Đề kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử và địa lí Lớp 8 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 8
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
A. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm)
Câu 1. Điểm cực Nam phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A. Điện Biên. B. Hà Giang. C. Khánh Hòa. D. Cà Mau.
Câu 2. Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A. Điện Biên. B. Hà Giang. C. Khánh Hòa. D. Cà Mau.
Câu 3. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm bao nhiêu phần trăm của phần đất liền Việt Nam?
A. 1%. B. 11%. C. 65%. D. 80%.
Câu 4. Bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta là
A. đồng bằng. B. đồi núi.
C. đồi trung du. D. bán bình nguyên.
Câu 5. Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là
A. đông nam-tây bắc và vòng cung B. đông bắc-tây nam và vòng cung.
C. tây bắc-đông nam và vòng cung. D. tây nam-đông bắc và vòng cung.
Câu 6. Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn
A. Tân kiến tạo. B. Cổ sinh.
C. Trung sinh. D. Tiền Cambri.
Câu 7. Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo?
A. Địa hình cacxtơ. B. Địa hình đồng bằng.
C. Địa hình đê sông, đê biển. D. Địa hình cao nguyên.
Câu 8. Địa hình nước ta mang tính chất.và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
A. cận nhiệt gió mùa. B. ôn đới gió mùa. C. nhiệt đới gió mùa. D. nhiệt đới khô.
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Hình dạng kéo dài lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên ở nước ta?
Câu 2 (0.5 điểm). Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta?
Câu 3 (1,5 điểm). Cho ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với khai thác kinh tế.?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử và địa lí Lớp 8 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN : LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 8 a) Khung ma trận TT Chương/ chủ đề Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng % điểm Nhận biết (TNKQ) Thông hiểu (TL) Vận dụng (TL) Vận dụng cao (TL) Phân môn Địa lí 1 ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM (2 tiết) Nội dung 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 2 TN* 5% Nội dung 2: Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam 1TL 10% 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (10 tiết) Nội dung 1: Đặc điểm chung của địa hình Nội dung 2: Các khu vực địa hình. Đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình Nội dung 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế 6TN* 15% 1TL 15% Nội dung 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Các loại khoáng sản chủ yếu 1TL 5% Tỉ lệ 20% 15% 15% 50% Phân môn Lịch sử 1 Chủ đề 1: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII (5 tiết) (2 điểm) Nội dung 1. Cách mạng tư sản Anh 2TN* 1TL* 20% Nội dung 2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. 2TN* 1TL* Nội dung 3. Cách mạng tư sản Pháp 2TN* 1TL* 1TL* Nội dung 4. Cách mạng công nghiệp 2TN* 1TL* 2 Chủ đề 2: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX (3 tiết) (1,25 điểm) Nội dung 1. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây 1TN 2,5% Nội dung 2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á 4TN* 10% Nội dung 3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á 3 Chủ đề 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII (4 tiết) (1,75 điểm) Nội dung 1. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn 1TN* 1TL* 17,5% Nội dung 2. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. 1TN* 1TL* Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50% Tổng hợp chung 40% 30% 25% 5% 100% b) Bảng đặc tả BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Lớp 8 TT Chương/ Chủ đề Nội dung/Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Phân môn Địa lí 1 ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM Nội dung 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Nhận biết - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí. 2 TN* Nội dung 2. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam Thông hiểu - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. 