Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Học kì 1

CH¬ƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

Tiết 1- Bài 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT.

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

- Nêu được các vai trò của trồng trọt đối với đs của con ng, lấy được VD minh hoạ

 2. Kĩ năng.

- Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành trồng trọt là tạo được sp ngày càng nhiều, ngày càng có chất lượng tốt để cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân, dự trữ lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và có nhiều hàng hoá tốt xuất khẩu.

 3. Thái độ.

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trư¬¬ờng đất.

 4. Năng lưc phẩm chất:

 - Năng lực:

 + Năng lực tự chủ và tự học.

 + Năng lực giải quyết vấn đề.

 + Năng lực sáng tạo.

 + Năng lực giao tiếp và hợp tác.

 + Năng lực công nghệ.

 - Các phẩm: Yêu thương, nhân ái, trung thực, tự lập, kỷ luật và trách nhiệm

 

doc 107 trang Đức Bình 23/12/2023 5760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Học kì 1

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Học kì 1
BGH Ký duyệt
Ngày soạn: 1.9.2021
Ngày giảng:
PHẦN 1: TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
Tiết 1- Bài 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT. 
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức
- Nêu được các vai trò của trồng trọt đối với đs của con ng, lấy được VD minh hoạ
 2. Kĩ năng.
- Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành trồng trọt là tạo được sp ngày càng nhiều, ngày càng có chất lượng tốt để cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân, dự trữ lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và có nhiều hàng hoá tốt xuất khẩu. 
 3. Thái độ.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
 4. Năng lưc phẩm chất:
 - Năng lực:
 + Năng lực tự chủ và tự học.
 + Năng lực giải quyết vấn đề.
 + Năng lực sáng tạo.
 + Năng lực giao tiếp và hợp tác.
 + Năng lực công nghệ.
 - Các phẩm: Yêu thương, nhân ái, trung thực, tự lập, kỷ luật và trách nhiệm
II. Phương pháp
- Thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ.
III. Chuẩn bị
- Chuẩn bị của Thầy: SGK, TLTK, mô hình
- Bảng phụ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- Chuẩn bị của trò: dụng cụ học tập, ngiên cứu bài và trả lời các câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp
Phương pháp
Nội dung 
Hoạt động 1 (1phút):  Ổn định tổ chức
GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh
Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ.
Không
Hoạt động 3 (1phút): GV đặt vấn đề 
Hàng ngày mỗi người phải sử dụng đến lương thực thực phẩm. Để có nhiều thực phẩm như thịt, sữa, trứng, cần phải có nhiều sản phẩm từ thực vật, muốn có nhiều sp từ thực vật phải có trồng trọt, muốn trồng trọt thì phải có đất trồng. Như vậy trồng trọt đã có vai trò ntn ? Và có nhiệm vụ gì đối với sự phát triển của XH và đời sống con ng ?
Hoạt động 4 (6phút): Tìm hiểu về vai trò của trồng trọt trong nền KT.
Gv : Giới thiệu hình 1 SGK
? Em hãy quan sát hình vẽ và cho biết vai trò thứ 1, 2, 3, 4 của trồng trọt là gì ?
Hs : Thảo luận nhóm
Gv : Gọi đại diện từng nhóm lên trả lời câu hỏi.
Hs : Các nhóm góp ý kiến.
Gv: Nhận xét và chốt lại.
Gv : Giới thiệu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp.
Hs : Nghe giảng.
? Em hãy kể 1 số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương em.
? Em hãy nêu 1 số nông sản ở nước ta đã xuất khẩu ra thị trường thế giới.
I. Vai trò của trồng trọt
 1. Cung cấp : lương thực, thực phẩm cho con người.
 2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
