Giáo án Công nghệ 7 (Cánh diều) - Chủ đề 1, 2

CHỦ ĐỀ 1: TRỒNG TRỌT VÀ LÂM NGHIỆP

BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

● Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.

● Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

● Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

● Phát triển kĩ năng phân tích thông qua hoàn thành các bài tập luyện tập và vận dụng.

● Tự nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi.

● Hợp tác theo nhóm để thảo luận về các phương thức trồng trọt, nhận diện các công nghệ cao trong trồng trọt.

● Giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn của ngành trồng trọt địa phương.

- Năng lực công nghệ: Liên hệ với thực tế, HS vận dụng kiến thức, hiểu biết nêu được các nhóm cây trồng và phương thức trồng phổ biên ở Việt Nam.

 

doc 215 trang Đức Bình 23/12/2023 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 (Cánh diều) - Chủ đề 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 7 (Cánh diều) - Chủ đề 1, 2

Giáo án Công nghệ 7 (Cánh diều) - Chủ đề 1, 2
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 1: TRỒNG TRỌT VÀ LÂM NGHIỆP
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.
Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. 
Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
Phát triển kĩ năng phân tích thông qua hoàn thành các bài tập luyện tập và vận dụng.
Tự nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi.
Hợp tác theo nhóm để thảo luận về các phương thức trồng trọt, nhận diện các công nghệ cao trong trồng trọt. 
Giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn của ngành trồng trọt địa phương.
- Năng lực công nghệ: Liên hệ với thực tế, HS vận dụng kiến thức, hiểu biết nêu được các nhóm cây trồng và phương thức trồng phổ biên ở Việt Nam.
3. Phẩm chất
Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động cá nhân và nhóm. 
Có tinh thần trách nhiệm với các chủ đề học và vận dụng vào thực tiễn địa phương.
Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Công nghệ 7. 
Máy tính, máy chiếu. 
Tranh ảnh, sơ đồ trong SGK
Phiếu học tập
2. Đối với học sinh
SGK, 
Đọc trước bài học trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: 
- HS liên hệ những thực phẩm ăn hàng ngày với những sản phẩm của ngành trồng trọt, từ đó nhận biết được vai trò quan trọng của trồng trọt trong đời sống con người là sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Tạo hứng thú cho HS với chủ đề.
b. Nội dung: Câu hỏi mở đầu trang 6 SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS xem Hình 1.1 và trả lời câu hỏi cho từng hình:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các loại lương thực, thực phẩm trong Hình 1.1 được làm từ sản phẩm của những cây trồng nào? Hãy nêu thêm những ví dụ khác mà em biết?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: 
Hình a nước cam từ quả cam, 
Hình b cơm từ lúa gạo. 
Hình c; tương cà từ cà chua, 
Hình d: đường từ mía.
- GV có thể yêu cầu HS đưa ra các ví dụ khác.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các sản phẩm trên đều được làm từ sản phẩm trồng trọt. Để hiểu được vai trò cũng như yêu cầu và triển vọng của ngành trồng trọt chúng ta cùng tìm hiểu Bài 1: Giới thiệu chung về trồng trọt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vai trò của trồng trọt
a. Mục tiêu: HS nhận biết được vai trò của trồng trọt
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung của Mục I.1. Vai trò của trồng trọt và quan sát Hình 1.2 để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: vai trò của trồng trọt
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung của Mục I.1 Vai trò của trồng trọt và quan sát Hình 1.2 thể hiện những vai trò nào của trồng trọt?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Những vai trò của trồng trọt trong Hình 1.2:
Hình a cung cấp lương thực thực phẩm, 
Hình b: góp phần xây dựng cánh quan, bảo vệ môi trường; 
Hình c: cung cấp các sản phẩm cho xuất khẩu; 
Hình d: tạo việc làm, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ,...; 
Hình e: cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; 
Hình g:cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: 
- GV chuyển sang nội dung mới. 
I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt
1. Vai trò của trồng trọt
- Cung cấp lương thực, thực phẩm. 
- Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm, nhiên liệu sinh học,...
- Cung cấp các sản phẩm cho xuất khẩu.
- Tạo việc làm.
- Góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, giữ gìn bản sắc văn hoá.
Hoạt động 2: Triển vọng của trồng trọt
a. Mục tiêu: HS nhận biết được triển vọng của trồng trọt.
b. Nội dung: Yêu cầu hình thành kiến thức trang 4 SGK.
