Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 8-14 - Nguyễn Hoàng Lâm
Câu 1:
Những lợi ích mà các sản phẩm của ngành chăn uôi mang lại cho đời sống và sản xuất là:
+ Hình 8.1a: Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa, cá.
+ Hình 8.1b: Cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
+ Hình 8.1c: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ (lông, sừng, da, xương.)
+ Hình 8.1d: Cung cấp sức kéo (ngựa, trâu, bò.) phục vụ cho việc tham quan du lịch, canh tác.
Câu 2:
Các sản phẩm khác của ngành chăn nuôi:
- Sữa và sản phẩm sữa.
- Thịt và sản phẩm thịt (thịt lợn sữa đông lạnh, chế phẩm từ thịt động vật, thịt gia cầm chế biến, trứng)
- Các mặt hàng thịt khác (thịt trâu, bò, cừu, dê, phụ phẩm sau giết mổ )
- Tơ tằm, mật ong.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 8-14 - Nguyễn Hoàng Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 8-14 - Nguyễn Hoàng Lâm
TIẾT 16 Bài 8:NGHỀ CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM Hoạt Động HS Và GV Nội Dung I. Vai trò, triển vọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế Việt Nam Câu 1: Những lợi ích mà các sản phẩm của ngành chăn uôi mang lại cho đời sống và sản xuất là: + Hình 8.1a: Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa, cá.. + Hình 8.1b: Cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp + Hình 8.1c: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ (lông, sừng, da, xương..) + Hình 8.1d: Cung cấp sức kéo (ngựa, trâu, bò..) phục vụ cho việc tham quan du lịch, canh tác. Câu 2: Các sản phẩm khác của ngành chăn nuôi: - Sữa và sản phẩm sữa. - Thịt và sản phẩm thịt (thịt lợn sữa đông lạnh, chế phẩm từ thịt động vật, thịt gia cầm chế biến, trứng) - Các mặt hàng thịt khác (thịt trâu, bò, cừu, dê, phụ phẩm sau giết mổ) - Tơ tằm, mật ong. Câu 3: Những biện pháp minh họa ở Hình 8.2 giúp ngành chăn nuôi: - Gắn chip điện tử để quản lí vật nuôi: theo dõi sức khỏe nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và lợi nhuận trong chăn nuôi gia súc của vật nuôi -> Hiện đại hóa. - Chăn nuôi trang trại-> Công nghiệp hóa. - Mô hình chăn nuôi công nghiệp-> Công nghiệp hóa. => Ngành chăn nuôi đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giúp đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, tiết kiệm chi phí nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi hiện đại; nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi,giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững. 1. Vai trò của chăn nuôi - Cung cấp thực phẩm cho con người - Cung cấp nguồn thức ăn từ động vật cho gia súc, gia cầm, vật nuôi - Cung cấp sức kéo phục vụ cho canh tác, tham quan du lịch - Cung cấp phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ. 2. Triển vọng của ngành chăn nuôi - Chuyển hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Chăn nuôi hữu cơ - Liên kết các khâu chăn nuôi, giết mổ và phân phối để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng. II. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi Câu 4: Nghề chăn nuôi trong trường hợp ở Hình 8.3 là: - Hình 8.3a: Nghề chăn nuôi trâu, bò - Hình 8.3b: Nghề chăn nuôi lợn. - Hình 8.3c: Nghề chăn nuôi gia cầm. Câu 5: - Em nhận thấy bản thân không phù hợp với các nghề trong lĩnh vực chăn nuôi. - Mặc dù em rất yêu động vật nhưng để đáp ứng được yêu cầu trong lĩnh vực chăn nuôi, đòi hỏi người lao động phải có kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; có kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi, sử dụng cụ thiết bị, dụng cụ chăn nuôi; có tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, cần cù và đủ sức khỏe. 1. Đặc điểm cơ bản của nghề chăn nuôi - Nhà chăn nuôi: - Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản: - Bác sĩ thú y: 2. Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi - Có kiến thức đầy đủ về đặc điểm sinh trưởng vật nuôi, các phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh vật nuôi. - Có kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc; kĩ năng sử dụng, bảo quản tốt thiết bị, dụng cụ trong chăn nuôi LUYỆN TẬP Câu 1: Nguyên liệu nào của ngành chăn nuôi được dùng để sản xuất các sản phẩm ở Hình 8.5 là: - Hình 8.5a: Da - Hình 8.5b: Sừng - Hình 8.5c: Lông Câu 2: Các biện pháp chăn nuôi hiện đại được thể hiện trong mỗi trường hợp ở Hình 8.6 là: - Hình 8.6a: Chăn nuôi công nghiệp công nghệ cao - Hình 8.6b: Chăn nuôi trang trại - Hình 8.6c: Dùng công nghệ hỗ trợ quản lý chăn nuôi từ xa trên ứng dụng trên điện thoại thông minh Câu 3: Đặc điểm của nghề trong hình 8.7 là: - Hình 8.7a: Chăn nuôi dê: nghiên cứu về giống dê, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và trị bệnh cho dê. - Hình 8.7b: Chăn nuôi thỏ: nghiên cứu về giống thỏ, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và trị bệnh cho thỏ. - Hình 8.7c: Nghề chế biến sản phẩm từ chăn nuôi VẬN DỤNG * Những nghề trong lĩnh vực chăn nuôi đang được phát triển ở địa phương em: - Nghề chăn nuôi lợn - Nghề chăn nuôi gia cầm, nghề chăn nuôi trâu, bò - Nghề chăn nuôi cá, tôm. * Giải thích: Vì địa phương em là nông thôn và do nhu cầu tạo ra thực phẩm cho con người và các nguyên liệu, sản phẩm phục vụ tiêu dùng. TIẾT 18 KIỂM TRA CUỐI KỲ I TIẾT 19 Bài 9:MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM Hoạt Động HS Và GV Nội Dung I. Một số loại vật nuôi phổ biến ở Việt Nam Câu 1:Đặc điểm phân biệt các giống gia súc ăn cỏ trong Hình 9.1 là: - Bò vàng Việt Nam: có lông vàng, mịn, mỏng - Bò sữa Hà Lan: lông loang trắng đen, cho sản lượng sữa cao. - Bò lai Sind: màu lông vàng hoặc nâu, vai u Câu 2: Trâu Việt Nam\ - Có lông, da màu đen xám, tai mọc ngang; sừng dài, hình cánh cung. Câu 3: - Gia súc ăn cỏ được nuôi nhiều ở khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên vì ở các vùng đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ: khí hậu nhiệt đới ánh nắng chan hòa, độ ẩm không quá cao và có nhiều cánh đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn. Câu 4: So sánh đặc điểm ngoại hình của lợn Landrace và Yorkshire: + Lợn Landrace: có thân dài màu trắng, tai to rủ xuống trước mặt, có tỉ lệ nạc cao; + Lợn Yorkshire: có thân dài, da màu trắng, tai dựng lên, có tỉ lệ nạc cao. Câu 5: - Các đặc điểm đặc sắc bên ngoài của chúng: màu lông, thân hình, mào (đối với các loại gà), dáng đi... 1. Gia súc ăn cỏ - Bò vàng Việt nam: lông vàng, mịn, da mỏng - Bò sữa Hà Lan: lông loang trắng đen, sản lượng sữa cao - Bò lai Sind: lông vàng hoặc nâu, vai u - Trâu Việt Nam: lông, da đen xám, tai mọc ngang, sừng dài hình cánh cung. 2. Lợn - Lợn Móng Cái: lông đen pha trắng hoặc hồng, lưng dài, rộng, hơi võng - Lợn Landrace: thân dài màu trắng, tai to rủ xuống, tỉ lệ nạc cao. - Lợn Yorkshire: thân dài, da màu trắng, tai dựng, tỉ lệ lạc cao. 3. Gia cầm - Gà Ri: - Gà Hồ: - Vịt cỏ: II. Một số phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam Câu 6: - So với nuôi chăn thả, bán chăn thả, nuôi nhốt nhanh phát triển hơn vì ít chạy