 3. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
 4. Cung cấp nông sản xuất khẩu.
Hoạt động 5 (10phút): Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt.
? Dựa vào vai trò của trồng trọt em hãy cho biết SX nhiều lúa, ngô, khoai, sắn là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực SX nào 
? Trồng cây rau, đậu, vừng, lạc, là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực SX nào .
? Phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt, là nhiệm vụ của lĩnh vực SX nào .
? Trồng cây mía, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực SX nào .
? Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho XD và công nghiệp làm giấy.
? Trồng cây đặc sản chè, cafê để lấy nguyên liệu để xuất khẩu là nhiệm vụ của lĩnh vực SX nào ?
? Vậy nhiệm vụ của trồng trọt là gì .
Hs : Trả lời câu hỏi.
II. Nhiệm vụ của trồng trọt
1. Cung cấp cây lương thực.
2. Cung cấp thực phẩm.
3. Nguyên liệu cho CN
 4. Nông sản để xuất khẩu.
- Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hoạt động 6 (4phút). . Củng cố 
- Gọi 2 Hs đọc phần ghi nhớ cuối 2 bài.
- Gv nêu các câu hỏi cuối bài và gọi hs trả lời.
Hoạt động 7 (5phút). Hướng dẫn về nhà.
 - Học kỹ câu hỏi SGK.
 - Đọc trước bài 2 : 
V. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.
------------------------------------------------//-------------------------------------------
BGH Ký duyệt
Ngày soạn: 1.9.2021
Ngày giảng:
Tiết 2- Bài 2: KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Nêu và giải thích được các biện pháp thực hiện nhiệm vụ tăng số lượng sp trồng trọt, tăng chất lượng sp trồng trọt.
- Nêu được k/n đất trồng.
- Trình bày được vai trò của đất đ/v sự tồn tại, phát triển của cây trồng.
- Nêu các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đ/v cây trồng.
2. Kĩ năng.
- Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành trồng trọt là tạo được sp ngày càng nhiều, ngày càng có chất lượng tốt để cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân, dự trữ lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và có nhiều hàng hoá tốt xuất khẩu. 
 3. Thái độ.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
 4. Năng lưc phẩm chất:
 - Năng lực:
 + Năng lực tự chủ và tự học.
 + Năng lực giải quyết vấn đề.
 + Năng lực sáng tạo.
 + Năng lực giao tiếp và hợp tác.
 + Năng lực công nghệ.
 - Các phẩm: Yêu thương, nhân ái, trung thực, tự lập, kỷ luật và trách nhiệm
II. Phương pháp
- Thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ.
III. Chuẩn bị
- Chuẩn bị của Thầy: SGK, TLTK, mô hình
- Bảng phụ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- Chuẩn bị của trò: dụng cụ học tập, ngiên cứu bài và trả lời các câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp
Phương pháp
Nội dung 
Hoạt động 1 (1phút):  Ổn định tổ chức
GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh
Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ.
Không
Hoạt động 3 (7phút): Tìm hiểu khái niệm về đất trồng
Gv: cho hs đọc mục 1 sgk.
 ? Đất trồng là gì .
Hs : trả lời.
Gv : bổ sung và ghi bảng.
? Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không ? Vì sao ?
Gv : Hướng dẫn hs quan sát hình 2 SGK
? Cây trồng trong môi trường nước và môi trường đất có gì khác nhau.
? Vậy đất có vai trò quan trọng như thế nào đối với cây trồng.
Hs: Trả lời câu hỏi.
I. Khái niệm về đất trồng 
1. Đất trồng là gì ?
 - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất trên đó thực vật (cây trồng) có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
2. Vai trò của đất trồng.
- Đất trồng là môi trường cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây và giữ cho cây đứng vững
