Bài giảng Giáo dục công dân 6 (Cánh diều) - Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
ĐỌC THÔNG TIN
Gia đình, dòng họ cố giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân nổi tiếng về truyền thống hiếu học. Từ thời chiến tranh cho đến hiện tại, gia đình đã có tám người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có những thành tựu nổi bật. Con cháu trong dòng họ luôn tự hào và không ngừng phát huy truyền hiếu học ấy. Tính đến ba đời, con trai, con gái, dâu rể và các cháu, gia đình, dòng họ Nguyễn Lân có gần 20 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, đóng góp tích cực trong việc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 6 (Cánh diều) - Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Giáo dục công dân 6 (Cánh diều) - Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÔ HIỆU TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY I.KHỞI ĐỘNG Bài 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ CÔ TUYẾT THCS TÔ HIỆU Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những truyền thống đó. TRÒ CHƠI: THẨM THẤU ÂM NHẠC B ài hát “Lá cờ” (sáng tác: Tạ Quang Thắng). TRÒ CHƠI: THẨM THẤU ÂM NHẠC B ài hát “ Ba ngọn nến lung linh ” (sáng tác: Ngọc Lễ ). Bài 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ C ố giáo s ư Tôn Th ấ t Tùng ( Ả nh : Gia đ ì nh ) Gia đình nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng II. II. KHÁM PHÁ Bài 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ CÔ TUYẾT THCS TÔ HIỆU 1. Truyền thống gia đình, dòng họ ĐỌC THÔNG TIN Gia đình, dòng họ cố giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân nổi tiếng v ề truyền thống hiếu học. Từ thời chiến tranh cho đến hiện t ại , gia đình đã có tám người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có những thành tựu nổi b ật . Con cháu trong dòng họ luôn tự hào và không ngừng phát huy truyền hiếu học ấy . Tính đến ba đời, con trai, con gái, dâu rể và các cháu, gia đình, dòng họ Nguyễn L â n có gần 20 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, đóng góp tích cực trong việc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. PHIẾU BÀI TẬP D òng họ Nguyễn Lân có truyền thống gì ? Em có suy nghĩ gì về truyền thống của dòng họ Nguyễn Lân ? Từ thông tin trên và những hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ? ............................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... THẢO LUẬN NHÓM BÀN PHIẾU BÀI TẬP D òng họ Nguyễn Lân có truyền thống gì ? Em có suy nghĩ gì về truyền thống của dòng họ Nguyễn Lân ? Từ thông tin trên và những hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ? Gia đình, dòng họ cố giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân nổi tiếng v ề truyền thống hiếu học. Đó là một truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy . Em thấy ngưỡng mộ, đáng học tập. - T ruyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. THẢO LUẬN NHÓM BÀN - T ruyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra. Truyền thống : Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. TRÒ CHƠI “THỬ TÀI HIỂU BIẾT” Chia lớp ra thành hai đội Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất Đạ i di ện hai đội l ê n bả ng v à liệt k ê nh ững truyền thống mà em biết trong 5’ Đội n à o viết đượ c nhi ều truyền thống sẽ được 10 điểm. TRUYỀN THỐNG Đạo đức Cần cù lao động Hiếu thảo Văn hóa Làng nghề ............. Yêu nước Nghề nghiệp Hiếu học MỘT SỐ TRUYỀN THỐNG : + Truyền thống lao động sản xuất : Kinh nghiệm trồng lúa nước. - Chữa bệnh bằng cây thuốc Nam.. + Truyền thống về đạo đức: - Hiếu thảo, hiếu học - Yêu nước chống ngoại xâm. - Nhân nghĩa, đoàn kết + Truyền thống văn hóa: - Cách giao tiếp. - Trang phục. - Phong tục tập, tập quán + Truyền thống nghệ thuật: - Tranh dân gian Đông Hồ - Múa rối nước, điêu khắc - Các làn điệu dân ca, ca cổ, ca cải lương .. 2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ Dung xa nhà lên phố huyện học. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống hay học tập, Dung lại nhớ tới ông ngoại, người đã cần cù lao động, khai khẩn đất đai đề trồng trọt, chăn nuôi. Cũng như ông ngoại, bố mẹ Dung không quản khó khăn, vất vả đề tiếp tục mở rộng và phát triển kinh tế. Bạn cảm thấy tự hào về tinh thần lao động chăm chỉ và không ngại khó của ông ngoại và bố mẹ mình. Nhờ đó, bạn có động lực đề tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà. Gia đình Nam có nhiều thế hệ sống chung một nhà, việc duy trì nề nếp, gia phong “kính trên, nhường dưới”, “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành truyền thống của gia đình. Mỗi thế hệ có nếp nghĩ, cách sống khác nhau nhưng mọi người luôn lắng nghe và bao dung nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm. ĐỌC THÔNG TIN 1. Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung? 2. Việc duy trì nền nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam? 3. Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội? 1. Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: Có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà. 2. Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều cho gia đình Nam: biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm. 3.Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ: giúp ta có thêm kinh ngiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. TÔI LÀ.... NHÀ HÙNG BIỆN Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt gua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công. 3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ Năm nào cũng vậy, Linh luôn háo hức mong chờ đến sáng mùng một Tết Nguyên đán. Khi đó, mọi thành viên trong gia đình đều tụ họp đông đủ, cùng nhau đi chúc tết ông bà và những người thân trong gia đình, dòng họ. Tết năm nay, Linh còn học được rất nhiều lời chúc ý nghĩa để chúc mừng ông bà, bố mẹ. Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng. Từ nhỏ, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kĩ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. ĐỌC THÔNG TIN Nhóm 1: Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân ? Nhóm 3 : Từ việc làm của gia đình bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ ? Nhóm 4 : Hãy nêu những việc làm biểu hiện không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ? Nhóm 2 : Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An? ? Thảo luận nhóm (5 phút) - Trân trọng ,tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp. -Phải sống trong sạch, lương thiện. -Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh gia đình, dòng họ. NÊN KHÔNG NÊN Yêu nước Lười biếng Biết ơn Độc ác Trung thực Vô ơn Chăm chỉ Chia rẽ Dối trá Nhân ái Đoàn kết Phản bội Yêu nước Chăm chỉ Biết ơn Nhân ái Trung thực Đoàn kết Phản bội Lười biếng Vô ơn Độc ác Dối trá Chia rẽ NÊN HAY KHÔNG NÊN III. III. LUYỆN TẬP Bài 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ CÔ TUYẾT THCS TÔ HIỆU Em hãy cùng các bạn trong lớp giới thiệu truyền thống gia đình, dòng họ bằng cách vẽ hoặc dán ảnh các thành viên trong gia đình của mình vào "cây truyền thống gia đình" theo mẫu. Sau đó, ghi chú thích về nghề nghiệp, đức tính, tư tưởng, lối sống,... được lưu truyền và gìn giữ từ nhiều đời nay. Em có mong muốn tiếp nối các truyền thống đó không? Vì sao? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp. Trò chơi "Đối mặt" Tìm ca dao, tục ngữ , châm ngôn về truyền thống tốt đẹp LUẬT CHƠI : - Số người tham gia: 5 bạn - Cách thức: Các bạn đứng vòng tròn. Lần lượt đọc câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về truyền thống tốt đẹp. (Không được đọc lặp lại câu của người khác.) Đến lượt, bạn nào không đọc được sẽ bị loại. Giấy rách phải giữ lấy lề. Con hơn cha là nhà có phúc. Các câu ca dao, tục ngữ: - Con người có tổ có tông. Như cây có cội, như sông có nguồn. Tình huống 2: Gia đình Hải có nghề truyền thống làm đồ chơi Trung thu. ông nội bạn đã từng được vinh danh là nghệ nhân nổi tiếng và cha mẹ Hải vẫn tiếp tục say mê làm ra những chiếc mặt nạ, đèn ông sao, đèn lồng,... và mong muốn Hải tiếp nối nghề truyền thống của gia đình. Có người khuyên Hải không nên theo nghề truyền thống của gia đình vì vất vả và không còn phù hợp với xu thế hiện nay nữa Tình huống 3: Gia đình Tuấn có truyền thống yêu nước, ông của bạn là lão thành cách mạng, bố đang làm việc trong quân đội. Tuấn rất tự hào về truyền thống gia đình mình nhưng lại muốn trở thành một doanh nhân, bởi theo Tuấn làm công việc gì mà có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Tùng phản đối và cho rằng Tuấn phải tiếp nối công việc, nghề nghiệp được truyền từ đời ông, cha đến nay mới là tiếp nối truyền thống của gia đình. Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao ? Tình huống 1: Dòng họ Nguyễn Huy của Bình có truyền thống hiếu học. Hằng năm, cứ vào đầu năm học, dòng họ lại tổ chức trao phần thưởng cho con cháu đạt thành tích cao trong học tập và thi đỗ đại học. Năm nay, Bình không được nhận phần thưởng vì kết quả học tập của bạn chưa cao. Theo em, Bình cần làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ ? TRÒ CHƠI: ĐÓNG VAI LUẬT CHƠI : S ắm vai ở tình huống , tập làm chuyên gia để trả lời . Tình huống 2: Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em: "mặc dù truyền thống làm đồ chơi Trung thu của gia đình là vất cả nhưng đổi lại được đó là niềm vui của các bạn nhỏ được trọn vẹn, và đây cũng là truyền thống của gia đình nên em cũng sẽ tiếp tục theo chân ông bà cha mẹ để giữ truyền thống đó mãi về sau." Tình huống 3: Em đồng tình với ý kiến bạn Tùng. Vì truyền thống là những gì được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác thì mới được gọi là truyền thống. Tình huống 1: Theo em, Bình cần làm để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ: cố gắng nổ lực trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt. TRÒ CHƠI: ĐÓNG VAI CHUYÊN GIA TRẢ LỜI BẠN IV. IV.VẬN DỤNG Bài 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ CÔ TUYẾT THCS TÔ HIỆU TRÒ CHƠI “ ĐOÁN Ô CHỮ ” Ô chữ thứ nhất gồm 7 chữ cái nói về đơn vị xã hội gồm cha mẹ, con cái đôi khi có cả ông bà. Ì H N G I A Đ Ô thứ hai gồm 6 chữ cái có nội dung: Chỉ toàn thể nói chung những người cùng huyết thống làm thành các thế hệ nối tiếp H ä D N G ß Gia đình nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN Thông qua bài viết; làm báo ảnh; làm áp phích hoặc làm video;... Dán vào bảng Chia sẻ cho cả lớp Nhóm 1: Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ trong gia đình đề nói lên niềm tự hào của em về truyền thống gia đình, dòng họ và chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Nhóm 2: Em hãy vẽ một bức tranh về ước mơ nghề nghiệp của em trong tương lai, tiếp nối truyền thống của gia đình, dòng họ . Nhóm 3: Em hãy lập kế hoạch và thực hiện việc giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu . Xin chào và hẹn gặp lại!
File đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_6_canh_dieu_bai_1_tu_hao_ve_truy.pptx