nhảy tiêu hao năng lượng hơn, người nuôi dễ dàng quản lý, nắm bắt tình trạng sức khỏe của vật nuôi để kịp thời chăm sóc và chữa trị cho năng suất cao và ổn định. Vì phương pháp nuôi chăn thả, bán chăn thả phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, nên vật nuôi chậm lớn, năng suất không ổn định. Câu 7: Những loại vật nuôi ăn cỏ phù hợp với phương thức chăn nuôi bán chăn thả.VD: trâu, bò, ngựa, lừa, la - Chăn nuôi theo phương thức chăn thả: + Áp dụng : trâu, bò, dê, .. - Chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt: + Áp dụng: gà, vịt, lợn, .. - Chăn nuôi theo phương thức bán chăn thả: + Kết hợp nuôi chuồng với vườn chăn thả + Cung cấp thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tự nhiên. LUYỆN TẬP Câu 1:Tên phương thức chăn nuôi trong mỗi trường hợp ở Hình 9.6 là: - Hình 9.6a: Bán chăn thả - Hình 9.6b: Chăn thả - Hình 9.6c: Nuôi nhốt (nuôi công nghiệp) Câu 2: Trình bày ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương thức chăn nuôi Phương thức chăn nuôi Ưu điểm Nhược điểm Chăn thả tự do - Dễ nuôi, ít bệnh - Chuồng trại đơn giản - Tự sản xuất con giống - Thịt thơm ngon - Chậm lớn - Quy mô đàn vừa phải - Kiểm soát bệnh dịch khó khăn Nuôi nhốt - Dễ kiểm soát dịch bệnh - Nhanh lớn - Ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên - Cho năng suất cao và ổn định. - Thịt không ngon bằng chăn thả tự do - Phức tạp về chuồng trại - Đòi hỏi điều kiện kinh tế. Bán chăn thả tự do - Dễ nuôi, ít bệnh tật - Chuồng trại đơn giản, không cần phải đầu tư quá nhiều - Hầu hết tự sản xuất con giống - Các sản phẩm vật nuôi mang lại thơm ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng. - Vật nuôi chậm lớn - Quy mô đàn vừa phải, không quá lớn - Việc kiểm soát bệnh dịch khó khăn Câu 3: Tên gọi của các vật nuôi trong mỗi trường hợp ở Hình 9.7: - Hình 9.7a: Gà - Hình 9.7b: Lợn - Hình 9.7c: Vịt Câu 4: Trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đâu nuôi nhiều ở đâu. Vì sao? - Trâu: Ở Bắc Trung Bộ, nhiều nhất ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ, vì khí hậu ở đây lạnh, trâu chịu lạnh tốt. - Bò : Nhiều nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ, do địa hình đồi núi nhiều, đồng cỏ rộng. - Lợn: Tập trung ở ĐBSH, ĐBSCL, do thức ăn dồi dào từ lúa và hoa màu, dân đông nên tiêu thụ nhiều thịt. - Gia cầm: Tập trung ở đồng bằng, do diện tích mặt nước rộng, nhiều thức ăn. VẬN DỤNG - Ở địa phương em, nuôi nhiều trâu, bò; lợn ; gia cầm - Phương thức chăn nuôi được áp dụng với trâu bò: bán chăn thả - Phương thức chăn nuôi được áp dụng với lợn: nuôi nhốt - Phương thức chăn nuôi được áp dụng với gia cầm: bán chăn thả TIẾT 20 – 21 - 22 Bài 10: KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC VẬT NUÔI Hoạt Động HS Và GV Nội Dung I. Vai trò của việc nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi Câu1: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi: - Quá trình chọn con giống - Quá trình nuôi dưỡng - Quá trình chăm sóc - Quá trình phòng và trị bệnh Câu 2: Những công việc cần làm để nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. - Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con. - Giữ ấm cho cơ thể. - Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể (chất chống bệnh). - Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. - Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với nhiều ánh sáng. - Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi. - Cần phải cho vật nuôi vận