c. Sản phẩm học tập: triển vọng của trồng trọt.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc nội dung của Mục 1.2. Triển vọng của trồng trọt thực hiện yêu cầu.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày 
Triển vọng của trồng trọt nước ta
+ Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu. 
+ Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến (nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn,...) giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: 
2. Triển vọng của trồng trọt
+ Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu. 
+ Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến (nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn,...) giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Hoạt động 3: Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
a. Mục tiêu: HS nhận biết được các nhóm cây trồng phổ biến
b. Nội dung: Cây trồng được chia thành những nhóm nào theo mục đích sử dụng và theo thời gian sinh trưởng?
c. Sản phẩm học tập: các nhóm cây trồng phổ biến
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 Các nhóm cây trồng phổ biến và thảo luận theo cặp đôi, hãy cho biết Cây trồng được chia thành những nhóm nào theo mục đích sử dụng và theo thời gian sinh trưởng?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày 
Cây trồng được chia thành những nhóm nào theo mục đích sử dụng và theo thời gian sinh trưởng + Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành 4 nhóm chính, gồm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả. 
+ Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành 2 nhóm, gồm: cây hàng năm và cây lâu năm.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: 
II. Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
 - Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành 4 nhóm chính: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành 2 nhóm: cây hàng năm và cây lâu năm.
Hoạt động 4: Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam
a. Mục tiêu: HS kể tên được hai phương thức trồng trọt phổ biến, nêu được đặc điểm của chúng
b. Nội dung: Câu hỏi và yêu cầu hình thành kiến thức trang 8 SGK.
c. Sản phẩm học tập: hai phương thức trồng trọt phổ biến, nêu được đặc điểm của chúng
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc nội dung của Mục 3. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam và yêu cầu HS trả lời câu hỏi. Có mấy phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày: có hai phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam: trồng ngoài trời và trồng trong nhà có mái che.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận
- GV mở rộng:Trồng cây trong nhà kính, nhà lưới
Trồng cây trong nhà kính, nhà lưới là một hệ thống trồng cây theo công nghệ cao, mang đến năng suất cao và chất lượng đạt tiêu chuẩn. Ưu điểm nổi bật của trồng cây trong nhà kính, nhà lưới là không bị tác động bởi những yếu tố thời tiết, ngăn cản ruồi vàng, sâu bọ, ong bướm, mỏi,... giúp hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, có thể điều khiển vi khí hậu và áp dụng công nghệ cao bao gồm hệ thống làm mát, hệ thống tưới, hệ thống lưu thông không khí, các loại cảm biến nhiệt độ, độ ẩm. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho hệ thống thường khá cao.
Một số loại cây trồng phù hợp trồng trong nhà kính, nhà lưới: xà lách, các loại cải, rau dền, rau mồng tơi, rau muống, hành, mùi (ngò), rau thơm các loại, bạc hà, dưa leo, cà chua, ớt, các loại cà, ớt chuông, bầu, bí, mướp...
3. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam
- Trồng ngoài trời: Trồng ngoài trời là phương thức trồng trọt mà các bước từ gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch đều được thực hiện ngoài trời (điều kiện tự nhiên).
- Trồng trong nhà có mái che : Trồng trong nhà có mái che là phương thức trồng trọt được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màng (nhà có mái che) cho phép kiểm soát được các yếu tố khí hậu, đất đai và sâu bệnh; thưởng áp dụng ở những vùng nắng nóng, khô hạn, băng giá,... hoặc áp dụng cho cây trồng có giá trị kinh tế cao. 
Hoạt động 5: Trồng trọt công nghệ cao
a. Mục tiêu: HS nêu được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao
b. Nội dung: Yêu cầu hình thành kiến thức trang 9 SGK
c. Sản phẩm học tập: đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Em hãy đọc nội dung mục 4 và nêu những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ ... nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi về bảo vệ nguồn lợi thủy sản
d) Tổ chức thực hiện:	
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
*Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 14.5 và cho biết:
- Hoạt động nào gây suy giảm nguồn lợi thủy sản?
- Hoạt động nào bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS  làm việc theo nhóm, suy nghĩ trả lời
