Giáo án Công nghệ 7 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Trồng trọt và lâm nghiệp - Bài 1: Giới thiệu chung về trồng trọt

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Năng lực công nghệ:

● Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.

● Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.

● Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam

● Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

● Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

- Năng lực chung:

● Phát triển kĩ năng phân tích thông qua hoàn thành các bài tập luyện tập và vận dụng.

● Tự nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi.

● Hợp tác theo nhóm để thảo luận về các phương thức trồng trọt, nhận diện các công nghệ cao trong trồng trọt.

● Giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn của ngành trồng trọt địa phương.

 

docx 23 trang Đức Bình 23/12/2023 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Trồng trọt và lâm nghiệp - Bài 1: Giới thiệu chung về trồng trọt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 7 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Trồng trọt và lâm nghiệp - Bài 1: Giới thiệu chung về trồng trọt

Giáo án Công nghệ 7 (Cánh diều) - Chủ đề 1: Trồng trọt và lâm nghiệp - Bài 1: Giới thiệu chung về trồng trọt
Ngày soạn:// Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 1: TRỒNG TRỌT VÀ LÂM NGHIỆP
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực
- Năng lực công nghệ: 
Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.
Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam. 
Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam
Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. 
Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.
- Năng lực chung: 
Phát triển kĩ năng phân tích thông qua hoàn thành các bài tập luyện tập và vận dụng.
Tự nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi.
Hợp tác theo nhóm để thảo luận về các phương thức trồng trọt, nhận diện các công nghệ cao trong trồng trọt. 
Giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn của ngành trồng trọt địa phương.
2. Phẩm chất
Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động cá nhân và nhóm. 
Có tinh thần trách nhiệm với các chủ đề học và vận dụng vào thực tiễn địa phương.
Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Công nghệ 7. 
Máy tính, máy chiếu. 
Tranh ảnh, sơ đồ trong SGK
Phiếu học tập
2. Đối với học sinh
SGK, 
Đọc trước bài học trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: 
- HS liên hệ những thực phẩm ăn hàng ngày với những sản phẩm của ngành trồng trọt, từ đó nhận biết được vai trò quan trọng của trồng trọt trong đời sống con người là sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Tạo hứng thú cho HS với chủ đề.
b. Nội dung: Câu hỏi mở đầu trang 6 SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS xem Hình 1.1 và trả lời câu hỏi cho từng hình:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các loại lương thực, thực phẩm trong Hình 1.1 được làm từ sản phẩm của những cây trồng nào? Hãy nêu thêm những ví dụ khác mà em biết?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: 
Hình a nước cam từ quả cam, 
Hình b cơm từ lúa gạo. 
Hình c; tương cà từ cà chua, 
Hình d: đường từ mía.
- GV có thể yêu cầu HS đưa ra các ví dụ khác.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các sản phẩm trên đều được làm từ sản phẩm trồng trọt. Để hiểu được vai trò cũng như yêu cầu và triển vọng của ngành trồng trọt chúng ta cùng tìm hiểu Bài 1: Giới thiệu chung về trồng trọt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vai trò của trồng trọt
a. Mục tiêu: HS nhận biết được vai trò của trồng trọt
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung của Mục I.1. Vai trò của trồng trọt và quan sát Hình 1.2 để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: vai trò của trồng trọt
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung của Mục I.1 Vai trò của trồng trọt và quan sát Hình 1.2 thể hiện những vai trò nào của trồng trọt?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Những vai trò của trồng trọt trong Hình 1.2:
Hình a cung cấp lương thực thực phẩm, 
Hình b: góp phần xây dựng cánh quan, bảo vệ môi trường; 
Hình c: cung cấp các sản phẩm cho xuất khẩu; 
Hình d: tạo việc làm, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ,...; 
Hình e: cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; 
Hình g:cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: 
- GV chuyển sang nội dung mới. 
I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt
1. Vai trò của trồng trọt
- Cung cấp lương thực, thực phẩm. 
- Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm, nhiên liệu sinh học,...
- Cung cấp các sản phẩm cho xuất khẩu.
- Tạo việc làm.
- Góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, giữ gìn bản sắc văn hoá.
Hoạt động 2: Triển vọng của trồng trọt
a. Mục tiêu: HS nhận biết được triển vọng của trồng trọt.
b. Nội dung: Yêu cầu hình thành kiến thức trang 4 SGK.
c. Sản phẩm học tập: triển vọng của trồng trọt.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc nội dung của Mục 1.2. Triển vọng của trồng trọt thực hiện yêu cầu.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày 
Triển vọng của trồng trọt nước ta
+ Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu. 
+ Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến (nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn,...) giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: 
2. Triển vọng của trồng trọt
+ Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu. 
+ Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến (nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn,...) giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Hoạt động 3: Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
a. Mục tiêu: HS nhận biết được các nhóm cây trồng phổ biến
b. Nội dung: Cây trồng được chia thành những nhóm nào theo mục đích sử dụng và theo thời gian sinh trưởng?
c. Sản phẩm học tập: các nhóm cây trồng phổ biến
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 Các nhóm cây trồng phổ biến và thảo luận theo cặp đôi, hãy cho biết Cây trồng được chia thành những nhóm nào theo mục đích sử dụng và theo thời gian sinh trưởng?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày 
Cây trồng được chia thành những nhóm nào theo mục đích sử dụng và theo thời gian sinh trưởng + Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành 4 nhóm chính, gồm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả. 
+ Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành 2 nhóm, gồm: cây hàng năm và cây lâu năm.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: 
II. Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
 - Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành 4 nhóm chính: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành 2 nhóm: cây hàng năm và cây lâu năm.
Hoạt động 4: Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam
a. Mục tiêu: HS kể tên được hai phương thức trồng trọt phổ biến, nêu được đặc điểm của chúng
b. Nội dung: Câu hỏi và yêu cầu hình thành kiến thức trang 8 SGK.
c. Sản phẩm học tập: hai phương thức trồng trọt phổ biến, nêu được đặc điểm của chúng
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc nội dung của Mục 3. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam và yêu cầu HS trả lời câu hỏi. Có mấy phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày: có hai phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam: trồng ngoài trời và trồng trong nhà có mái che.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận
- GV mở rộng:Trồng cây trong nhà kính, nhà lưới
Trồng cây trong nhà kính, nhà lưới là một hệ thống trồng cây theo công nghệ cao, mang đến năng suất cao và chất lượng đạt tiêu chuẩn. Ưu điểm nổi bật của trồng cây trong nhà kính, nhà lưới là không bị tác động bởi những yếu tố thời tiết, ngăn cản ruồi vàng, sâu bọ, ong bướm, mỏi,... giúp hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, có thể điều khiển vi khí hậu và áp dụng công nghệ cao bao gồm hệ thống làm mát, hệ thống tưới, hệ thống lưu thông không khí, các loại cảm biến nhiệt độ, độ ẩm. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho hệ thống thường khá cao.
Một số loại cây trồng phù hợp trồng trong nhà kính, nhà lưới: xà lách, các loại cải, rau dền, rau mồng tơi, rau muống, hành, mùi (ngò), rau thơm các loại, bạc hà, dưa leo, cà chua, ớt, các loại cà, ớt chuông, bầu, bí, mướp...
3. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam
- Trồng ngoài trời: Trồng ngoài trời là phương thức trồng trọt mà các bước từ gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch đều được thực hiện ngoài trời (điều kiện tự nhiên).
- Trồng trong nhà có mái che : Trồng trong nhà có mái che là phương thức trồng trọt được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màng (nhà có mái che) cho phép kiểm soát được các yếu tố khí hậu, đất đai và sâu bệnh; thưởng áp dụng ở những vùng nắng nóng, khô hạn, băng giá,... hoặc áp dụng cho cây trồng có giá trị kinh tế cao. 
Hoạt động 5: Trồng trọt công nghệ cao