động, tắm chải thường xuyên, kiểm tra thể trọng và tinh dịch. - Thức ăn phải có đủ năng lượng, protein, chất khoáng và vitamin. - Làm cho khả năng phối giống và chất lượng đời sau có thể tăng lên. Câu 3: Theo em, vì sao tiêm vaccine lại giúp vật nuôi phòng ngừa được bệnh dịch? - Tiêm vaccine giúp vật nuôi phòng ngừa được bệnh dịch vì vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh, kích thích hệ thống miễn dịch tự nhận diện, loại bỏ các mầm mống vi sinh vật tấn công cơ thể con người. Câu 4 : : Hãy nêu các đặc điểm cơ thể của vật nuôi non mà em biết trong từng trường hợp. * Hình 10.2a: Lợn con : - Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh - Bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện về chức năng, khả năng tiêu hóa của lợn con rất hạn chế. - Khả năng điều hòa thân nhiệt kém - Hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh. * Hình 10.2b: Gà con - Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, khả năng điều tiết thân nhiệt kém - Gà con có tốc độ sinh trưởng cao nhất nên nhu cầu dinh dưỡng cao nhưng do kích thước và chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. - Sức đề kháng kém, chức năng miễn dịch chưa tốt. * Hình 10.2c: Bê ( Bò con) - Không có sừng, sức đề kháng của bê con vẫn còn yếu - Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. cây, gây úng hoặc thối rễ. - Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt giúpvật nuôi phát triển, tăng khối lượng, kích thước và có sức khỏe, sức đề kháng. - Tiêm phòng vắc xin, giữ gìn vệ sinh giúp vật nuôi phòng ngừa dịch bệnh. - Điều trị đúng bệnh và kịp thời giúp vật nuôi khỏe mạnh, phát triển tốt II. Chăn nuôi vật nuôi Câu hỏi 5: Đặc điểm cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi non như thế nào? Trả lời: Đặc điểm cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi non - Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh: Cần giữ ấm nếu không cơ thể sẽ rất yếu, chậm phát triển. - Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: Cần chọn thức ăn dễ tiêu hóa. - Chức năn ... BÀI 13: QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THUỶ SẢN Hoạt Động HS Và GV Nội Dung I. Môi trường nuôi thuỷ sản Câu 1: Thuỷ sản sống trong những môi trường: - Hình 13.1a: lồng bè - Hình 13.1b: lưới nuôi trồng - Hình 13.1c: sông - Hình 13.1d: đ Câu 2: - Giúp các sinh vật sống trong nước sử dụng được các chất dinh dưỡng. - Bón phân hữu cơ và vô cơ để cung cấp chất dinh dưỡng phát triển các loại tảo và thức ăn tự nhiên khác cho tôm, cá do nước có khả năng hòa tan chất hữu cơ và vô cơ. - Nhiệt độ của nước ổn định và điều hòa hơn nhiệt độ không khí trên cạn. - Thành phần khí oxygen thấp và cacbor dioxide cao hơn không khí trên cạn II.Thức ăn của thuỷ sản Câu 3: - Vì thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, thức ăn có chất lượng cao làm thủy sản mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, làm tăng năng suất, sản lượng. Câu 4: - Hình 13.2: Thức ăn tự nhiên của thủy sản: + Ưu điểm: Không cần qua chế biến, có sẵn trong tự nhiên. + Nhược điểm: Khó bảo quản, hàm lượng dinh dưỡng tùy thuộc vào từng loại thức ăn. - Hình 13.3: Thức ăn thô cho thủy sản + Hình 13.4: Thức ăn viên công nghiệp cho thủy sản. + Ưu điểm: Giàu chất dinh dưỡng, dễ bảo quản, có khả năng bảo quản lâu. + Nhược điểm: Phải qua chọn lọc, chế biến Câu 5: - Một số nguyên liệu khác có thể dùng làm thức ăn cho tôm, cá: các động thực vật phù du, các mùn bã hữu cơ; ốc, cá tạp, các phụ phẩm