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV: Chiếu đáp án đúng trên màn hình:
Bước 4: Kết quả, nhận định
Đáp án
 Quan sát Hình 14.5, ta nhận thấy:
- Hoạt động gây suy giảm nguồn lợi thủy sản:
   + Hình c: Nổ mìn để săn bắt thủy sản; 
   + Hình e: Săn bắt động vật thủy sản bằng điện.
- Hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
   + Hình a: Thả bổ sung cá giống vào môi trường tự nhiên;
   + Hình b: Xây dựng đường dẫn để cá vượt đập thủy điện
   + Hình d: Trồng san hô;
   + Hình g: Trồng rừng ngập mặn.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế.
b. Nội dung: HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi vận dụng
c. Sản phẩm: những hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản của người dân ở địa phương em
d.Tổ chức thực hiện: 
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi vận dụng: Hãy nêu những hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản của người dân ở địa phương em. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc nhóm đôi 
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3 : Báo cáo, thảo luận
- HS xung phong phát biểu. Các HS khác nhận xét.
Đáp án: 
Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ vào mùa tôm, cá sinh sản, mở rộng vùng khai thác xa bờ
- Thả một số loài hải sản quý hiếm vào thủy vực nội địa và vũng, vịnh ven biển để tăng nguồn lợi hải sản và ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài hải sản này.
- Thiết lập các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi.
- Nghiêm cấm đánh bắt hải sản bằng những phương pháp mang tính hủy diệt như thuốc nổ, hóa chất, điện...
- Bảo vệ môi trường biển, nơi sinh sống của các loài hải sản.
- Nghiêm cấm vứt rác, xả chất thải chưa qua xử lí xuống ao, hồ, sông.
Bước 4 : Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án.
- GV nhận xét thái độ làm việc, sản phẩm, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
- Làm bài tập trong sbt
- Chuẩn bị bài Ôn tập chủ đề 2
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: Tích cực, chủ động, tìm hiểu nhằm thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong ôn tập chương.
Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hệ thống hóa các dội dung kiến thức chủa chương.
Giải quyết các vấn đề sang tạo: Đề xuất được sơ đồ tư duy hợp lí và sang tạo.
2. Năng lực hóa học:
Năng lực nhận thức công nghệ: HS hệ thống hóa được kiến thức của chủ đề chăn nuôi và thủy sản
Sử dụng công nghệ: Vận dụng được các kiến thức về chăn nuôi và thủy sản vào cuộc sống
Năng lực thiết kế: Lập được kế hoạch tính toán chi phí cho hoạt động chăn nuôi.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
 2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh hứng thú với bài học hơn.
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi mở đầu, yêu cầu HS giơ tay trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa ra câu hỏi: Gia đình em nuôi những vật nuôi nào? Chúng mang lại lợi ích gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét: 
Đáp án: 
- Gia đình em nuôi gà, cá...Gà cung cấp thịt, trứng; cá cung cấp thịt. Gà và cá có thể bán để tăng thu nhập
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Câu trả lời của các em chính là một số vai trò của chăn nuôi và thủy sản. Để củng cố các kiến thức về chăn nuôi và thủy sản chúng ta cùng đến với Ôn tập chủ đề 2: Chăn nuôi và thủy sản
B. ÔN TẬP KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
a) Mục tiêu: HS hệ thống hóa được kiến thức về chăn nuôi và thủy sản
b) Nội dung: HS làm việc nhóm 4 hoàn thiện sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức vào vở.
c) Sản phẩm: Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện:	
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4 hoàn thành sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong sgk trang 81,82 vào vở:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS làm việc cá nhân trinh bày sơ đồ tư duy vào vở.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đưa ra đáp án chính xác.
- GV nhận xét thái độ làm việc.
I. Hệ thống hóa kiến thức
Giới thiệu chung về chăn nuôi
Một số giống vật nuôi phổ biến ở Việt Nam
Vật nuôi bản địa
Vật nuôi ngoại nhập
Vai trò của chăn nuôi:
Cung cấp thực phẩm
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Cung cấp sức kéo
Cung cấp phân bón
Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống và sản xuất
Tạo việc làm
Các phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam
Nuôi chăn thả tự do
Nuôi công nghiệp
Nuôi bán công nghiệp
Triển vọng của chăn nuôi
Một số ngành nghề trong chăn nuôi
Chăn nuôi
Thú y
Nghề chọn tạo giống vật nuôi
Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Vật nuôi đực giống
Vai trò của chăm sóc và nuôi dưỡng
Vật nuôi cái sinh sản
Giai đoạn hậu bị
Giai đoạn mang thai
Giai đoạn nuôi con ở gia súc và giai đoạn đẻ trứng ở gia cầm