Hoạt động 4 (10phút): Nghiên cứu thành phần của đất.
Gv: hướng dẫn hs quan sát sơ đồ 1 SGK
? Nhìn vào sơ đồ 1 SGK em hãy cho biết đất trồng bao gồm những thành phần nào .
Hs : trả lời câu hỏi.
? Phần khí có các chất khí nào.
? Phần khí có vai trò gì .
? Phần rắn của đất có những thành phần gì.
? Thế nào là chất vô cơ, chất hữu cơ.
? Phần rắn có tác dụng gì .
? Chất lỏng chính là thành phần gì trong đất ? Nó có tác dụng gì ?
Gv : Treo bảng phụ về bảng 1 trong SGK
? Dựa vào sơ đồ 1 và kiến thức lớp 6 hãy điền vào vai trò trong thành phần của đất trồng theo mẫu ?
II. Thành phần của đất
- Đất trồng gồm 3 phần
 + Phần khí.
 + Phần rắn.
 + Phần lỏng.
- Các chất khí : bao gồm Oxi, Nitơ, CO2. Cung cấp Oxi cho cây hô hấp.
- Phần rắn bao gồm các chất vô cơ và chất hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Chất lỏng chính là nước trong đất, có vai trò hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất.
Các TP của đất trồng
Vai trò đối với cây trồng
Phần khí
C2 O2 cho cây hô hấp
Phần rắn
C2 chất d2 cho cây.
Phần lỏng
C2 nước cho cây
Hoạt động 5 (4phút). . Củng cố 
- Gọi 2 Hs đọc phần ghi nhớ cuối 2 bài.
- Gv nêu các câu hỏi cuối bài và gọi hs trả lời.
Hoạt động 6 (1phút). Hướng dẫn về nhà.
 - Học kỹ câu hỏi SGK.
 - Đọc trước bài 3 : “Một số tính chất chính của đất trồng”
V. Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BGH Ký duyệt
Ngày soạn: 10.9.2021
Ngày giảng:
Tiết 3 - Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Trình bày được thành phần cơ giới của đất
- Nêu được các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính
- Trình bày được khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất
- Trìng bày được k/n độ phì nhiêu của đất, nêu được vai trò độ phì nhiêu của đất đ/v năng suất cây trồng
2. Kĩ năng
- Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng phương pháp đơn giản
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất
- Có ý thức cải tạo độ pH của đất
- Có ý thức bảo vệ, làm cho đất trồng luôn có độ phì nhiêu, đảm bảo cho sx
- Có ý thức tham gia cùng gia đình trong việc sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường
 4. Năng lưc phẩm chất:
 - Năng lực:
 + Năng lực tự chủ và tự học.
 + Năng lực giải quyết vấn đề.
 + Năng lực sáng tạo.
 + Năng lực giao tiếp và hợp tác.
 + Năng lực công nghệ.
 - Các phẩm: Yêu thương, nhân ái, trung thực, tự lập, kỷ luật và trách nhiệm
II. Phương Pháp
- Thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. Chuẩn bị
- Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
- Chuẩn bị củaTrò : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi
IV. Tiến trình lên lớp
Phương pháp
Nội dung 
Hoạt động 1 (1phút):  Ổn định tổ chức
GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh
Hoạt động 2 (6phút): Kiểm tra bài cũ.
Đất trồng là gì ? 
Đất trồng có vai trò như thế nào đối với đời sống của cây?
Trả lời: - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất trên đó thực vật (cây trồng) có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. (5 điểm)
- Vai trò của đất trồng: Đất trồng là môi trường cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây và giữ cho cây đứng vững. (5 điểm)
Hoạt động 3 (1phút): Giới thiệu bài
Gv : Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất. Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lý cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất. Vậy cả lớp đi xét bài học ngày hôm nay ...
Hoạt động 4 (8phút): Thành phần cơ giới của đất là gì ?
? Phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào ?
Gv: Thành phần khoáng(thành phần vô cơ) của đất bao gồm các hạt cát, limon, sét. Tỉ lệ các hạt này trong đất gọi là thành phần cơ giới của đất.