trong nông nghiệp, bột cá khô, bột ruốc, cám gạo, bột gạo lứt, đậu nành ... Câu 6: - Sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá ở dạng viên nổi và thức ăn công nghiệp nuôi tôm ở dạng viên chìm vì khi ăn cá sẽ nổi trên mặt nước, còn tôm thì không. Câu 7: - Khi nuôi tôm, cá ở mật độ cao, người nuôi hay sử dung thức ăn công nghiệp dạng viên để các tập trung phân bố trên mặt nước ăn, tôm tập trung phân bố dưới mặt nước ăn, giúp giảm mật độ tập trung quá dày. Câu 8: - Để tăng nguồn thức ăn cho tôm, cá nuôi cần kết hợp cả thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. 1. Thức ăn tự nhiên - Là thức ăn có sẵn trong ao, hồ - Gồm: + Thực vật phù du + Thực vật đáy + Động vật phù du + Động vật đáy 2. Thức ăn nhân tạo - Là thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho thủy sản - Gồm: + Thức ăn thô: là phụ phẩm nông nghiệp và phụ phẩm công nghiệp. + Thức ăn viên: là thức ăn được sản xuất với quy mô công nghiệp III. Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản ( tôm, cá) Câu 9: Sắp xếp các hoạt động nuôi tôm, cá trong Hình 13.5 theo thứ tự hợp lí: 1. Đào ao, đắp bờ 2. Xử lí đáy ao 3. Kiểm tra chất lượng nước nuôi 4. Thả con giống 5. Cho ăn 6. Thu hoạch Câu 10: - Cho tôm, cá ăn ít và nhiều lần lại tránh được việc ô nhiễm môi trường nuôi tôm, cá vì như vậy thức ăn sẽ được phân hủy từ từ. Câu 11: - Phải kiểm tra ao nuôi thường xuyên trong quá trình nuôi tôm, cá để kịp thời phát hiện những bất thường để xử lí. Câu 12: - Trong nuôi thuỷ sản người ta lại đặc biệt quan tâm đến công tác phòng bệnh vì khi dịch bệnh bùng phát, rất khó khăn cho việc chữa trị và ảnh hưởng đến kinh tế. Câu 13: * Phương pháp thu từng phần: - Ưu điểm: Làm tăng năng suất cá nuôi lên 20%, cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên. - Nhược điểm: Các cá thể không cùng lứa tuổi nên khó chăm sóc, cải tạo, tu bổ ao. * Phương pháp thu hoạch toàn bộ: - Ưu điểm: Sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn. - Nhược điểm: Năng suât của tôm cá bị hạn chế, tốn nhiều giống 1. Chuẩn bị ao nuôi, xử lí nước - Ao nuôi phải thiết kế hợp lí, có hệ thống cấp, thoát nước; đáy phẳng, dốc nghiêng về cống thoát. - Trước khi nuôi cần tháo cạn nước, phơi khô đáy, diệt côn trùng, địch hại - Tiến hành xử lí nước: + Biện pháp vật lí + Biện pháp hóa học 2. Thả con giống - Con giống khỏe mạnh - Không chứa mầm bệnh - Có nguồn gốc rõ ràng. 3. Chăm sóc, quản lí a. Cho ăn - Thức ăn và cách cho ăn: + Thức ăn cân đối thành phần, đủ chất dinh dưỡng + Cách cho ăn: chia nhỏ cho ăn nhiều lần. - Thời gian cho ăn: + Sáng: 6 – 8 giờ, chiều 4 – 6 giờ. + Yêu cầu: đúng giờ, đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng vị trí. b. Quản lí - Kiểm tra ao nuôi: kiểm tra bờ, cống, màu nước, lượng oxygen, thức ăn dư. - Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá: giúp đánh giá tốc độ tăng trưởng và điều chỉnh thức ăn phù hợp. c. Phòng và trị bệnh cho tôm, cá - Phòng bệnh: giúp tôm cá luôn khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường, không nhiễm bệnh. - Trị bệnh: sử dụng thảo dược, hóa chất hoặc kháng sinh. 4. Thu hoạch tôm, cá - Phương pháp thu từng phần: thu hiachj con đạt chuẩn, giữ lại con nhỏ. - Phương pháp thu hoạch toàn bộ: thu triệt để khi đạt chuẩn IV. Đo nhiệt độ, độ trong của nước nuôi thuỷ sản 1. Tính chất của nước nuôi thủy sản a. Nhiệt độ - Phụ thuộc: điều kiện khí hậu, thời tiết, môi trường, phản ứng hóa học, sự phân hủy chất hữu cơ. - Dụng cụ đo nhiệt độ: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử. b. Độ trong - Là tiêu chí đánh giá độ tốt, xấu của nước nuôi thủy sản. - Độ trong của nước dựa vào độ sâu nhìn thấy đĩa Secchi. 