1TL 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM Nội dung 1: Đặc điểm chung của địa hình Nhận biết - Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người. - Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa. Vận dụng - Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế. 6 TN* Nội dung 2: Các khu vực địa hình. Đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình Nội dung 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế 1 TL Nội dung 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Các loại khoáng sản chủ yếu Nhận biết Trình bày được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam Thông hiểu - Giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. - Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản. 1TL Số câu/ loại câu 8 câu TNKQ 2 câu TL 1 câu TL Tỉ lệ % 20% 15% 15% Phân môn Lịch sử 1 Chủ đề 1: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII Nội dung 1: Cách mạng tư sản Anh Nhận biết -Trình bày những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cách mạng tư sản Anh. Vận dụng – Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra cuộc cách mạng tư sản Anh. - Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Anh. 2TN* 1TL* Nội dung 2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ Nhận biết - Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Vận dụng – Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. - Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 2TN* 1TL* Nội dung 3. Cách mạng tư sản Pháp Nhận biết – Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cách mạng tư sản Pháp. Vận dụng – Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra cuộc cách mạng tư sản Pháp - Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Pháp. Vận dụng cao - So sánh, rút ra điểm giống và khác nhau giữa cuộc CMTS Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và CMTS Pháp. 2TN* 1TL* 1TL* Nội dung 4. Cách mạng công nghiệp Vận dụng cao - Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống. 1TL* 2 Chủ đề 2: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX Nội dung 1. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây Nhận biết - Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á. 1TN Nội dung 2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á Nhận biết - Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. 4TN* Nội dung 3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á 3 Chủ đề 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII Nội dung 1. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn Thông hiểu - Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. 1TN* 1TL* Nội dung 2. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII Nhận biết - Trình bày được khái quát về quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. 1TN* 1TL* Số câu/ loại câu 8 câu TNKQ 1 câu TL 1 câu TL 1 câu TL Tỉ lệ % 20% 15% 10% 5% Tổng hợp chung 40% 30% 25% 5% c) Đề kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 8 PHÂN MÔN ĐỊA LÍ TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Câu 1. Điểm cực Nam phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh A. Điện Biên. B. Hà Giang. C. Khánh Hòa. D. Cà Mau. Câu 2. Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh A. Điện Biên. B. Hà Giang. C. Khánh Hòa. D. Cà Mau. Câu 3. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm bao nhiêu phần trăm của phần đất liền Việt Nam? A. 1%. B. 11%. C. 65%. D. 80%. Câu 4. Bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta là A. đồng bằng. B. đồi núi. C. đồi trung du. D. bán bình nguyên. Câu 5. Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là A. đông nam-tây bắc và vòng cung B. đông bắc-tây nam và vòng cung. C. tây bắc-đông nam và vòng cung. D. tây nam-đông bắc và vòng cung. Câu 6. Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn A. Tân kiến tạo. B. Cổ sinh. C. Trung sinh. D. Tiền Cambri. Câu 7. Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo? A. Địa hình cacxtơ. B. Địa hình đồng bằng. C. Địa hình đê sông, đê biển. D. Địa hình cao nguyên. Câu 8. Địa hình nước ta mang tính chất...................và chịu tác động mạnh mẽ của con người. A. cận nhiệt gió mùa. B. ôn đới gió mùa. C. nhiệt đới gió mùa. D. nhiệt đới khô. B. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1 điểm). Hình dạng kéo dài lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên ở nước ta? Câu 2 (0.5 điểm). Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta? Câu 3 (1,5 điểm). Cho ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với khai thác kinh tế.? PHÂN MÔN LỊCH SỬ TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1. Trước cách mạng, Pháp là một nước có nền kinh tế A. Nông nghiệp phát triển. B. Công- thương nghiệp lạc hậu. C. Nông nghiệp lạc hậu. D. Vông nghiệp lạc hậu. Câu 2. Kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nửa đầu thế kỉ XVIII có đặc điểm A. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp. B. Miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp. C. Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp. D. Cả hai miền Bắc – Nam đều có các đồn điền, trang trại lớn. Câu 3. Những nước nào ở Đông Nam Á là thuộc địa của Pháp? A. Viêt Nam, Lào, Cam-pu-chia. B. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai. C. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.. D. Việt Nam, Phi-lip-pin, Bru-nây. Câu 4. Nhân dân Đông Nam Á có thái độ như thế nào đối với chính quyền thực dân đô hộ? A. Đốt công xưởng, đập phá máy móc. B. Thành lập các tổ chức công đoàn ở mỗi nước. C. Tiến hành chạy đua vũ trang. D. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Câu 5. Phương án nào sau đây không phải là nguyên nhân thất bại các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX? A. Kẻ thù xâm lược còn rất mạnh. B. Các nước đế quốc cấu kết với nhau. C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo. D. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp, đầu hàng, làm tay sai. Câu 6. Cuối thế kỉ XIX, tình hình nổi bật ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á là A. Chế độ phong kiến khủng hoảng suy vong và bị biến thành thuộc địa của tư bản phương Tây. B. Chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc. C. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân. D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực. Câu 7. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật? A. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính. B. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa. C. Tìm cách kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa. D. Vơ vét, đàn áp, chia để trị. Câu 8. Công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt ở thế kỉ XVI gắn liền với nhân vật nào? A. Nguyễn Kim. B. Nguyễn Hoàng. C. Mạc Đăng Dung. D. Trịnh Kiểm. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1 điểm). Nêu một số đặc điểm chính của cách mạng tư sản Pháp? Câu 2 (0,5 điểm). Nêu những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất? Câu 2. (1,5 điểm). Giải thích nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh Nguyễn? - HẾT - d) Đáp án và hướng dẫn chấm Phần Địa lí A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A D B C A C C Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm B. TỰ LUẬN (3 điểm) Nội dung Điểm Câu 1 . (1 điểm) - Hình dạng dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc (hình chữ S) theo nhiều hướng và dài trên 3260km đã góp phần làm thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú và sinh động. 0,5đ - Cảnh quan tự nhiên nước ta khác biệt rõ ràng giữa các vùng, miền tự nhiên. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên. 0,5đ Câu 2: (0.5 điểm) Nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản ở nước ta: -Khai thác quá mức; Sử dụng lãng phí. -Thăm dò thiếu chính xác; Sự quản lí lỏng lẻo 0,5đ Câu 3: ( 1,5 điểm ) Ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với khai thác kinh tế.? a. Địa hình đồi núi + Khí hậu mát mẻ, có địa hình Cacxtơ, nhiều đỉnh núi, cao nguyên nổi tiếng thuận lợi phát triển du lịch. + Có nhiều khoáng sản, phát triển công nghiệp khai khoáng. + Khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp trồng nhiều loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, + Sông ngòi có tiềm năng lớn về thủy điện. HS đưa ra những ví dụ khác nếu đúng vẫn cho điểm. 0,75đ b. Địa hình đồng bằng: + Địa hình đồng bằng thấp và bằng phẳng, có đất phù sa phù hợp cho thâm canh trồng lúa nước, cây hàng năm, cây ăn quả + Có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản + Có dân cư tập trung đông đúc. HS đưa ra những ví dụ khác nếu đúng vẫn cho điểm. 0,75đ Phần Lịch sử TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C A D B A D B Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Nội dung đáp án Điểm 1 (1 điểm) Cách mạng tư sản Pháp Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để: - Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. - Cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến, chiến tranh vệ quốc. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. 4 ý mỗi ý 0,25 điểm Tổng 1 điểm 1 (0,5 điểm) Những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất. - Sản xuất lớn bằng máy móc đã giải phóng sức lao động, thay đổi cách thức lao động của con người. - Thúc đẩy quá trình thị trường hóa nền kinh tế thế giới và xã hội hóa hoạt động sản xuất, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. 2 ý mỗi ý 0,25 điểm Tổng 0,5 điểm 2 (1,5 điểm) Giải thích nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều: - Triều đình nhà Lê suy yếu , tranh chấp giữa các phe phái diễn ra quyết liệt. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc (Bắc triều). - Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa. - Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long - Bắc triều. Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ. * Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn: - Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa. - Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài. - Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. 6 ý mỗi ý 0,25 điểm Tổng 1,5 điểm
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_8_co_dap_an.docx