? Vậy thành phần cơ giới của đất là gì .
Gv: Hướng dẫn Hs đọc thông tin trong sách giáo khoa và yêu cầu Hs trả lời câu hỏi.
? Việc xác định thành phần cơ giới của đất là gì .
I. Thành phần cơ giới của đất là gì ?
- Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét trong thành phần vô cơ của đất gọi là thành phần cơ giới của đất.
- Dựa vào thành phần cơ giới ngời ta chia đất thành 3 loại chính : Đất cát, đất thịt, đất sét.
Hoạt động 5 (10phút): Phân biệt thế nào là độ chua, độ kiềm của đất ?
Gv : yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK. Trả lời câu hỏi sau :
? Độ PH dùng để đo cái gì .
? Trị số PH được dao động trong phạm vi nào ?
? Với giá trị nào của PH thì đất đợc gọi là đất chua, kiềm, trung tính.
Hs : Trả lời các câu hỏi
Gv : Nhận xét và chốt lại.
Gv : Người ta chia đất thành đất chua, kiềm, trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.
? Đối với loạ ... cầu hs nêu cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
Hs: Tuỳ theo từng thời kì mà người ta có cách sử dụng phân bón khác nhau:
Gv: Giống cây trồng có vai trò như thế nào? Và kể tên các phương pháp chọn tạo giống. (cho điểm học sinh)
Hs: Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: chọn lọc, lai, gây đột biến và nuôi cấy mô.
Gv: Yêu cầu hs trình bày khái niệm sâu, bệnh hại và các biện pháp phòng trừ phòng trừ. (cho điểm học sinh)
Hs: Khái niệm về sâu, bệnh hại:
- Côn trùng là động vậtkhông xương sống thuộc ngành Chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có một đôi râu.
- Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác dụng của các tác nhân gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi.
- Các biện pháp phòng trừ:
 + Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu bệnh.
 + Biện pháp thủ công.
 + Biện pháp hoá học.
 + Biện pháp sinh học.
I. Đại cương về kỹ thuật trồng trọt
1. Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt:
* Vai trò:
* Nhiệm vụ:
2. Đất trồng:
- Thành phần của đất trồng.
- Tính chất của đất trồng.
- Biện pháp sử dụng và cải tạo đất.
3. Phân bón:
- Tác dụng của phân bón.
- Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón.
4. Giống cây trồng:
- Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
- Sản xuất và bảo quản hạt giống.
5. Sâu, bệnh hại
- Tác hại của sâu, bệnh hại.
- Khái niệm về sâu, bệnh hại.
- Các phương pháp phòng trừ.
Hoạt động 3: Câu hỏi ôn tập
GV: Trình chiếu các câu hỏi ôn tập, phán phiếu học tập, phân việc cho các nhóm thảo luận và trả lời.
Câu 1: Các thành phần đất trồng? Vai trò của từng thành phần đối với cây trông?
Câu 2: Trình bày các biện pháp cải tạo đất? Liên hệ với thực tế địa phương
Câu 3: Trình bày các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh?
II. Câu hỏi ôn tập
1. Nhóm 1 (tổ 1): câu hỏi 1
2. Nhóm 2 (tổ 2): câu hỏi 2
3. Nhóm 3 (tổ 3): câu hỏi 3
4. Củng cố 
Gv trình chiếu sơ đồ và tóm tắt nội dung cho học sinh
5. Nhận xét, dặn dò.
Nhận xét về sự chuẩn bị bài và thái độ học tập của học sinh.
Dặn dò về nhà học bài và ôn lại từ bài 1 đến bài 13 để tiết sau kiểm tra.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 18/9/2016
Ngày kiểm tra: 24/9/ lớp 7A,B,C
Tiết: 11
KIỂM TRA (1 tiết)
Môn: Công nghệ 7 
Thời gian làm bài 45 phút
1. Mục đích của đề kiểm tra
1.1. Kiến thức: Đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh khi học xong chương I, khắc sâu kiến thức cơ bản đối với học sinh về đất tròng, phân bón, sâu bệnh hại.
1.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy, độc lập sáng tạo, áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