a. Mục tiêu: HS nêu được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao
b. Nội dung: Yêu cầu hình thành kiến thức trang 9 SGK
c. Sản phẩm học tập: đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Em hãy đọc nội dung mục 4 và nêu những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước ... t quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày 
Những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao: 
- Phát triển các phương thức sản xuất tiên tiến: thuỷ canh, khí canh, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp thông minh,
- Ứng dụng công nghệ cao (cảm biến, robot, máy bay không người lái, vật liệu nano, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật,...).
- Sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. 
- Người quản lí và người sản xuất có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: 
4. Trồng trọt công nghệ cao 
- Phát triển các phương thức sản xuất tiên tiến: thuỷ canh, khí canh, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp thông minh,
- Ứng dụng công nghệ cao (cảm biến, robot, máy bay không người lái, vật liệu nano, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật,...).
- Sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. 
- Người quản lí và người sản xuất có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi.
Hoạt động 6: Một số ngành nghề trong trồng trọt
a. Mục tiêu: HS nêu được tên hoặc đặc điểm của một số ngành nghề trong trồng trọt
b. Nội dung: Yêu cầu hình thành kiến thức trang 10 SGK
c. Sản phẩm học tập: một số ngành nghề trong trồng trọt
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 5, Em hãy kể tên và nêu đặc điểm của một số ngành nghề trong trồng trọt.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày 
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: 
5. Một số ngành nghề trong trồng trọt
- Nghề chọn tạo giống cây trồng; người làm nghề này thực hiện cải tiến và phát triển các giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt 
- Nghề trồng trọt: người làm nghề này tham gia sản xuất và quản lí các cây trồng khác nhau như: lúa, rau, cam, vải, cà phê,... ở nông hộ hoặc trang trại.
- Nghề bảo vệ thực vật: người làm nghề này đưa ra những dự báo về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn giúp bảo vệ mùa màng và môi trường sinh thái.
- Nghề khuyến nông: người làm nghề này đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật giúp cho người sản xuất tăng năng suất, chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1
a. Mục tiêu: Phân loại được một số cây trồng vào nhóm cây trồng phổ biến
b. Nội dung: Câu hỏi Luyện tập trang 7 SGK 
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Quan sát hình 1.3 để trả lời câu hỏi: Phân biệt nhóm cây trong trong Hình 1.3.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời: 
Hình a: cây lúa – cây lương thực, cây hàng năm; 
Hình b: cây chè - cây công nghiệp, cây lâu năm, 
Hình c: cây ngô – cây lương thực, cây hàng năm; 
Hình d: cây cà phê – cây công nghiệp, cây lâu năm; 
Hình e: cây đậu tương - công nghiệp, cây hàng năm; 
Hình g: cây xoài – cây ăn quả, cây lâu năm.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV mở rộng kiến thức: 
Nhiệm vụ 2
a. Mục tiêu: HS đánh giá được một số vấn đề gặp phải khi trồng ngoài trời và hiểu được sự cần thiết khi trồng trong nhà có mái che; so sánh được ưu nhược điểm của phương thức trồng ngoài trời và phương thức trồng trong nhà có mái che.
b. Nội dung: Câu hỏi luyện tập 1,2, 3 trang 8 SGK 
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm (6HS) và thảo luận: Quan sát hình 1.4 và trả lời câu hỏi: 
1. Trồng ngoài trời có thể gặp những vấn đề gì?
2. Trồng trong nhà có mái che khắc phục những vấn đề đó như thế nào?
3. So sánh ưu, nhược điểm của phương thức trồng ngoài trời và phương thức trồng trong nhà có mái che theo mẫu Bảng 1.1.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời: 
Trồng ngoài trời
Trồng trong nhà có mái che
Hình a – trồng ngoài trời mùa đông gặp băng tuyết, sương giá nên cây trồng bị chết
Hình b – cây trồng xanh tốt trong nhà kính làm tăng nhiệt độ vào mùa đông.
Hình c – trồng ngoài trời bị hạn hán, chết khô cháy
Hình d – trồng trong nhà có mái che có hệ thống điều khiển khí hậu và phun nước nên không bị khô, thiếu nước, cháy lá
Hình e – trồng ngoài trời bị sâu bệnh.
Hình g – trồng trong nhà có mái che bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh.
So sánh ưu, nhược điểm của phương pháp trồng ngoài trời và trồng trong nhà có mái che
Tiêu chí
Trồng ngoài trời
Trồng trong nhà có mái che
Thấp
Cao
Thấp
Cao
Chi phí sản xuất
x
x