Lập kế hoạch, tính toán chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt thả vườn
Vật nuôi non
Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Phòng, trị bệnh
Khái niệm bệnh
Vệ sinh trong chăn nuôi
Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh
Sức đề kháng thấp
Môi trường
*Thủy sản
Một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao
Cá tra
Cá rô phi
Nghêu
Tôm thẻ chân trắng
Cá chẽm (vược)
Tôm sú
Cá chép
Vai trò
Thực phẩm
Nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu
Thức ăn chăn nuôi
Nguyên liệu cho ngành dược mĩ phẩm
Tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
Lập kế hoạch tính toán chi phí nuôi và chăm sóc cá rô phi trong ao
Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao:
Chuẩn bị ao nuôi
Thả giống
Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả
Thu hoạch
Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản
Các nguồn gây ô nhiễm
Xử lí các nguồn nước thải
Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản
Các khu vực cần được bảo vệ
Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Quản lí môi trường và phòng trị bệnh:
Quản lí môi trường ao nuôi
Đo nhiệt độ
Biện pháp quản lí
Dấu hiệu bệnh
Phòng, trị bệnh
Hoạt động 2: Luyện tập và vận dụng
a) Mục tiêu: HS giải được một số bài tập phát triển năng lực chủ đề 2.
b) Nội dung: HS hoạt động nhóm trả lời các câu 1 trang 76 SGK; Câu 1,2,3,4,5,6,7,8 trang77 SGK
c) Sản phẩm: Đáp án cho các bài tập luyện tập
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi (cùng bàn) thực hiện trả lời câu hỏi: Câu1 sgk t.76
-Học sinh hoạt động nhóm mảnh ghép:
+Nhóm chuyên gia thảo luận nhóm trong 8 phút
Nhóm chuyên gia 1,3 hoàn thành câu trả lời các câu 1,2,5 trang 77 
Nhóm chuyên gia 2,4 hoàn thành câu trả lời 4,6,7,8 trang 77 
+Nhóm mảnh ghép hoàn thành các câu trả lời trong vòng 8 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.
- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
II. Luyện tập
2.1. Chăn nuôi
Câu 1 sgk t.76
STT
Loại vật nuôi
Thực phẩm
Nguyên liệu cho công nghiệp
Sức kéo
Phân hữu cơ
Thịt
Trứng
Sữa
1
Bò
x
x
x
x
x
2
Trâu
x
x
x
x
3
Ngựa
x
x
x
x
4
Lợn
x
x
x
5
Gà
x
x
x
x
6
Vịt
x
x
x
7
Dê
x
x
x
x
8
Cừu
x
x
x
x
2.2.Thủy sản
Câu 1 sgk t.77:
Các bước của quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao:
Bước 1: Làm cạn nước trong ao 
Bước 2 : Làm vệ sinh xung quanh ao , lấp các hang, hốc tu sửa cống, lưới chắn.
Bước 3: Vét bớt bùn đáy, san phẳng đáy ao .
Bước 4: Bón vôi để cải tạo đáy ao  và diệt mầm bệnh
Bước 5: Phơi đáy ao khoảng 2 đến 3 ngày.
Bước 6: Lấy nước qua túi lọc vào ao khoảng 30 đến 50 cm . Lấy đủ nước vào ao trước khi thả cá giống.
Câu 2 sgk t.77:
Nguyên tắc nuôi ghép các loài cá:
Tập tính ăn khác nhau
Sống ở các tầng nước khác nhau
Không cạnh tranh thức ăn
Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có
Chống chịu tốt với điều kiện môi trường
Câu 3 sgk t.77: 
Khi ao nuôi có hiện tượng thiếu oxygen, em sẽ tìm nguyên nhân và thực hiện giải pháp phù hợp:
- Tùy theo mật độ thả nuôi, thời gian nuôi, em sẽ bố trí và vận hành các loại máy sục khí, quạt nước cho phù hợp, bảo đảm cung cấp đầy đủ oxy trong ao.
- Sử dụng máy đo hoặc test để kiểm tra oxy. Định kỳ đo oxy 2 lần/ ngày vào lúc 5 – 6 giờ sáng và 14 – 15 giờ chiều để theo dõi sự biến động của oxy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Câu 4 sgk t.77
Ba yếu tố dẫn đến phát sinh bệnh trên động vật thủy sản là:
b. Vật chủ yếu, xuất hiện mẩm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường bất lợi.
Câu 5 sgk t.77: 
Biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp gồm những nội dung: nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản; ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh; quản lí môi trường nuôi, trị bệnh.
Câu 6 sgk t.77: 
Các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản: xử lí các nguồn nước thải; kiểm soát môi trường thủy sản.
Câu 7 sgk t.77: 
Khu vực nguồn lợi thuỷ sản nào cần được bảo vệ là:a. Nơi tập trung các loài thuỷ sản và môi trường sống của chúng, khu vực tập trung sinh sản (bãi đẻ), khu vực tập trung con non sinh sống (bãi ương giống), đường di cư của các loài thuỷ sản.
Câu 8 sgk t.77:
Một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:
Khai thác thuỷ sản hợp lí.
Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản thả tôm, cá giống vào môi trường tự nhiên, trồng san hô.
Bảo vệ đường di cư của các loài thuỷ sản không dùng đăng chắn khai thác cá trên sông, xây dựng đường dẫn đề cá vượt đập thuỷ điện.
Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản: không xả thải chất độc hại vào môi trường tự nhiên
Bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển các khu bảo tồn nội địa.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_7_canh_dieu_chu_de_1_2.doc