1.3. Thái độ: Làm bài kiểm tra nghiêm túc, trung thực.
2. Hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra theo hình thức tự luận.
3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra 
Cấp độ
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Đất trồng
Nêu được các thành phần của đất
Phân biệt được các loại đất
Giải thích được các biện pháp sử dụng và cải tạo đất
Vận dụng kiến thức đã học đề ra phương pháp cải tạo đất để tăng độ phì nhiêu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
4 điểm=
40 %
Số câu 1
4 điểm= 40%
Phân bón
Nêu được khái niệm phân bón
Phân biệt được bón lót và bón thúc
Vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải thích vì sao phân hữu cơ chỉ dùng bón lót
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 0,5
1 điểm =
10%
Số câu: 0,5
2 điểm =
20%
Số câu: 1
3 điểm= 30% 
Sâu bệnh hại
Nêu được thế nào là bệnh cây
Nêu được nguyên tắc phòng trù sâu bệnh hại
Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết cây bị sâu và cây bị bệnh
Vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải thích ưu điểm và nhược điểm của biện pháp phòng trừ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 0,5
1,5 điểm=
15%
Số câu: 0,5
1,5 điểm=
15%
Số câu: 1
3 điểm= 30% 
Tổng câu
Tổng điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
2,5 điểm =
25 %
Số câu: 1
4 điểm =
40%
Số câu: 1
3,5 điểm = 
35%
Số câu: 3
10 điểm =
100%
	4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Câu 1 (4 điểm): Có những loại đất nào cần được cải tạo? Người ta thường sử dụng những biện pháp nào để cải tạo đất?
Câu 2 (3 điểm): Phân bón là gì? Phân hữu cơ và phân lân thường sử dụng bón lót hay bón thúc? Vì sao?
Câu 3 (3 điểm): Thế nào là bệnh cây? Khi cây bị sâu, bệnh gây hại thường có những biểu hiện gì?
5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Những loại đất cần được cải tạo: đất chua, đất mặn, đất phèn, đất xám bạc màu...
* Người ta thường sử dụng những biện pháp để cải tạo đất:
- Cày nông bừa sục giữ nước thường xuyên
- Rửa mặn, bón vôi.
- Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ
- Làm ruộng bậc thang, thủy lợi
- Trồng xen cây nông nghiệp và băng cây phân xanh
1,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
* Phân bón là: Thức ăn của cây trồng do con người cung cập 
* Phân hữu cơ và phân lân thường sử dụng bón lót.
* Vì : Phân lân và phân hữu cơ sử dụng để bón lót vì hai loại phân này có tan, khó tiêu nên cây không thể hấp thụ được ngay, vì vậy cần phải bón lót để phân có thời gian tiếp tục phân hủy, tạo thành chất dễ tiêu, cung cấp dần cho cây.
1,0
2,0
3
* Bệnh cây: Là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây.
* Khi cây bị sâu, bệnh gây hại thường có những biểu hiện: 
- Cành bị gãy 
- Lá bị đục thủng 
- Lá, quả bị biến dạng
- Lá , quả bị đốm đen, nâu
- Cây củ bị thối
- Thân cành bị sần sùi 
- Quả bị chảy nhựa
1,5
1,5
6. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Người ra đề kiểm tra
La Đức Quý
Ngày soạn: 18/9/2016
Ngày kiểm tra: 24/9/ lớp 7A,B,C
Tiết: 12
V. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
BGH Ký duyệt
Ngày soạn: 26.11.2021
Ngày giảng:
Tiết 19 ÔN TẬP GIỮA KỲ I
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Tổng hợp lại các kiên thức về kỹ thuật trồng trọt nhằm giúp học sinh Luyện tập và khắc sâu những kiến thức đã học.
 2. Kỹ năng
 - Biết vận dụng những biện pháp đã học vào việc phòng trừ sâu bệnh tại vườn trường hay ở gia đình.
 - Làm được các thao tác chăm sóc cây trồng.
 3.Thái độ: có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
II. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Đọc và nghiên cứu nội dung SGK, bảng tóm tắt nội dung phần trồng trọt, hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập.