khả năng quản lí sâu bệnh
x
x
Khả năng thích nghi thời tiết
x
x
Quy mô sản xuất
x
x
Khả năng trồng trái vụ
x
x
Năng suất cây trồng
x
x
Thân thiện môi trường
x
x
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV mở rộng kiến thức: 
Nhiệm vụ 3
a. Mục tiêu: HS nhận biết được các công nghệ áp dụng trong trồng trọt công nghệ cao
b. Nội dung: Câu hỏi Luyện tập trang 9 SGK 
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Quan sát hình 1.5 và cho biết:
1. Hình nào là trồng trọt công nghệ cao? Vì sao?
2. Có những công nghệ cao nào được áp dụng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời: 
Các hình ảnh về trồng trọt công nghệ cao trong Hình 1.5 và lí do: 
Hình a – trồng dưa lưới trên giá thể trong nhà kính và có hệ thống tuới nhỏ giọt tự động
Hình e – hệ thống tưới phun mưa tự động
Hình d – điều khiển máy móc từ xa; 
Hình e - robot thu hoạch cà chua tự động.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV mở rộng kiến thức: 
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1:
a. Mục tiêu: Giúp HS liên hệ thực tế được những thế mạnh phát triển trồng trọt ở địa phương mình.
b. Nội dung: Bài tập trong phần Vận dụng trang 7 SGK 
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Vận dụng SGK 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Địa phương em có những thế mạnh gì trong phát triển trồng trọt.
- GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu để thực hiện hoạt động ở nhà: 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Tùy từng địa phương cụ thể tìm ra thế mạnh trong phát triển trồng trọt như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (đất đai, ánh sáng, nhiệt độ, mưa,...), điều kiện kinh tế – xã hội (vốn, lao động, tay nghề, diện tích đất đai, khoa học – kĩ thuật,...) của địa phương trong phát triển các loại cây trồng mũi nhọn ở địa phương.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS báo cáo kết quả vào tiết học sau. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. 
Nhiệm vụ 2:
a. Mục tiêu: Giúp HS kể tên và phân nhóm đúng một số cây trồng ở địa phương
b. Nội dung: Yêu cầu Vận dụng trang 7 SGK 
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Vận dụng SGK 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Hãy kể tên và phân nhóm một số cây trồng ở địa phương mà em biết
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS báo cáo kết quả vào tiết học sau. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. 
Nhiệm vụ 3:
a. Mục tiêu: HS vận dụng hiểu biết về trồng trọt công nghệ cao để liên hệ đánh giá việc áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở địa phương.
b. Nội dung: Bài tập trong phần Vận dụng trang 9 SGK 
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Vận dụng SGK 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia nhóm HS và yêu cầu các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà bằng cách hỏi người thân phỏng vấn cán bộ khuyến nông hội nông dân địa phương hoặc tìm thông tin trên website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh/thành phố. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS báo cáo kết quả vào tiết học sau. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. 
Nhiệm vụ 4:
a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được đặc điểm của một số ngành nghề trong trồng trọt và thể hiện sự yêu thích của mình với các ngành nghề trong trồng trọt đó.
b. Nội dung: Yêu cầu trong phần Vận dụng trang 10 SGK 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi để HS trả lời hoặc có thể tổ chức chơi trò chơi “Đóng vai”. 
- GV chia HS thành 4 nhóm 1 nhóm đóng vai người chọn tạo giống cây trồng; 1 nhóm đóng vai người trồng trọt; 1 nhóm đóng vai người bảo vệ thực vật; 1 nhóm đóng vai người khuyến nông.
- GV cho nhóm HS đóng vai để giải quyết một vấn đề nào đó trong trồng trọt. 
Ví dụ: Người trồng trọt mua giống từ người chọn tạo giống về trống nhưng giống bị sâu bệnh, sau đó cần có sự tham gia của các bên để tìm ra hướng giải quyết. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm HS sẽ thảo luận và có một người đại diện để thương thuyết, tranh luận tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS báo cáo kết quả vào tiết học sau. 
- GV hỏi các nhóm HS xem nhiệm vụ của từng nghề nghiệp trong trồng trọt là gì và yêu thích công việc nào nhất.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. 
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Công nghệ 7.	
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Quy trình trồng trọt

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_7_canh_dieu_chu_de_1_trong_trot_va_lam_ngh.docx