2. Quy trình thực hành đo nhiệt độ, độ trong của nước nuôi thủy sản - Bước 1: Đo nhiệt độ của nước nuôi thủy sản - Bước 2: Đo độ trong của nước nuôi thủy sản LUYỆN TẬP Câu 1: Quạt nước giúp tạo dòng chảy và cung cấp ôxy cho ao nuôi. Điều hòa và làm cân bằng các yếu tố môi trường trong ao -> Tăng cường hoạt động của tôm, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Câu 2: - Nguyên nhân: gia đình bạn chưa tuân thủ đúng quy trình nuôi. - Biện pháp: Cần thực hiện đúng các bước trong quy trình nuôi tôm, cá: sau thu hoạch, phải tiến hành vệ sinh, khử khuẩn ao VẬN DỤNG Câu 1: - Ở địa phương em nuôi tôm, cá ... Thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du, rau cỏ xanh, cám viên tổng hợp. - Sinh vật phù du, rau cỏ xanh : + Ưu điểm: Có sẵn trong tự nhiên, không phải tìm kiếm, không tốn chi phí mua + Nhược điểm : ít chất dinh dưỡng, tôm cá lâu lớn, phải nuôi trong thời gian dài mới có thu hoạch - Cám viên tổng hợp : + Ưu điểm : Cá rất thích ăn, nhanh lớn, thời gian thu hoạch nhanh + Nhược điểm : Tốn chi phí , có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao hơn Câu 2 : - Em sẽ kết hợp trồng lúa và nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa vì như vậy em sẽ tiết kiệm được diện tích nuôi tôm từ việc sử dụng ruộng lúa sẵn có. Thêm nữa thì sẽ cung cấp được một phần thức ăn sẵn có cho tôm như : động thực vật thủy sinh có sãn trên ruộng lúa, cá tép cua, ốc hến... Như vậy em sẽ tiết kiệm được chi phí rất lớn TIẾT 32 BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN Hoạt Động HS Và GV Nội Dung I. Vai trò của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản Câu 1: Các hiện tượng và hoạt động được minh hoạ trong Hình 14.1 tác động xấu tới môi trường và nguồn lợi thuỷ sản: - Sự ô nhiễm môi trường và nguồn nước nuôi thuỷ sản, quá trình nuôi trồng thuỷ sản không đúng kĩ thuật -> gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản. - Các hoạt động đánh bắt mang tính huỷ diệt, phá hoại rừng đầu nguồn hay rừng ngập mặn, ngăn sông, đắp đập -> làm phá vỡ hệ sinh thái, làm giảm thành phần giống, loài dẫn đến tổn thất nguồn lợi thuỷ sản. Câu 2: Là học sinh, để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản, em cần : - Không xả rác xuống sông hồ ao biển - Khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường nước - Ngăn chặn những hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường nước. - Báo cáo với cơ quan chức năng, đề xuất biện pháp ngăn chặn với những trường hợp làm ảnh hưởng xấu tới môi trường nuôi thủy sản. Câu 3: Tác hại đến thuỷ sản và ảnh hưởng đến môi trường nuôi khi nuôi thuỷ sản, nếu sử dụng lượng thức ăn quá nhiều so với nhu cầu của thuỷ sản nuôi: - Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hệ số thức ăn của thủy sản. - Làm đáy ao mau dơ, tảo dễ bùng phát mạnh, thủy sản dễ bị stress và yếu do khí độc sinh ra từ đáy ao. - Tăng chi phí sản xuất, dư thừa chất dinh dưỡng gây ô nhiễm môi trường từ đó tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của thủy sản nuôi. - Gây lãng phí thức ăn cũng như giảm lợi nhuận cho bà con nuôi thủy sản. - Đảm bảo thủy sản sinh trưởng, phát triển tốt, không bệnh tật - Tạo thực phẩm sạch. - Bảo tồn nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất. II. Biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản Câu 4: Các hoạt động được minh hoạ trong Hình 14.2 góp phần bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản như: - Giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. - Tạo ra giống mới có tốc độ tăng trưởng, chất lượng tốt hơn. - Sử dụng tốt tiềm năng của mặt nước, nuôi thủy sản hiệu quả, bền vững, hạn chế sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Câu 5: Việc cấm hủy hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy lại có tác dụng bảo vệ môi trường nuôi thủy sản bởi vì: - Nếu chúng ta hủy hoại môi trường của chúng sẽ gây ra mất cân bằng môi trường và ô nhiễm nguồn nước. Môi trường nước không sạch các loài thủy sản sẽ không thể sống được. Câu 6: Phải xây dựng ý thức trong cộng đồng về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản là vì: - Nguồn lợi thủy sản có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Nó là nguồn thức ăn và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Bảo vệ môi trường thủy sản cũng chính là biện pháp để đảm bảo đời sống của chúng ta Câu 7: Địa phương của em thực hiện việc bảo vệ môi trường nước hoặc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. - Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản. - Cải tiến và nâng cao các biện pháp nuôi thủy sản. - Chọn những loại cá có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp. - Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 1. Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản a. Xử lí nguồn nước Gồm 2 phương pháp: - Lắng - Dùng hóa chất b. Quản lí nguồn nước - Cấm hủy hoại sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy. - Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc hại có trong môi trường nuôi thủy sản. - Quản lí và xử lí chất thải, nước thải đúng quy định 2. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Sử dụng mặt nước nuôi thủy sản hợp lí, hiệu quả, bền vững. - Ứng dụng tiến bộ khoa học trong cải tiến, chọn lọc gióng, thức ăn, kĩ thuật nuôi, xử lí môi trường và phòng trừ dịch bệnh. - Có ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. - Thả thủy sản quý hiếm vào môi LUYỆN TẬP Câu 1 : Khi sử dụng thức ăn không đúng lượng sẽ gây ra hậu quả: - Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hệ số thức ăn của thủy sản. - Làm đáy ao mau dơ, tảo dễ bùng phát mạnh, thủy sản dễ bị stress và yếu do khí độc sinh ra từ đáy ao. - Tăng chi phí sản xuất, dư thừa chất dinh dưỡng gây ô nhiễm môi trường từ đó tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của thủy sản nuôi. - Gây lãng phí thức ăn cũng như giảm lợi nhuận cho bà con nuôi thủy sản. Câu 2: - Thả cá bản địa về thiên nhiên để tái tạo các các loài cá bản địa, quý hiếm; các loài cá có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác quá mức nhằm góp phần bổ sung quần đàn, tạo ra sự cân bằng sinh thái, đa dạng các giống loài thủy sản trong tự nhiên, bảo tồn nguồn lợi thủy sản. VẬN DỤNG Nếu tham gia nuôi thủy sản, gia đình em sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường để góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm nước nuôi là: - Lắng (lọc) lọc nước bằng bể lọc lớn, có thể tích từ 200 đến để chứa nước. Sau 2 đến 3 ngày. Các chất lắng đọng ở phía đáy ao. Nước sạch phần trên dùng để nuôi cá. - Dùng hoá chất khử độc như: Khí clo, vôi clorua, formon ... - Tăng cường sục khí -> Tháo bớt nước cũ và thêm nước sạch.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_8_14_nguyen_hoang_lam.docx