- HS: Đọc câu hỏi SGK chuẩn bị ôn tập.
III. Phương pháp: Ôn tập + Hỏi đáp tìm tòi
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra.
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: 
* Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Nêu câu hỏi ôn tập 
Câu 1: Nêu vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt?
Câu 2: Đất trồng là gì? Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
Câu 3. Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại? Hãy nêu rỏ các nguyên tắc đó?
Câu 4: Nêu vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống? Điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống?
Câu 5: Trình bày khái niệm về sâu bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ?
HS: Trên cơ sở đã chuẩn bị trước ở nhà, trả lời
HS khác: Nhận xét - bổ sung.
Gv: Chốt lại
GV: Nêu câu hỏi ôn tập 
Câu 6: Em hãy giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh để phòng trừ sâu bệnh, tốn ít công, chi phí ít?
 Câu 7: Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng?
Câu 8: Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lý hạt giống trươc khi gieo trồng cây nông nghiệp.
Câu 9: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt và bằng cây con?
Câu10: Em hãy nêu tác dụng của các công việc chăm sóc cây trồng?
Câu 11: Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ? Bảo quản và chế biến nông sản? liên hệ ở địa phương em.
HS: Trên cơ sở đã chuẩn bị trước ở nhà, trả lời
HS khác: Nhận xét - bổ sung.
Gv: Chốt lại
Câu1
- Vai trò của trồng trọt gồm 4 vai trò
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
+ Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản.
+ Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu
- Nhiệm vụ:(4 nv)
Câu2 
- Đất trồng: Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
- Phải sử dụng đất hợp lí vì: nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao, nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn, vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí coá hiệu quả.
Câu 3.
Nguyên tắc phòng là chính ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.
Nguyên tắc: Phòng là chính,trừ sớm kịp thời, nhanh chóng, triệt để, sử dụng tổng hợp các biện pháp pjòng trừ.
Câu 4 Vai trò của giống cây trồng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Giống cây trồng có thể nhân giống bằng hạt vô tính.
- Có hạt giống tốt phải biết bảo quản trong chum, vại bao túi kín hoặc trong các kho lạnh.
- Phương pháp chọn tạo giống: Chọn lọc, lai, gây đột biến, nuôi cấy mô.
Câu 5 Khái niệm về sâu bệnh hại côn trùng là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp.
- Bệnh hại là chức năng không bình thường về sinh lý
- Các biện pháp phòng trừ: Thủ công, hoá học, sinh học.
- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh tốn ít công, dễ thực hiện, chi phí ít vì canh tác có thể tránh được những kỳ sâu bệnh phát triển cây phù hợp với điều kiện sống, chống sâu, bệnh hại.
- Tác dụng của các biện pháp làm đất, xáo chộn đất, làm nhỏ đất, thu gom, vùi lấp cỏ dại, dễ chăm sóc.
- Trước khi gieo trồng cây nông nghiệp phải tiến hành kiểm tra xử lý hạt giống để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao, không có sâu bệnh hại, độ ẩm thấp, không lẫn tạp và cỏ dại, sức nảy mầm mạnh.
4. Luyện tập(2p)
- Chốt lại một số kiến thức trọng tâm
- Nhận xét đánh giá giờ học	
5. Hướng dẫn về nhà(3p)
a. Với bài học này:
- Về nhà ôn tập kĩ các nội dung đã học.
b. Tìm hiểu bài mới:
- Chuẩn bị giấy kiểm tra tiết sau kiểm tra 45p
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_hoc_ki_1.doc