lựa chọn và mô tả quy trình làm đất trồng cây trong một điều kiện cụ thể, nộp lại sản phẩm cho GV trong buổi học tiếp theo. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, kết thúc bài học. *Hướng dẫn về nhà: - HS ôn lại kiến thức đã học. - Hoàn thành các bài tập của Bài 2 – Làm đất trồng cây trong Sách bài tập. - Xem và chuẩn bị trước nội dung Bài 3 – Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
File đính kèm:
giao_an_cong_nghe_lop_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_1.docx